Trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư, không ai phải bước đi một mình. May mắn với Nguyên là luôn có gia đình cùng đồng hành, anh chia sẻ “Một trong những động lực lớn nhất để mình vượt qua bệnh chính là bản thân cũng như gia đình. Bản thân phải cố gắng vì những người xung quanh, vì tình yêu thương mà họ dành cho mình”. Không chỉ là gia đình, anh Nguyên còn có sự đồng hành của những con người vô cùng đặc biệt - những “đồng bệnh” tại viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. “Điều gì đến thì sẽ đến, nó có là điều tuyệt vời hay tồi tệ, chả ai mà biết được. Nhưng nếu mình luôn nỗ lực, cố gắng và biết cách tận hưởng thì chắc chắn ở thời điểm hiện tại mình là một người hạnh phúc”- lời chia sẻ đầy xúc động của một người anh cùng phòng bệnh đã khiến Nguyên thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình. 

Theo chị Đồng Thị Ngọc ( 39 tuổi - Lạng Sơn ), động lực giúp chị chưa từng nghĩ đến việc bỏ cuộc chính là gia đình, đặc biệt là các con. Mỗi ngày, chị đều nghĩ về nụ cười của con và chính tình yêu thương từ những đứa trẻ đã giúp chị có thêm sức mạnh để kiên cường đối mặt với bệnh tật. Chị luôn tâm niệm rằng mình phải vượt qua mọi thử thách, không chỉ vì bản thân mà còn vì các con, để nhìn thấy chúng lớn lên và trưởng thành.

Sự tiếp động lực từ chính những người xung quanh, từ các tổ chức xã hội, đội ngũ y bác sĩ có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư. Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hải Bình - Phó Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ: “ Tôi xem bệnh nhân như những người thân, người bạn của mình nên không giữ khoảng cách để học có thể đặt niềm tin vào bác sĩ và an tâm điều trị”. Đối với nhiều người, việc nhận được một lá thư động viên, một món quà nhỏ hay chỉ là một cái ôm thật chặt từ ai đó đã trở thành nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Họ nhận ra rằng, trong cuộc chiến này, họ không hề cô độc. 

Trong hành trình này, Khôi Nguyên đã tìm thấy mục đích sống mới. Thay vì tập trung vào nỗi đau và sự mất mát, anh bắt đầu chấp nhận ung thư như là một phần trong cuộc sống. Anh không than thở, không trách móc mà tận hưởng kể cả khi nó là điều tệ hại. Ngẫm lại hành trình 4 năm sống với bệnh K, anh trải lòng “Mình không bao giờ nghĩ đến chuyện bản thân sẽ khỏi ung thư nhưng cố gắng cuộc sống dù ngắn dù dài, ở phần còn lại sẽ thực sự ý nghĩa để khi nhìn lại sẽ không thấy hối tiếc bất cứ điều gì nữa”. Qua những video truyền cảm hứng trên TikTok, Nguyên đã và đang trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho nhiều người. Anh không chỉ chiến đấu với bệnh tật, mà còn lan tỏa thông điệp: sống là phải biết trân trọng từng khoảnh khắc, biến khó khăn thành cơ hội để trưởng thành. Bằng chính câu chuyện của mình, anh đã thắp lên ngọn lửa niềm tin, giúp mọi người hiểu rằng, mỗi ngày được sống đều đáng quý và đầy ý nghĩa.

Thời gian với các bệnh nhân ung thư là hữu hạn nên nhiều người trong số họ chọn cách sống trọn vẹn từng phút giây, đón nhận cuộc sống bằng lòng biết ơn và yêu thương. Ung thư không định nghĩa cuộc đời người bệnh, mà nó là một thử thách để họ khám phá sức mạnh tiềm ẩn và sống một cách trọn vẹn nhất. Họ học cách buông bỏ những điều không quan trọng, tập trung vào những giá trị cốt lõi – tình yêu, lòng biết ơn, và sự kết nối. Chị Ngọc chia sẻ, chị luôn hy vọng cổ tích sẽ xuất hiện ngoài đời thường, sở dĩ vì trên vai chị còn có những người học trò ham tìm con chữ tại vùng đặc biệt khó khăn Bắc Sơn - Lạng Sơn; hay với bác Phạm Thị Hà (Định Hoá, Thái Nguyên) ung thư không phải là điều gì quá to tát, vì lao động mới là tất cả, là động lực để bác vực lên mỗi ngày. Bác mong muốn sớm khỏe lại để có thể tiếp tục cùng gia đình sản xuất mì gạo, phát triển nghề truyền thống của quê hương. Bác chia sẻ: “Bác phải chăm tập tay để sau còn về Thái Nguyên tráng bánh, tay mà đau thì không lao động được nữa. Trước bác làm nhiều, ăn ít; nhưng giờ phải ăn nhiều, làm ít lại để còn mong sớm ngày khỏe mạnh”. Nước mắt sẽ hóa thành hoa, kiên cường và rực rỡ, không chỉ vì họ đã sống sót qua cơn bão cuộc đời, mà vì họ đã sống một cách trọn vẹn và ý nghĩa.

Ung thư không phải là hồi kết. Nhìn theo hướng tích cực, đây có thể là cơ hội để mỗi bệnh nhân khám phá ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Qua hành trình ấy, họ học cách yêu thương nhiều hơn, trân trọng từng khoảnh khắc và lan tỏa giá trị của sự kiên cường. Đôi khi, chính trong nghịch cảnh, con người mới thực sự hiểu ra rằng mỗi ngày được sống là một món quà, và điều quan trọng nhất không phải là thời gian ta có bao lâu, mà là ta sống như thế nào.

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN