Thực trạng ô nhiễm tại các làng nghề tái chế không mới, song công cuộc “giải cứu” rác thải tại các địa phương này vẫn luôn là vấn đề nan giải tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua. Trao đổi với nhóm phóng viên Sóng trẻ, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường - bà Nguyễn Hoàng Ánh nhận định, công tác bảo vệ môi trường cần có sự hợp tác chủ động giữa các cơ quan ban ngành và người dân địa phương.
Làng nghề tái chế hay cơ sở tái chế có vai trò hết sức quan trọng trong việc khép kín chu trình vòng đời một loại sản phẩm. Tuy nhiên, loại hình làng nghề tái chế không thuộc đối tượng “làng nghề” theo quy định tại Nghị định 52 về phát triển ngành nghề nông thôn, không thuộc đối tượng được khuyến khích phát triển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Dù hoạt động tái chế được khuyến khích nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường, ứ đọng rác thải lại xảy ra ngay tại các làng nghề tái chế. Sự ô nhiễm này gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường đất, nước, không khí; bên cạnh đó ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân quanh khu vực, nơi có các làng tái chế hoạt động.
Hiện số lượng làng nghề tái chế chiếm tỷ lệ không cao nhưng mức độ ảnh hưởng đến môi trường rất nghiêm trọng, điển hình là các làng nghề tái chế nhựa (Minh Khai, Tràng Minh, Triều Khúc, Quảng Phú Cầu), tái chế kim loại (Đa Sỹ, Đa Hội, La Khê…) hay tái chế giấy (Phong Khê thuộc Bắc Ninh).
Thứ nhất, việc tồn tại hoặc hình thành thêm các làng nghề tái chế mới là do công tác quản lý tại địa phương. Việc quy hoạch các làng nghề còn tồn đọng những hạn chế nhất định, có thể kể đến như công tác quản lý chồng chéo hay phân định chưa rõ ràng.
Thứ hai, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn đọng rác thải hay ô nhiễm môi trường phải kể đến công nghệ tái chế ở các làng nghề này còn mang tính thủ công, không có biện pháp xử lý chất thải và bảo hộ lao động cần thiết, nguyên liệu đầu vào hầu hết là phế thải không sạch.
Khí thải, nước thải hay phế thải loại ra từ quá trình sơ chế, tái chế được xả trực tiếp ra môi trường cũng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm. Bên cạnh đó, phần lớn hoạt động tái chế tại các làng nghề còn diễn ra một cách tự phát, quy mô nhỏ lẻ, không tuân thủ một mô hình khoa học hay quy trình tái chế chuẩn hoá nào.
Việc phân loại, xử lý, sơ chế hay tái chế chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp được quy định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có quy định chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy; chủ nguồn thải chất thải cũng phải có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế hay xử lý thích hợp để tránh gây ô nhiễm.
Mặt thuận lợi của công tác xử lý rác thải ở nước ta là việc nhận thức xã hội và ý thức trách nhiệm cộng đồng đã nâng lên, công nghệ xử lý đã tương đối phổ biến và dần được áp dụng rộng rãi. Hiện nay các cơ quan chức năng cũng bắt tay vào thực hiện giải quyết, khắc phục những khó khăn và vạch ra những hướng đi, cải thiện vấn đề.
Điểm khó khăn nhất có lẽ là công tác phân loại tại nguồn và tổ chức mạng lưới thu gom. Hầu hết rác hiện nay vẫn là rác “hỗn hợp”, để xử lý rác thải hỗn hợp rất khó khăn, một số rác thải không thể phân hủy tự nhiên, do đó cần phải phân loại rác từ ban đầu trước khi đưa vào bãi rác tập trung. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn dựa vào hệ thống “đồng nát” hay “ve chai” tự phát là chủ yếu. Từ thực tế này, Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư, chuẩn hóa mạng lưới thu gom bằng nguyên lý của kinh tế tuần hoàn, coi chất thải là tài nguyên.
Điều 48 đã quy định rõ những yêu cầu về hạ tầng để bảo vệ môi trường mà các cơ sở hay cụm công nghiệp cần đáp ứng như: cần có hệ thống thu gom, thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước thải sau xử lý cần kiên cố, chống thấm, chống rò rỉ ra môi trường hay hệ thống hệ thống xử lý rác thải tập trung.
Nói về cơ sở hạ tầng, chỉ có 16% trên tổng số làng nghề trên toàn quốc có hạ tầng về môi trường, còn lại hầu như không có hoặc rất ít làng nghề tái chế có hạ tầng về môi trường. Khó nhất trong đó là hệ thống xử lý nước thải, hầu hết nước thải hiện nay đều thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, gây ô nhiễm nghiêm trọng điển hình có thể kể đến như làng nghề tái chế giấy Phong Khê xả vào sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Kiểm soát ô nhiễm tại các làng nghề tái chế vẫn được Nhà nước hết sức chú trọng, như việc ban hành những quy định về thuế và phí môi trường. Các loại phí chủ yếu đánh vào nguyên liệu đầu vào còn thuế sẽ thu theo chất thải đầu ra. Dù đã được xây dựng và áp dụng, nhưng các loại thuế và phí này vẫn chưa đủ sức mạnh để các cơ sở phải áp dụng công nghệ sản xuất sạch nhằm giảm số phí phải nộp.
Về nguyên tắc, xử lý chất thải bằng công nghệ đốt rác phát điện là tối ưu nhất. Tuy nhiên, muốn làm nó phải cần lượng rác rất lớn và thực hành phân loại tốt. Bên cạnh đó, công nghệ sàng lọc thu hồi tài nguyên, xỉ thải, sản xuất vật liệu xây dựng cũng là giải pháp tốt trong quản lý chất thải. Để áp dụng các công nghệ này, cần thiết phải kêu gọi được doanh nghiệp vào cuộc, và rất quan trọng là chứng minh được hiệu quả kinh tế.
Trước mắt, việc các địa phương nên làm là áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm hỗ trợ các hộ kinh doanh, tái chế. Đối với ô nhiễm nguồn nước có thể khắc phục bằng cách triển khai xây một hố ga lắng sơ bộ các chất lơ lửng nhằm giảm lượng bùn ở cống rãnh thoát nước chung. Sau đó, toàn bộ lượng nước thải được dẫn ra là các ao hồ tự nhiên. Hoặc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học qua việc tận dụng các ao hồ. Có lắp đặt hệ thống quạt thông gió trong các nhà xưởng sản xuất để loại bỏ ô nhiễm khí thải.
Về lâu dài, cần phải áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề tái chế nhựa, chú trọng cải tiến kỹ thuật. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân làng nghề tái chế chất thải hiểu được những tác hại trong sản xuất gây ra với chính họ và cộng đồng, buộc họ sẽ thay đổi nhận thức trong bảo vệ môi trường làng nghề.
Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!
>> Xem trọn bộ ba kỳ tại: Theo dấu rác thải
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.