(Sóng trẻ) - Trong thời đại xã hội phát triển hiện nay, Peer Pressure (áp lực đồng trang lứa) dường như càng nặng nề hơn đối với Gen Z. Thứ áp lực đó khiến họ trở nên khép mình, sợ hãi bị thua kém, cố gắng chạy nhanh hết sức làm sao bắt cho kịp những chuẩn mực đã được “đo ni đóng giày”.

Những năm gần đây, cụm từ Gen Z (Generation Z) đã không còn quá xa lạ với độc giả tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Gen Z hay thế hệ Z được dùng để chỉ thế hệ những người được sinh từ năm 1996 đến năm 2012. Trên thế giới hiện nay có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng 1/3 dân số. Tại Việt Nam, gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.

Gen Z là thế hệ được sinh ra trong thời kỳ công nghệ bùng nổ nên họ được tiếp cận sớm với Internet, di động và các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Google, Youtube, Instagram,…  Dù là điểm xuất phát của thế hệ này có phần thuận lợi song đây cũng là một nguyên nhân lớn gây nên những áp lực và các chứng bệnh về tâm lý ở Gen Z. Họ ngày càng khép mình với thế giới, trở nên đơn độc và phải gồng mình để khẳng định vị thế bản thân, cùng với nỗi lo không sánh bằng bạn bè đồng trang lứa.

Thế hệ Z vốn dĩ là những đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ đầy thuận lợi. Tương lai của họ được kỳ vọng trở thành những “anh hùng” thời đại mới. Gen Z đang thay đổi cả thế giới, họ quyết định văn hóa, xu hướng tiêu dùng của tương lai. Nhưng cuộc sống ngày càng hiện đại cũng kéo theo nhiều áp lực liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ.

Ví dụ như trước đây, bắt nạt chỉ xảy ra tại môi trường học đường nhưng đến nay các bạn trẻ còn phải đối mặt với điều này ngay trên mạng xã hội, với mức độ phức tạp và căng thẳng gấp nhiều lần. Hay chỉ đơn giản là những áp lực xung quanh cuộc sống như từ bài vở, bạn bè, công việc,...

Khi áp lực trở thành nỗi ám ảnh, “peer pressure” hay còn được gọi với tên gọi khác là “áp lực đồng trang lứa” xuất hiện ở khắp mọi nơi. Ngay cả khi còn ngồi ở ghế trường học, xoay quanh những câu chuyện cở công sở hay những sự kiện trong chính cuộc sống của chúng ta. Đó là những áp lực vô hình từ điểm số, thành tích, mục tiêu hay danh vọng thứ mà chúng ta vẫn cố gắng từng ngày để có được.

 

Những câu nói quen thuộc bên trên tưởng chừng chỉ là những lời nói bình thường nhưng đối với thế hệ Z, nó đã vô tình tạo ra áp lực khiến họ cảm thấy kém cỏi trong một thế hệ toàn những cá nhân vượt trội và giỏi giang. Chúng ta gọi đó là Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa.

(Ảnh 6)

 

 

Peer Pressure - Áp lực đồng trang lứa được hiểu là khi cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người thuộc cùng một nhóm xã hội. Chẳng hạn như cùng lớp, cùng độ tuổi, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn,… Những ảnh hưởng này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho một người bị chi phối về mặt tâm lý, suy nghĩ, hành vi.

Theo khảo sát của Parent Further chỉ có khoảng 10% trong tổng số 860 người tham gia khảo sát này nói rằng bản thân họ không bị ảnh hưởng bởi Peer Pressure. Đây quả thực là một con số quá ít ỏi, chứng tỏ rằng người trẻ hiện tại đang gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần.

Ước tính cho rằng cứ 6 người trẻ thì sẽ có 1 người hiện đang mắc chứng bệnh “rối loạn lo âu” và thậm chí 37% thành viên thế hệ GenZ cho biết rằng đã làm việc với bác sĩ tâm thần. Đây là tỉ lệ cao nhất từ trước tới nay, chứng minh rằng peer pressure ảnh hưởng tới đông đảo mọi người, dần dần trở thành một căn bệnh xã hội mới.


Nhóm 2 đã thực hiện một bảng khảo sát với số lượng 300 bạn trẻ thuộc thế hệ GenZ trên địa bàn Hà Nội.

Thông qua khảo sát cho thấy, áp lực đồng trang lứa không phải một vấn đề xa lạ đối với giới trẻ, trong 10 người sẽ có đến 8 người biết tới Peer Pressure và hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 16-21. Con số này cho thấy giới trẻ hiện nay, đặc biệt là lứa tuổi Gen Z vô cùng quan tâm đến các vấn đề tâm lý cũng như áp lực đồng trang lứa.

Có đến 65,9% số người khẳng định áp lực đồng trang lứa xuất phát từ chính bản thân người mắc phải, 19,3% xuất phát từ gia đình, 11,5% xuất phát từ xã hội và còn lại là các yếu tố khác tác động. Tất cả các thế hệ đều có thể mắc hội chứng này nhưng nhóm thế hệ Z chiếm số lượng áp đảo với hơn 85%.

anh-9.png

Khảo sát cũng cho biết, có rất nhiều các bạn trẻ đã và đang mắc hội chứng áp lực đồng trang lứa. Họ chia sẻ về biểu hiện của hội chứng này chủ yếu là luôn cảm thấy tự ti, so sánh bản thân với người khác. Ngoài ra, một số biểu hiện khác như tự ti trước đám đông, luôn cảm thấy buồn chán, tiêu cực và thấy ghen tị, khó chịu với thành quả của người khác,...​

Từ đó, ta có thể thấy áp lực đồng trang lứa được coi là một căn bệnh về tâm lý, nó ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của mỗi người. Khi mắc hội chứng này cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ tâm lí để có chuẩn đoán và phương pháp chữa trị phù hợp. Bên cạnh đó, một số cách để làm giảm áp lực đồng trang lứa như chia sẻ với mọi người xung quanh về vấn đề mình gặp phải, đọc sách, tham gia các hoạt động của trường, lớp, nơi làm việc,...

Có thể thấy, sức khỏe tinh thần của Gen Z cũng như thủy tinh, họ là những đứa trẻ có tâm hồn mỏng manh, dễ vỡ. Những tầm hồn ấy đang bị bào mòn theo mức độ phát triển của xã hội và khoa học – công nghệ.Có thể thấy, sức khỏe tinh thần của Gen Z cũng như thủy tinh, họ là những đứa trẻ có tâm hồn mỏng manh, dễ vỡ. Những tầm hồn ấy đang bị bào mòn theo mức độ phát triển của xã hội và khoa học – công nghệ.

Dấu hiệu của hội chứng Peer Pressure

Những dấu hiệu của peer pressure có thể biểu hiện kín hoặc công khai, tức một số hình thức có thể dễ dàng phát hiện. Những dấu hiệu bao gồm:

Lảng tránh trường học và các tình huống xã hội khác
Rất có ý thức về hình ảnh cá nhân
Thay đổi trong hành vi
Chia sẻ về cảm giác không phù hợp với môi trường
Cảm thấy buồn chán, tiêu cực
Đưa ra các phép so sánh xã hội
Khó hoặc mất ngủ
Thử kiểu tóc hoặc phong cách thời trang mới


Một người thể hiện nhiều dấu hiệu áp lực đồng trang lứa có thể là biểu hiện của những vấn đề khác, chẳng hạn bị bắt nạt hoặc lo lắng về sức khỏe tinh thần. Do đó, bất kỳ thay đổi nào trong hành vi hoặc tâm trạng đều đáng được quan tâm.


Một số nguyên nhân dẫn đến áp lực đồng trang lứa ở thế hệ Z
Tư duy và nhân cách chưa phát triển ổn định

Những người trong độ tuổi vị thành niên khi tư duy và nhân cách chưa phát triển ổn định thường dễ bị tác động bởi bạn bè và môi trường xung quanh. 

Chắc hẳn rằng, chúng ta đã ít nhất 1 lần nghĩ tới một việc “điên rồ” nào đó như bỏ nhà đi, trốn học, cô lập một bạn nào đó mà mình ghét,... Nguyên nhân có thể do chưa xác định được giá trị của bản thân, chưa suy nghĩ tới hậu quả hoặc có tầm nhìn hạn hẹp về một mối quan hệ xung quanh.

 

Mạng xã hội

Mạng xã hội là “con dao hai lưỡi” khi nó vừa góp phần cung cấp thông tin, nhưng cũng khuếch đại áp lực đồng trang lứa. Peer pressure càng trở nên nghiêm trọng hơn khi nhìn thấy người khác thành công hơn, có cuộc sống sung túc hơn,... cao hơn 2,7 lần so với người bình thường.

Chính vì thế, hãy biết sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ để bản thân phát triển theo hướng tích cực nhất. 

Chủ nghĩa tập thể

Văn hóa người châu Á rất coi trọng chủ nghĩa tập thể hơn là văn hóa châu Âu. Những người sống và được nuôi dạy trong văn hóa phương Đông thường dễ hình thành việc so sánh xã hội. Việc này cũng rất dễ hiểu khi họ muốn xác định bản thân về mặt quan hệ hay đánh giá vị trí của một người. 

Chủ nghĩa tập thể thường đề cao thứ bậc, vị trí, điểm số,...vô tình đã khiến bản thân bị Peer pressure. Bản thân càng áp lực khi so sánh với bạn bè, người thân hoặc đơn giản là những người quen biết ở một nơi nào đó. Khi còn nhỏ, cái cụm từ “con nhà người ta” luôn ám ảnh trong tư duy của mỗi cô cậu học sinh. Đấy cũng là hình ảnh rõ nét trong áp lực đồng trang lứa. 

 

Cởi mở để chữa lành

Mặc dù thế hệ Z là những người có tâm hồn mỏng manh, dễ bị tổn thương nhưng họ cũng là những người tiên phong trong việc tìm hiểu và chăm sóc sức khỏe tinh thần. Khác với thế hệ trước, Gen Z có tư tưởng và lối sống vô cùng hiện đại. Họ nói không với kỳ thị giới tính, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị vùng miền và kỳ thị những căn bệnh về tâm lý.

Nếu như trước đây, con người hay trốn tránh những vấn đề liên quan đến tinh thần và nhìn nhận các căn bệnh về tinh thần như một điều tệ hại thì hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần lại được Gen Z chú trọng. Chính vì vậy, bước đầu trong việc thành công chữa trị những căn bệnh này là chấp nhận chúng đang hiện hữu trong cơ thể, tâm trí của chúng ta. Đối mặt với nó để “tiêu hủy” nó.

Ngoài ra, Gen Z cũng không bao giờ từ chối những cuộc “thăm khám sức khỏe tinh thần”. Vì vậy, ngay khi cảm thấy chúng ta không ổn, hãy tìm tới những chuyên gia tâm lý. Họ cũng là những “bác sĩ”, sẽ có những liều thuốc giúp ta chữa khỏi những vết thương tâm hồn.

Chia sẻ

Rất nhiều người trong chúng ta thích lắng nghe câu chuyện của những người xung quanh mình nhưng lại quên mất chính bản thân mình cũng cần được chia sẻ. Thế hệ Z thường có xu hướng khép mình mỗi khi gặp vấn đề, họ tự tạo áp lực cho chính mình và tự “gặm nhấm” nó. Khi áp lực trở thành nỗi ám ảnh, họ bùng phát khiến những người xung quanh cảm thấy sợ hãi, không thể thấu hiểu. Chính vì vậy, chia sẻ là một trong những liều thuốc tốt để chữa bệnh, hãy tìm cho mình một người cảm thấy tin tưởng và nói cho họ biết những gì mình đang trải qua, họ sẽ giúp mình cảm thấy thoải mái với vấn đề mình đang mắc phải.

Nếu phụ huynh hay gia đình chính là một trong những yếu tố khiến bạn bị áp lực đồng trang lứa, luôn đặt nhiều hy vọng lên bản thân bạn thì hãy dành thời gian để nói chuyện thẳng thắn với người thân. Mọi người sẽ không thể biết bạn muốn điều gì nếu bạn không chia sẻ. Việc tạo áp lực từ mọi người cũng chỉ nhằm mục đích muốn bạn tốt hơn, thành công hơn mà thôi.


Biến áp lực thành những điều tích cực

Vấn đề nào cũng sẽ có hai mặt tích cực và tiêu cực. Khi Peer Pressure ở mặt tiêu cực sẽ khiến bản thân chúng ta cảm thấy mệt mỏi với những thứ xung quanh mình, cảm thấy bản thân mình thụt lùi so với bạn bè đồng trang lứa. Nhưng khi nó ở mặt tích cực, nó sẽ trở thành động lực để mỗi người trong chúng ta đặt mục tiêu phát triển bản thân.

 

T.S Dương Thị Thu Hương – Giảng viên môn Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền chia sẻ rằng:

"Áp lực đồng trang lứa có thể ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực. Tích cực là nó có thể giúp đỡ nhau phát triển, hỗ trợ nhau phát triển, cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, nó cũng có thể tác động tiêu cực: có những hành vi sử dụng chất gây nghiện, tham gia vào những hành vi gây hại, tác động đến sức khỏe. Và một số ảnh hưởng khác như thay đổi xu hướng thời trang, chạy theo văn hóa khác biệt."

Khi bàn về giải pháp để những bạn trẻ Gen Z có thể vượt qua được áp lực đồng trang lứa, cô Dương Thị Thu Hương bày tỏ: “Gia đình, người xung quanh và xã hội nói chung đóng một vai trò quan trọng trong việc đồng hành và giúp đỡ những người mắc hội chứng áp lực đồng trang lứa để họ có thể vượt qua được những khó khăn và có một sức khỏe tinh thần ổn định hơn. Khi gặp vấn đề áp lực, bản thân không giải quyết được hãy chia sẻ với những người gần gũi nhất với mình, những người trong gia đình vì họ đều là người đã từng trải qua những vấn đề trong cuộc sống, họ sẽ cho các cá nhân những lời khuyên hữu ích”.

Ngoài ra, cô cũng đề cao việc các bạn trẻ đang mắc hội chứng áp lực đồng trang lứa tìm đến các chuyên gia tâm lý để được lắng nghe và nhận hỗ trợ cần thiết.

 Kết 

“Không ai có thể làm tổn thương bạn, trừ khi bạn cho phép”. Tất cả mọi người trên thế giới này đều phát triển theo múi giờ riêng của họ, những người xung quanh bạn có thể đi trước bạn, nhưng cũng có người đi sau bạn. Tất cả mọi người đều có cuộc đua riêng, trong khoảng thời gian riêng của họ. Áp lực đồng trang lứa xuất phát từ chính bản thân chúng ta. Vậy nên, khi nó đến, hãy chấp nhận và chữa lành nó. Gen Z à, đừng đặt quá nhiều áp lực lên tâm hồn mỏng manh của bạn nữa nhé, hãy yêu thương bản thân mình nhiều hơn và tự tin làm những điều mình thích, thời gian sẽ tự chứng minh sự thành công của bạn!

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật20 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật21 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN