(Sóng trẻ) - Nếu phát triển làng nghề không đi đôi với bảo vệ môi trường sống, những giá trị văn hóa sẽ bị hủy hoại ra sao?

Hiện nay, theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề trong đó có gần 2000 làng nghề đã được công nhận, trên 400 làng nghề truyền thống với hơn 53 nhóm nghề.

Việt Nam ước tính có khoảng hơn 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau trong đó rất nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm: Tơ lụa Vạn Phúc, The La khê, Đồng Ngũ Xã, gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, Thêu Quất Động, đúc Huế, Ý Yên, Đại Bái, Ngũ Xã, Phước Kiều, Mây Tre đan Phú Vinh, Phú Túc, Chàng Sơn, Gốm Sứ Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà, Bầu Trúc, Kim Hoàn Định Công, Đồng Xâm, Châu Khê, Khảm Chuôn Ngọ, Mộc Kim Bồng, Thổ cẩm Mai Châu, Dừa Bến Tre, đồ chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc…

Việt Nam là đất nước của làng nghề, nơi quy tụ những tinh hoa văn hoá được bồi đắp qua nhiều năm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những làng nghề cổ truyền vẫn tồn tại, lưu giữ và tiếp tục sản sinh giá trị văn hoá. Sự tồn tại của các làng nghề chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống mãnh liệt của dòng chảy văn hoá tồn tại qua nhiều thập kỷ dân tộc Việt Nam. Những đôi tay tài hoa cùng bộ óc vĩ đại, các nghệ nhân vẫn bền bỉ gìn giữ và phát triển tình hoa văn hoá Việt.

Làng nghề giờ đây không chỉ là một môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội mà văn hóa làng nghề luôn gắn liền với làng, lễ hội, hội quán mang đậm tính dân gian và tính nhân văn sâu sắc.

Việc phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ là câu chuyện gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà nó còn giúp nâng cao chất lượng đời sống người dân, tạo ra công ăn việc làm… Dẫu vậy, câu chuyện trên lại đi đôi với sự đánh đổi khi có đến 46% số làng nghề trong diện điều tra có môi trường bị ô nhiễm nặng.

Đặc biệt, với nước thải, ô nhiễm chất hữu cơ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ…  Hay ô nhiễm khói bụi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân ở các công xưởng đồ gốm, ô nhiễm tiếng ồn từ các xe thồ… 

Được biết, nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất tại các làng nghề thường bị ô nhiễm bởi NH4, phenol…; nước mặt tại các ao, hồ, kênh mương thủy lợi bị nhiễm độc; hay các chỉ tiêu sinh học như ecoli, coliform, kim loại nặng As, Hg khá cao… Ước tính mỗi ngày, các làng nghề thải ra môi trường hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn, cũng như hàng nghìn m3 nước thải sinh hoạt. Riêng ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản, dệt… hầu hết các loại chất thải không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường.

Điển hình với Làng nghề gốm Bát Tràng – một trong những làng nghề nổi tiếng nhất hiện nay cũng đang bị ô nhiễm nặng bởi khói bụi và khí CO2. Càng đi sâu vào trong làng, ô nhiễm càng nặng, khắp nơi bao phủ một lớp đất nung, bụi gốm. Trung bình mỗi lò nung gốm bằng than ở Bát Tràng thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó, phế phẩm, phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành những đống bên đường, mỗi khi mưa xuống, đường lầy lội, bẩn thỉu.

Hiện nay, làng nhề Bát Tràng sử dụng công nghệ nung gốm, sứ gồm: Lò hộp, gas và gas tiết kiệm năng lượng (TKNL). Trong đó, lò hộp là hệ lò thủ công truyền thống sử dụng than cám và củi, tường được xây bằng gạch chịu lửa, bên ngoài là gạch đỏ. Thời gian nung sản phẩm khoảng 28 - 30 giờ. Như vậy, hệ lò này làm phát sinh lượng khí thải ra môi trường lớn (bụi, CO, CO2, SO2 …) và chất thải rắn (tro xỉ, phế phẩm nung hỏng).

Những khỉ thải từ lò nung này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng không khí của làng gốm. Người dân ở đây hạn chế sự ảnh hưởng của khói bụi bằng các biện pháp đơn giản như phun nước, bịt khẩu trang, đội mũ kín...

Không chỉ có vậy, theo người dân, dù thời điểm hiện tại các lò nung đã dần chuyển sang dùng khí gas nhưng những hộ dân sử dụng lò nung bằng than vẫn không phải là ít. Ngoài ra, các mỗi ngày có hàng chục chiếc xe tải, xe công nông chở nguyên vật liệu, gây ra tình trạng khói bụi ô nhiễm. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gốm sứ, những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ… đã gây hại trực tiếp tới môi trường không khí ở làng nghề.

Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở Bát Tràng được đánh giá là nhẹ hơn so với việc ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, vào những ngày mưa phía dưới đường làng mặc dù đã được đổ bê tông nhưng vẫn có những vũng nước đen ngòm bốc lên một thứ mùi khó chịu. Hay Nước thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân ở đây không được xử lý mà thải trực tiếp ra các ao hồ trong làng và còn được thải trực tiếp ra sông Hồng.

Các doanh nghiệp, hộ gia đình cần áp dụng đồng loạt công nghệ sản xuất sạch. Đầu tư công nghệ mới không chỉ giúp giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Không chỉ có thế, công nghệ hiện đại giúp chất lượng của mỗi mẻ nung đạt 80-90%, cao hơn nhiều so với tỷ lên 60-70% do nung bằng lò truyền thống ngày trước.

Song hành với đó là sự phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm đẩy mạnh phát triển sản phẩm. Khi đó, những đòi hỏi từ chất lượng sản phẩm tăng cao, bắt buộc người dân sẽ phải nâng cao chất lượng về quy trình sản xuất. Trong khi đó, chính quyền cần mạnh tay hơn với các trường hợp xả rác thải ra môi trường và quy hoạch lại những nơi xử lý rác thải từ các lò nung.

Nếu những vấn đề về môi trường được giải quyết triệt để, không chỉ Bát Tràng mà bất cứ làng nghề truyền thống nào, cũng sẽ vẫn giữ được giá trị cốt lõi cùng với phát triển vươn tầm hơn nữa. Không chỉ với quy mô nội địa, những sản phẩm thủ công từ các làng nghề truyền thông cần được vươn mình hơn nữa trên thị trường quốc tế.

Đừng bỏ lỡ
Nữ sinh năm nhất với phần thi ứng xử song ngữ xuất sắc trở thành Hoa khôi Báo chí 2023

Nữ sinh năm nhất với phần thi ứng xử song ngữ xuất sắc trở thành Hoa khôi Báo chí 2023

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Tối ngày 31/3, Chung kết cuộc thi Press Beauty 2023 được tổ chức tại Hội trường C - Học viện Báo chí và Tuyên truyền với màn thể hiện xuất sắc của 10 thí sinh.

Talkshow "Người làm báo trong kỷ nguyên số”: Công chúng ở đâu, nhà báo phải có mặt ở đó

Talkshow "Người làm báo trong kỷ nguyên số”: Công chúng ở đâu, nhà báo phải có mặt ở đó

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nằm trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, sáng ngày 18/3, Talkshow “Người làm báo trong kỷ nguyên số” diễn ra với những chia sẻ hữu ích về chuyện nghề báo trong thời kỳ công nghệ, chuyển đổi số

Muôn màu hoạt động của Bảo tàng Hà Nội tại Hội báo Toàn quốc 2023

Muôn màu hoạt động của Bảo tàng Hà Nội tại Hội báo Toàn quốc 2023

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trong khuôn khổ Hội báo Toàn quốc 2023, bên cạnh chuỗi sự kiện về nghiệp vụ báo chí, Hội báo năm nay còn thu hút đông đảo công chúng bằng các chuyên đề trưng bày và sự kiện văn hóa truyền thống do Bảo tàng Hà Nội tổ chức.

XEM THÊM TIN