Thu Hà Nội đến khoác trên mình tấm áo lụa đào trầm mặc trong một buổi chiều gió muộn, những ngày nắng nhạt e ấp và dịu dàng, không quá sôi nổi gay gắt như ngày hè nắng đổ lửa, không lạnh nhạt trầm ấm như mùa đông.  Thu Hà Nội dịu dàng, đón mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thoảng sót lại.  Mùa thu Hà Nội rón rén, ngập ngừng như thế.

Ngồi lặng lẽ một góc phố Hàng Quạt giao với Tô Tịch, người nghệ nhân Phạm Văn Toàn đã gắn hơn nửa đời mình vẫn ngày ngày cặm cụi với cái nghề đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì và châu chuốt như “mò kim đáy bể” mang tên “KHẮC DẤU GỖ”. 

Đứng từ xa nhìn lại, cửa hàng chuyên đóng khuôn bánh trung thu, khắc dấu gỗ mang tên “Phúc lợi” của ông Toàn chỉ vẻn vẹn vài mét vuông cùng với một cái dùi gỗ dài khoảng 15cm, con dấu được kẹp ngay ngắn trên một cái bàn gỗ tự đóng, người nghệ nhân tài hoa đã cho ra đời vô vàn những tác phẩm tỷ mỷ chặm chổ từng đường nét, chi tiết nhỏ rất tinh tế. 

Đôi bàn tay thoăn thoắt, khắc, mài, dũa rồi đẽo không ngừng nghỉ khiến ông Toàn vừa làm vừa bộc bạch rằng: “Nghề dấu gỗ là bản sắc dân tộc, nó chảy trong người tôi từ thuở nhỏ lắm. Tôi làm với cả một tâm huyết đồng thời muốn duy trì truyền thống của gia đình. Một con dấu được làm sẵn, đã thành hình, chỉ bé bằng bàn tay mà thời gian khắc cũng mất cả buổi chiều.”

Khi bắt tay vào việc, những người thợ dường như bỏ quên phố phường tấp nập ngoài kia vì nghề khắc dấu đòi hỏi sự tập trung và tỉ mỉ. Những con dấu được làm bằng một loại gỗ đặc biệt, nhẹ, mềm, thớ gõ phải mịn để dễ hút mực mà lại không tốn quá nhiều công sức cho việc tạo hình trên gỗ.

Phần lớn ông Toàn thường đặt sẵn các phôi gỗ, khi có khách mua con dấu sẽ mài nhẵn bề mặt và khắc hình lên. Dao để khắc phải nhọn vừa phải để tỉa các chi tiết nhỏ như đường viền, nét chữ; đục dùng cho những mảng lớn. Suốt quá trình làm, con dấu được đặt trên một dụng cụ bằng gỗ, rỗng ruột để người thợ tiện thao tác.

Ông Toàn cho hay, các sản phẩm chủ yếu của cửa hàng là khuôn bánh, khuôn tranh Đông Hồ và các con dấu có khoảng 100 mẫu dấu với đủ hình dáng vuông, tròn, chữ nhật… Bản thân khách có thú chơi này đều đến từ khắp các vùng miền trên cả nước, thậm chí cả khách đến từ nước ngoài nên đơn đặt hàng rất phong phú  bởi còn tùy theo sở thích của họ như 12 con giáp, tên bản thân, chữ kí cá nhân, địa danh nổi tiếng,... 

Có thể nói khắc dấu thủ công là một nghề lâu đời của Hà Nội, đã có từ hàng trăm năm nay. Bên cạnh họa tiết thường thấy, những con dấu ngày nay còn là món quà lưu niệm với nội dung đa dạng theo sở thích của khách du lịch trong và ngoài nước, Trung bình giá của một con dấu nhỏ giao động từ  70.000 đồng - 100.000 đồng, con dấu to từ 200.000 đồng -  250.000 đồng. 

Trải lòng về nghề lẫn nghiệp, ông Toàn nói rằng , ông không rõ nghề khắc gỗ có từ bao giờ mà chỉ nhớ rằng trong gia đình ông cứ hết thế hệ này đến thế hệ khác truyền tay nhau. Đối với ông,  bao nhiêu năm trôi qua ông vẫn luôn gắn bó với nghề như một người bạn tri kỷ. 

Niềm đam mê khắc gỗ từ hồi còn trẻ đã khiến ông Toàn sớm bị cuốn hút vào với nghề. Sau này khi lập gia đình, dù cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng ông vẫn luôn cố gắng giữ nguyên biển hiệu “Phúc Lợi” mà cha ông để lại để như muốn dặn lòng mình rằng phải giữ và duy trì ngọn lửa nghề gia truyền. 

Bên cạnh đó, theo như ông Toàn, trên con phố Hàng Quạt nói riêng và ở Hà Nội nói chung, giờ đây khi cuộc sống toàn xã hội đã dần trở lại sau đại dịch COVID - 19,  hàng ngày có hàng chục đoàn khách du lịch đi qua, họ rất thích thú với những con dấu, những hình vẽ ngộ nghĩnh... Nhưng trước sự thay đổi chóng mặt của đời sống thị trường, sự thay đổi về thị hiếu của người dân khiến những cửa hàng khắc gỗ nhỏ bé dần phải lùi vào phía trong nhường chỗ cho biết bao nhiêu ngành kinh doanh phát triển khác hấp dẫn và thu hút hơn. 

Ngay bản thân ông cũng đã từng bao lần “dao động” cùng con dấu nhưng có lẽ  duyên số buộc đưa đẩy ông đến với nghề này đến cùng.  Thậm chí, công việc khắc dấu còn giúp ông mở rộng mặt hàng kinh doanh hơn như chạm chổ khuôn bánh nướng, bánh dẻo để phục vụ vào người dẫn vào mỗi dịp Tết Trung thu, hay là khắc hình lên bút, đồ dùng vô cùng sáng tạo và ấn tượng. 

Tuy vui mừng là vậy,  những ông Toàn vẫn luôn lo lắng liệu ai sẽ chịu kế thừa cái nghề đòi hỏi sự cần mẫn này trước  mai một của nó ngày một lớn trước những thay đổi lớn của cuộc sống. Ông Toàn luôn sẵn sàng dạy nghề cho những ai muốn theo, theo đó, một người thợ mới sẽ mất khoảng 2 năm đào tạo để thạo nghề. Người có năng khiếu sẽ học nhanh và làm được sản phẩm cầu kỳ hơn.

Gắn bó với nghề và con phố Hàng Quạt này hàng chục năm, địa chỉ khắc dấu gỗ thủ công của ông Toàn thường xuyên được xuất hiện trên nhiều chỉ dẫn du lịch quốc tế mỗi khi tới Việt Nam nhưng đối với ông niềm lo lắng giờ đây chính là làm sao để giữ được nghề trước biến động và phát triển của xã hội hiện đại.

Mời quý vị xem chi tiết bài viết tại đây : Gòng gánh Hà Nội (Kỳ 2) : Nổi chìm nghề khắc dấu

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN