Cách xa trung tâm thành phố khoảng 30km, làng Lỗ Khê (thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) là một trong những làng nghề truyền thống nổi bật ở vùng ngoại ô. Ngôi làng được nhiều người biết đến và ghé thăm nhờ nét đẹp của di sản văn hóa, những nét kiến trúc độc đáo và phong tục truyền thống đã in sâu vào đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Trong đó, nghề làm bánh chưng truyền thống đã trở thành một đặc trưng riêng của làng, gắn liền với người dân làng Lỗ Khê qua bao nhiêu thế hệ. 

Việc xác định thời điểm chính xác nghề truyền thống bắt đầu ở Lỗ Khê là điều rất khó khăn, ngay cả với những bậc cao niên trong làng. Dựa theo truyền thuyết dân gian, nhiều người dân trong làng cho rằng nghề đã tồn tại từ thời vua Hùng. Mặc dù vậy, một điều chắc chắn rằng nghề làm bánh chưng ở làng Lỗ Khê đã có lịch sử lâu dài, gắn bó sâu sắc với đời sống văn hóa của những người dân nơi đây. 

Ngoài ra, nghề làm bánh chưng truyền thống làng Lỗ Khê còn đóng góp một phần quan trọng vào di sản ẩm thực phong phú của đất nước. Mỗi chiếc bánh chưng không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, với đất trời. Vì vậy, dù thời gian có thay đổi, nhưng nghề làm bánh chưng tại Lỗ Khê vẫn là một di sản quý báu, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua từng thế hệ.

Nghề làm bánh chưng truyền thống ở Lỗ Khê, dù không rõ có từ bao giờ, nhưng vẫn được người dân gìn giữ và phát triển qua các thế hệ. Nhờ có tinh thần trân trọng nét đẹp truyền thống, những chiếc bánh chưng ngày càng được chau chuốt, đảm bảo hương vị và chất lượng. Từ đó, nghề làm bánh chưng truyền thống ở làng Lỗ Khê tiếp tục hiện diện trong đời sống người dân như một biểu tượng của sự đoàn kết, tri ân và tự hào dân tộc.

Bánh chưng luôn được xem là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của mỗi gia đình Việt, những chiếc bánh vuông vức tượng trưng cho mặt đất bao la, mang theo hương vị nồng nàn của gạo nếp cái hoa vàng dẻo, đỗ xanh thơm bùi, thịt lợn tươi mới và lá dong xanh mướt. Đặc biệt, từng nguyên liệu chế biến luôn được những người thợ làm bánh lựa chọn kỹ lưỡng để bánh luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và đem đến những hương vị trọn vẹn nhất trong mâm cơm ngày Tết của mỗi gia đình. 

Để làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon ấy, người nghệ nhân phải tỉ mỉ qua rất nhiều giai đoạn, từ bước ngâm, rửa lá đến những quy trình đòi hỏi nhiều thời gian hơn như trộn gạo với muối, vo gạo, đãi đỗ, thái và ướp thịt. Đặc biệt, bà Phạm Thị Lành (Đông Anh, Hà Nội) - một nghệ nhân với hơn 30 năm tuổi nghề chia sẻ: “Để gói ra một sản phẩm đẹp, ngon và chất lượng thì mỗi công đoạn đều vô cùng quan trọng và chúng tôi đều cẩn thận trong mọi khâu sản xuất bánh”.

Những đôi bàn tay thoăn thoắt của người nghệ nhân gói ra những chiếc bánh chưng đậm đà hương vị của làng quê Việt. Những người thợ gói bánh lành nghề ở làng Lỗ Khê có thể ngồi từ sáng sớm tới tối muộn để gói ra hàng trăm, hàng nghìn chiếc bánh chưng. Sự cần mẫn, tỉ mỉ ấy của họ bắt nguồn từ tình yêu đối với ẩm thực quê nhà, tình yêu với cả những giá trị truyền thống của đất nước. 

Cùng với đó, tại xưởng làm bánh chưng của bà Phạm Thị Lành vẫn giữ nguyên quy trình làm bánh truyền thống. Giữa xu hướng đổi mới của xã hội hiện đại, nhiều mẫu mã bánh chưng mới mẻ, độc đáo ra đời thì làng Lỗ Khê vẫn giữ nguyên được hình dáng mộc mạc, nhân bánh quen thuộc của những chiếc bánh chưng ấy, tạo cho người thưởng thức cảm nhận rõ được sự gần gũi, gắn bó qua sản phẩm. 

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN