(Sóng trẻ) - Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi suy nghĩ nhân loại ở rất nhiều khía cạnh, đặc biệt chỉ với hơn 2 năm COVID-19 diễn ra, môi trường xung quanh đã có những tác động mạnh.

Đại dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến môi trường thay đổi nhanh chóng nhất.

Tháng 12/2020, tại cuộc họp của Liên minh Địa Vật lý Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng môi trường đang thay đổi nhanh chóng, căn cứ vào thời gian thay đổi của môi trường cho thấy đại dịch Covid-19 chính là một nguyên nhân. 

Chúng ta không thể phủ nhận loài virus với nhiều biến chủng quái ác này đã cướp đi quá nhiều mạng sống và làm thế giới chao đảo trong suốt thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nhìn về nhiều khía cạnh thì ích lợi bất ngờ từ đại dịch dành cho môi trường là việc tầng ozone đã hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm. 

Các ước tính mới của NASA cho thấy mức độ ô nhiễm tầng ozone trong tháng 5 và 6 năm 2020 giảm 2%, phần lớn do giảm khí thải tại khu vực Châu Á và Mỹ. Con số này nghe có vẻ không nhiều, nhưng các chuyên gia cho biết mức độ giảm thiểu này tương đương ít nhất 15 năm áp dụng các chính sách giảm thải tốt nhất được đưa ra bởi Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

Theo đó, Ozone trong khí quyển ở các tầng cao giúp che chắn hành tinh của chúng ta khỏi những bức xạ nguy hiểm từ mặt trời. Nhưng ở các tầng thấp hơn, ozone có thể gây khó chịu về hô hấp và tăng tỉ lệ tử vong do bệnh về tim mạch và hô hấp.

Các nhà khoa học nhận ra chiến dịch giãn cách xã hội trong năm vừa qua là một tình huống cơ hội để quan sát điều gì sẽ xảy ra với bầu khí quyển nếu như hoạt động của loài người và lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động đó giảm mạnh. Nhờ vào kiến thức có được mà ta có thể đưa ra các giải pháp môi trường hiệu quả hơn.

Giãn cách xã hội do đại dịch và "quãng nghỉ" hiếm hoi dành cho môi trường thiên nhiên.

Dịch bệnh càng làm rõ nét tác động tích cực đến môi trường một cách chân thật nhất. Khi đại dịch mới xảy ra, chất lượng môi trường dần được cải thiện như không khí sạch hơn, nghe thấy tiếng chim hót thay vì âm thanh ầm ĩ của xe cộ khi các thành phố áp đặt lệnh phong tỏa hay giãn cách xã hội… Do tác động của đại dịch đối với du lịch và công nghiệp, nhiều khu vực trên Trái Đất đã giảm ô nhiễm không khí đáng kể, giảm cả biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, so sánh kết quả chất lượng không khí tại các đô thị miền Bắc từ tháng 1 - 4/2020, trong đó có thời gian thực hiện cách ly xã hội cho thấy, sự thay đổi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người là nguyên nhân quan trọng làm thay đổi chất lượng không khí.

So với cùng thời gian của những năm trước, chất lượng không khí cũng có xu hướng được cải thiện hơn, kể từ khi con người giảm bớt di chuyển không cần thiết do dịch Covid-19 đã góp phần vào sự sụt giảm đáng kể khí carbon dioxide, methane, và lượng khí thải carbon monoxide.

Điều này cũng cho thấy ảnh hưởng của các nguồn phát thải như giao thông và hoạt động sản xuất có tác động đáng kể đến chất lượng không khí đô thị. 

 

Những sự tích cực tạm thời với môi trường nhờ đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, dù Covid-19 tác động một cách tích cực cho môi trường nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng môi trường vẫn đang phải chịu những tác động tiêu cực cũng chính từ đại dịch này. Thực trạng là chất thải ra môi trường gia tăng làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,…

Do việc sử dụng khẩu trang dùng một lần cao chưa từng có, một số lượng đáng kể khẩu trang đã bị vứt bỏ vào môi trường tự nhiên, làm tăng thêm gánh nặng rác thải nhựa trên toàn thế giới. Trong đại dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng nhựa trong y tế đã tăng lên đáng kể ở một số quốc gia. Bên cạnh thiết bị bảo vệ cá nhân như khẩu trang, găng tay, nước sát khuẩn, việc sử dụng nhựa tăng lên đáng kể liên quan đến yêu cầu đóng gói và các mặt hàng sử dụng một lần.

Nói chung, những thay đổi này trong bệnh viện và trong cuộc sống hàng ngày có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trường bắt nguồn từ chất dẻo, vốn đã tồn tại ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Tại Việt Nam, chất thải y tế tăng lên rất mạnh, tại các bệnh viện tăng 2-4 lần do tăng trang phục, khẩu trang, găng tay cùng với nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, dây truyền dịch, thuốc men. 

Những lợi ích ban đầu mà nhiều người thấy như không khí sạch hơn, nghe thấy tiếng chim hót thay vì âm thanh ầm ĩ của xe cộ khi các thành phố áp đặt lệnh phong tỏa hay giãn cách xã hội,... tất cả những lợi ích này chỉ mang tính tạm thời, khi những biện pháp áp đặt chống dịch được nới lỏng thì những lợi ích này dần tiêu tan.

Giờ đây, các chuyên gia lo ngại rằng, tương lai trái đất sẽ rủi ro hơn khi giao thông tấp nập trở lại, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước gia tăng và biến đổi khí hậu đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Còn quá sớm để biết liệu viễn cảnh u ám đó có diễn ra hay không, nhưng các dấu hiệu liên quan dường như đang xuất hiện ngày càng nhiều ở khắp nơi trên toàn cầu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN