Làng Đông Cứu xưa nay nổi tiếng là “thủ phủ” nghề thêu với sản phẩm thêu tay   long bào, phục vụ lễ hội cung đình, quan lại trong các triều vua phong kiến tại Việt Nam. Hiện nay, người dân làng Đông Cứu vẫn miệt mài gìn giữ nghề truyền thống, phục dựng long bào cổ trở thành những di sản văn hóa mang giá trị lịch sử sâu sắc.

Theo ông Nguyễn Thế Du, Chủ tịch Hội nghề thêu làng Đông Cứu, làng nghề xuất hiện dưới thời ông Lê Cảnh Hưng (năm 1746). Làng Đông Cứu thờ ông Lê Công Hành, vị tiến sĩ thời Vua Lê Thần Tông (năm 1637), làm tổ nghề thêu. Tương truyền rằng, khi đi sứ phương Bắc, ông học được kỹ thuật thêu vô cùng độc đáo nên khi về, ông đã truyền dạy những kinh nghiệm quý báu ấy cho người dân, trong đó có dân làng Đông Cứu. 


Trải qua thăng trầm những năm tháng lịch sử, làng Đông Cứu là ngôi làng duy nhất ở Bắc Bộ giữ được lối thêu hoa văn cổ, bắt nét kim tuyến và phục dựng long bào cho vua chúa, quan lại, quý tộc trong triều đình xưa. Những nghệ nhân thêu ở làng Đông Cứu chỉ được truyền lại qua các thế hệ trong gia đình qua phương thức truyền miệng, không được đào tạo qua trường lớp cụ thể nhưng họ vẫn làm nên sản phẩm chất lượng trong từng đường kim mũi chỉ. 

Kỹ thuật thêu Đông Cứu có nhiều điểm đặc trưng mà không phải nơi nào cũng có như: Nhồi vòng quanh kim tuyến, thêu quắn, các kỹ thuật này tạo ra chênh lề, ghệch độn… hết sức độc đáo. Phương pháp này nhằm tạo ra những họa tiết nổi bật, có chiều sâu, làm tăng sự phong phú và đa dạng cho sản phẩm.

Đối với mỗi loại trang phục sẽ có những quy tắc thêu và cách phối màu riêng. Trong nghề thêu của làng Đông Cứu, các nghệ nhân cần chú trọng từng đường kim mũi chỉ, kỹ thuật thêu, đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian. 

Nghệ nhân Nguyễn Đắc Bẩy chia sẻ: “Để thêu được một bộ long bào hay một chiếc lọng đẹp, người thợ phải trải qua nhiều bước, từ khâu chuẩn bị dụng cụ, vẽ mẫu và lên khung. Muốn làm ra một bộ long bào hay chiếc lọng thêu tay, người thợ cần tới hơn một tháng để có thể thêu và cho ra sản phẩm hoàn thiện nhất”.

Trước những thay đổi của thời cuộc, làng nghề Đông Cứu đã có những bước chuyển mình để  thích nghi, bảo tồn và phát triển nghề cha ông. Thay vì sản xuất phục vụ cho nhu cầu thiết yếu như trước đây, các sản phẩm thủ công tinh xảo như hoàng bào, mấn, mão, lọng... giờ đây được chế tác chủ yếu để phục vụ cho mục đích bảo tồn di sản văn hóa, phục vụ nghi thức thờ cúng trong làng và phục vụ cho việc kinh doanh.

Ngày nay, bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm thêu độc đáo phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, làng Đông Cứu còn là điểm đến hấp dẫn thu hút các du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm các sản phẩm của làng. Để nâng tầm giá trị làng nghề, trong tương lai, địa phương mong muốn xây dựng khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm thêu tay tinh xảo đến du khách, góp phần gìn giữ và lan tỏa di sản văn hóa quý giá của cha ông.

Nhờ sự tỉ mỉ của các nghệ nhân lão làng và tinh thần sáng tạo của thế hệ trẻ, sản phẩm thêu Đông Cứu ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nắm giữ tinh hoa văn hóa di sản, các nghệ nhân làng Đông Cứu không ngừng gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị truyền thống quý báu, góp phần bảo tồn nghề thêu truyền thống khỏi nguy cơ mai một.

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN