Họa sĩ Nam Chi: Ngay từ thuở thơ ấu, tôi đã được tiếp xúc với tranh dân gian qua bức “Quan âm” của dòng tranh Hàng Trống trong sách mỹ thuật. Những màu sắc và họa tiết dường như đã mê hoặc tôi. Lên tới cấp 2, cấp 3 là khoảng thời gian tôi bắt đầu tập vẽ nhưng chỉ sử dụng chất liệu giấy hiện đại và màu hiện đại. Khi vào Đại học, tôi được học nhiều hơn về mảng dân gian. Cho đến thời điểm này là được 8 năm đi theo nghề.

Họa sĩ Nam Chi: Nghề vẽ đối với gia đình tôi không phải nghề "cha truyền con nối", trong nhà cũng không có ai theo đuổi nghệ thuật nên tôi nghĩ đây là cơ duyên, cái nợ của mình thì tôi mới có thể tiếp cận và say đắm với dòng tranh dân gian. Trong tâm thức của tôi lúc nào cũng đam mê, nhìn thấy tranh dân gian có rất nhiều màu sắc, tựa như linh hồn của nước Việt Nam giàu đẹp bản sắc văn hóa dân tộc.

Họa sĩ Nam Chi: Tôi vẫn nhớ khi lên lớp 6, nhà tôi mua một cái máy tính để bàn thời xưa thôi. Đó là lần đầu tiên tôi biết sử dụng Google để tìm kiếm các mẫu tranh dân gian, nhưng khi ấy chỉ ra một số mẫu tranh tiêu biểu và bức tranh “Hương chủ” của tranh Hàng Trống là bức đầu tiên tôi thực hành vẽ một cách nghiêm túc và bài bản.

Họa sĩ Nam Chi: Thực ra là do nó dễ nhất! Bức “Hương chủ” chứa nhiều chi tiết mà chỉ sử dụng mảng miếng và sử dụng mảng màu để tô lên, chưa có kỹ thuật khó. Và khi bức “Hương chủ” đã chắc tay, tôi mới bắt đầu đi vào những bức có tạo hình phức tạp hơn như bức “Thất đồng”, “Tam đa”… để tô luyện các kỹ thuật nâng cao của dòng tranh này.

Họa sĩ Nam Chi: Chắc chắn là thời gian sau khi thi đỗ đại học.

Tôi là sinh viên Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp. Thời gian đó, tôi được học hỏi rất nhiều ở môn Nghệ thuật truyền thống. Bản thân tôi lúc ấy đã thấy các dòng tranh dân gian của Việt Nam mang giá trị cao không chỉ về nghệ thuật mà đôi khi còn ứng dụng được vào sản phẩm mới để tiếp cận hơn tới thời đại. Hơn nữa, tôi có nhiều thời gian hơn để điền dã đến các nhà nghệ nhân, kế thừa từ những người đi trước.

Thế nhưng hồi đó liên lạc cũng rất khó, phải đến tận nơi nói chuyện, đặt tranh để học mót chứ không hề học thẳng. Vì mang tính chất là nghề cha truyền con nối nên các nghệ nhân ít khi truyền đạt lại những kỹ thuật đặc trưng với người ngoài.

Họa sĩ Nam Chi: Vì tôi không sinh ra ở một làng nghề, không lớn lên trong một gia đình truyền thống làm tranh dân gian nên khó khăn từ những bước đầu tiên là tìm tư liệu để tạo ra một bức tranh. Tìm kiếm trên internet, đi tận đến những cửa hàng sách cũ tìm mua sách về tranh dân gian, khai thác trong đó về cách thức làm nên một bức tranh để có thể vận dụng và làm theo trải nghiệm của bản thân tôi.

Về phần chất liệu để làm tranh không phải ở cửa hàng nào cũng bán chất liệu giấy dó. Và màu sắc để vẽ lên tranh giấy dó không phải những màu hiện đại như màu nước pha loãng mà phải là những màu đặc trưng. Tôi đã phải mất khá nhiều thời gian tìm tòi để ra được những bộ màu và chất liệu màu ứng dụng được lên giấy dó. 

Kèm theo đó, lúc mới bắt đầu quyết tâm đi theo nghề làm tranh dân gian này tôi cũng phải đối mặt với khó khăn về tài chính. Khi chưa có đầu ra cho tranh, để có thể có kinh phí trang trải, tôi đã làm những nghề khác để tự nuôi lấy đam mê của mình. Sáng đi học, chiều đi làm, tối về lại cặm cụi vẽ tranh.

Có lẽ những thử thách này khiến tôi kiên định hơn với lựa chọn của mình.

Họa sĩ Nam Chi: Đặc trưng của tranh Hàng Trống khác hoàn toàn với dòng tranh khác chính là ở kỹ thuật vờn màu, chặn màu, và cản màu.

Như bức “Thiên thủ quan âm”, khi nhìn vào có thể thấy được sự vờn màu, cản màu ở khuôn mặt, đôi chân, cái tay của hai tiểu đồng. Vờn màu sẽ tạo khối, tạo độ sáng tối, chuyển từ độ đậm sang độ nhạt, độ 3D cho bức tranh để ngắm nhìn bức tranh có thể thấy Quan âm đang nổi lên rất sinh động. Ở thể loại tranh thờ, người ta sẽ sử dụng những họa tiết được vẽ bằng nhũ để có thể thấy được sự linh thiêng, cổ kính nhất định trong bức tranh. 

Thời gian đầu làm tranh Hàng Trống, giai đoạn vừa nghiên cứu vừa thực hành thì có một nhược điểm của tôi về màu sắc: tông màu không được đậm, không được thắm. Kỹ thuật vờn màu cũng chưa được êm. Nhưng dần dần kinh nghiệm trau dồi thì ở mỗi bức tranh đã có màu sắc thắm hơn, tươi hơn, các màu gần như quyện hòa với nhau rất hài hòa. Đối với vờn màu bây giờ tôi vẽ rất trơn tru, không còn độ bết hay độ đậm nhạt chưa đều nữa.

Họa sĩ Nam Chi: Về những giá trị truyền thống nói chung và tranh dân gian Việt Nam nói riêng không chỉ bảo tồn mà còn cần phải phát triển để tồn tại với thời đại. Phải có những nghệ nhân chung tay góp sức để tạo ra những mẫu tranh mới hơn cho dòng tranh dân gian.

Như những năm vừa rồi, tôi đã tạo ra được rất nhiều mẫu tranh mới. Trong dịp Tết, tôi làm ra những bức tranh chủ đề về con mèo như: Miêu Điệp Đồ, Miêu Ngư Đồ… Hay những tranh chơi hàng ngày thì tôi có: Thiên tiên tống tử, Kỳ lân tống tử. Với tranh thờ tôi đã vẽ những bức tranh có giá trị cao hơn như: Mẫu Liễu Hạnh, Thượng ngàn, Công đồng tam phủ, Quan Âm… dựa theo tinh thần của hoa văn truyền thống Việt Nam ứng dụng vào tranh Hàng Trống, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

Mặc dù là những mẫu tranh mới, nhưng tôi vẫn luôn tuân thủ để tạo ra những bức tranh trên nền tảng chất liệu dân gian. Không thể thay đổi được màu sắc, đường nét vẫn phải theo tính chất của dòng tranh để đưa vào.

Tuy vậy, vẫn sẽ có những điểm mới của bức tranh mới tôi sáng tạo. Thay vì là sử dụng hoa văn đơn thuần của tranh Hàng Trống, tôi còn nghiên cứu cả lịch sử trang phục, hoa văn của các thời kỳ như thời Lê, thời Nguyễn để áp dụng vào tranh. Những bức tranh lúc đó sẽ tuân thủ được các yêu cầu về truyền thống mà vẫn mang giá trị nghệ thuật cao.

Họa sĩ Nam Chi: Người ta cứ nói là tranh dân gian ngày càng mai một, cũng một phần đúng. Nhưng tôi thấy vẫn có nhiều bạn đam mê và theo đuổi dòng tranh dân gian. Và tôi là một phần trong số các bạn đó!

Tôi cũng là những người trẻ, và mong muốn mình như ngọn lửa thổi bùng lên khát vọng dân gian. Các tác phẩm của tôi không chỉ tiêu thụ trong nước mà khách nước ngoài hay các bạn trẻ ở Việt Nam sống ở nước ngoài cũng đặt mua rất nhiều. Có thể xã hội hiện đại ngày càng phát triển nhưng trong tâm thế họ vẫn luôn muốn quay về những giá trị truyền thống.

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN