Ngày 23/1/2020, ca nhiễm Covid – 19 đầu tiên được công bố tại Việt Nam, cả ngành y tế luôn trong luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Mai Hương – Điều dưỡng trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa Đống Đa cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Từ khi có dịch, bệnh viện chị đề ra kế hoạch lập kíp liên tục trực 7 ngày, vì vậy số ngày chị được ở bên gia đình trọn vẹn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chị Hương chia sẻ: “Từ xưa đến giờ chưa bao giờ có ca trực dài như vậy cả. Gia đình xáo trộn rất nhiều, chồng xa vợ, bố mẹ xa con. Thay vì ở bên các cháu, chị đưa các bé về quê học, trong tình hình dịch bệnh rất phức tạp và nguy hiểm không thể lường trước được điều gì”
Áp lực công việc thường ngày của những người cán bộ trong ngành y tế cũng đã "rèn" cho họ sự bản lĩnh để đương đầu với khó khăn. Nhưng, những nữ y, bác sĩ và điều dưỡng - những người mẹ, dù có mạnh mẽ, dù có bản lĩnh, họ không giấu nổi cảm xúc khi nhắc về nỗi nhớ con, nhớ nhà.
Chọn công tác trong khoa truyền nhiễm, chị Hương cũng xác định sẽ hay phải xa nhà. Tuy vậy, dù kiên cường đến đâu, khi nghe con gọi mẹ ơi, nỗi nhớ lại trào dâng trong chị “Có những hôm trực tại bệnh viện, trò chuyện online thấy gia đình đang quây quần chị cũng tủi thân lắm. Đứa nhỏ lúc nào cũng hỏi bao giờ mẹ về, con với chị và bố mong mẹ nhiều lắm…”
Đằng sau lớp áo bảo hộ kín mít, ngột ngạt là nỗi lòng mà người mẹ nơi tâm dịch gửi gắm cho chồng, cho con ở quê nhà. Thế nhưng tất cả những cảm xúc đó, đều chị giữ lại để giữ vững tinh thần làm việc, chiến đấu với dịch bệnh. “Vì trọng trách của mình, đã chọn nghề điều dưỡng cũng phải tự bản thân khắc phục những cái đó. Mình phải hy sinh bản thân mình, không chỉ vì cá nhân mà ở nhà, chỉ mong sớm dập được dịch để có thể sớm đoàn tụ với gia đình.” – chị Hương chia sẻ.
Hiện tại bệnh viện dã chiến Đền Lừ 3 - nơi chị Hương công tác đang điều trị và cách ly cho 400 bệnh nhân mắc Covid – 19. Đây cũng đang là nơi chăm sóc và điều trị cho 40 bạn bé dưới 15 tuổi nhiễm Covid - 19. Hằng ngày, song hành với công việc điều trị cho bệnh nhân, chị Hương cùng các y bác sĩ và các bệnh nhân ở đây dường như trở thành “gia đình thứ 2” của các cháu bé nhỏ.
“Nhiều cháu nhỏ nhà có 4 người nhưng cả 4 người đều bị nhiễm. Ông bà ở 1 bệnh viện khác, mẹ ở đây bị tăng độ nên phải chuyển lên tuyến trên, con nằm ở đây. Những cháu như vậy sẽ được xếp vào những buồng có bệnh nhân nữ chăm sóc và hằng ngày họ sẽ giúp các bé liên lạc với bố mẹ để mọi người yên tâm. Chị cũng có con nhỏ, nhiều lúc chăm sóc các bé mà nhớ tới con mình đang ở nhà. Lúc đấy nước mắt trực trào ra mà phải nén lại, nuốt ngược vào trong để hoàn thành nốt công việc”, chị Hương nhớ lại.
Chị Hương cho hay, tất cả bệnh nhân điều trị Covid-19 đều không có người nhà chăm sóc nên các y bác sĩ và điều dưỡng phải thay nhau làm từ A tới Z. Từ những người xa lạ, họ dần trở thành "người thân", giúp đỡ nhau trong cuộc chiến với bệnh tật.
Mệt mỏi, áp lực là thế, nhưng khi chứng kiến những bệnh nhân đang từng ngày, từng giờ đứng giữa lằn ranh sinh tử, chị và đồng nghiệp lại động viên nhau, tạo cho nhau thêm hy vọng…về một ngày hết dịch.
Sự nỗ lực dường như không biết mệt mỏi, quyết tâm dồn toàn sức toàn lực của cả ngành y tế và những con người luôn sẵn sàng đối mặt với tâm dịch. Một công việc vất vả, đôi khi phải đánh đổi cả sức khỏe, tính mạng, từ khối dự phòng, dịch tễ đến những người trực tiếp giữ lại sức khoẻ cho bệnh nhân. Covid – 19 đã đem lại quá nhiều đau thương, mất mát, thế nhưng “Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa. Tại sao cây táo lại nở hoa. Sao rãnh nước trong veo đến thế ?” Những hy vọng về tương lai không còn dịch bệnh được thắp lên trong lòng không chỉ các y bác sĩ mà còn là toàn thể người dân Việt Nam.
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.