2 năm trở lại đây, chị Nguyễn Thu Hà (30 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) luôn ưu tiên tìm kiếm các loại mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên. Từ sữa rửa mặt tràm, nước hoa hồng, dầu cọ dưỡng ẩm cho đến tinh chất rau má. “Những sản phẩm này vừa dễ mua, vừa gần gũi với thiên nhiên lại còn lành tính. Nên tôi chuyển hẳn sang dùng các loại mỹ phẩm natural cho yên tâm”, chị Hà cho biết.
Khi người dùng các sản phẩm có thành phần tự nhiên trở nên phổ biến đồng nghĩa nhu cầu cũng tăng lên đáng kể, dẫn đến việc trồng trọt và khai thác nhiều hơn. Việc này hoàn toàn mang tính thân thiện nếu quy trình này thực hiện một cách bền vững. Nhưng nhiều công ty mỹ phẩm lại muốn mua với số lượng lớn, nhanh và rẻ. Việc khai thác quá mức khoáng sản và dầu để làm nguyên liệu tự nhiên sẽ phá vỡ hệ sinh thái, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo.
Theo nghiên cứu, trong hơn 16 năm qua, các cuộc khai thác dầu cọ đã dẫn đến cái chết của khoảng 100.000 con đười ươi. Các loài động vật khác như voi, tê giác và hổ cũng có nguy cơ tương tự.
Với lượng vitamin A nhiều gấp 15 lần so với cà rốt, dầu cọ đỏ mang lại rất nhiều tác dụng cho da như dưỡng ẩm, chống nhăn và giúp da chống lại tác hại của tia cực tím. Không chỉ chị Hà, mà ngay cả thế hệ gen Z cũng vô cùng ưa chuộng các sản phẩm từ thiên nhiên. Hà Khánh Tâm (21 tuổi, sinh viên tại Hà Nội) cũng chia sẻ dưỡng ẩm từ dầu thực vật là loại mỹ phẩm thiên nhiên bản thân khá thích. Từ khi tập tành chăm sóc da mặt đến giờ, Linh cho biết mình đã dùng đến cả chục lọ dưỡng ẩm có thành phần từ dầu thực vật, đặc biệt vào mùa đông.
Gần đây “dầu cọ” đã khoác cho mình thêm bộ mặt mới với sự xuất hiện thêm dầu cọ bền vững. Tuy nhiên, chưa có đánh giá nào công nhận “dầu cọ bền vững”.
Để sản xuất dầu cọ, quả sẽ được thu hái từ cây vốn có đời sống trung bình từ 28 đến 30 năm. Nhưng một khi cây phát triển quá cao, khó thu hoạch được quả sẽ bị chặt và rừng cọ bị tàn phá để nhường chỗ cho những lứa cây mới. Điều này đã góp vào nạn phá rừng nhiệt đới. Quá trình này vẫn xảy ra dù đó có phải là “dầu cọ bền vững” hay không. Liệu phá rừng có phải là cách sản xuất mỹ phẩm bền vững?
Một thành phần hóa học phổ biến được sử dụng trong hầu hết các loại kem chống nắng là Oxybenzone, hay còn gọi Benzophenone-3. Đây là hoạt chất hóa học hấp thụ tia UVA và UVB, để bảo vệ da khỏi nắng mặt trời.
Làm trong nghề hướng dẫn viên du lịch đã 5 năm, anh Vương Minh Tuấn (28 tuổi tại Hà Nội) thường xuyên phải dẫn tour với tần suất dày đặc, từ khi dịch được kiểm soát, hầu như anh đi dẫn khách kín tuần. Kem chống nắng là vật bất ly thân của anh. Không chỉ cho da mặt, anh còn mang theo nhiều loại chống nắng toàn thân khác nhau, phù hợp với từng vùng da trên cơ thể. Anh cho biết hầu như 1 tháng lại phải mua mới kem chống nắng một lần, chưa kể nhiều lần mua phải loại không hợp với da nên phải bỏ dở.
Trong khi thành phần của kem chống nắng hoạt động rất hiệu quả để bảo vệ làn da của con người thì nó lại mang tác động tiêu cực đến các rạn san hô trên thế giới. Nghiên cứu đã chỉ ra chất Oxybenzone có trong kem chống nắng còn “góp phần” không nhỏ làm tẩy trắng san hô.
Ngoài ra, chúng còn làm hỏng DNA của thực vật này, cản trở sự sinh sản và phát triển của san hô con. Mỗi lần thoa kem chống nắng là đang gián tiếp giết chết rạn san hô. Bởi chất kem sẽ trôi đi trong biển, sông hoặc hồ khi bơi, chảy xuống cống khi chúng ta tắm. Tất cả nguồn nước ấy cuối cùng đều đổ ra đại dương.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các loại mỹ phẩm dù là tự nhiên hay hóa học cũng là một nguồn gây ô nhiễm. Hợp chất được xác định trong mỹ phẩm có tên là D5 siloxane, chứa silicon.
Trung bình, một người sử dụng các sản phẩm có chứa tổng cộng khoảng 100–200 mg chất hóa học mỗi ngày, gần bằng trọng lượng của một nửa viên thuốc aspirin. Một phần nhỏ của các sản phẩm này cuối cùng đều đi xuống cống theo nước khi con người sinh hoạt.
Trong quá trình sinh hoạt đó, không ít người đã từng sử dụng khăn giấy ướt, với mác “giấy từ sợi gỗ thiên nhiên”, để lau mặt, tẩy trang hay lau người cho trẻ. Chúng đang tàn phá hệ thống nước thải, đại dương và các sinh vật biển của từ những hành động thường ngày của nhiều người.
Theo số liệu từ Nielsen Việt Nam về ngành hàng tiêu dùng nhanh vào quý I 2022 cho thấy xu hướng trên đã và đang diễn ra âm thầm nhưng mạnh mẽ. Cụ thể, ngành hàng chăm sóc cá nhân như khăn ướt, tẩy trang và giấy vệ sinh đã tăng lần lượt 45% và 35%.
Trong tình hình ô nhiễm trở lại trong cuộc sống bình thường mới, khăn giấy ướt, bông tẩy trang càng bị lạm dụng. Chúng làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải, không được phân hủy sinh học.
Khi tiến vào đại dương, các sinh vật biển như rùa nhầm chúng với sứa nên ăn vào và chết. Ngay cả khi vứt các sản phẩm vệ sinh làm đẹp xuống biển thì các chất hóa học độc hại còn sót lại bãi rác vẫn sẽ ngấm vào đất.
Khi đang loay hoay tìm cách làm đẹp tự nhiên cho chính mình, thì một số mỹ phẩm núp bóng “natural” đang vô tình “đầu độc” Trái Đất theo bằng nhiều cách khác nhau. Dù ở mức độ ít hay nhiều, bền vững hay không thì mỹ phẩm có chứa thành phần chất hóa học vẫn là kẻ thù của môi trường tự nhiên.
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.