(Sóng trẻ) - Với tốc độ gia tăng nhanh chóng, rác thải nhựa đang trở thành vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Mặt khác, đây cũng có thể là cơ hội để ngành tái chế vật liệu vươn lên, vừa giải quyết ô nhiễm môi trường vừa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn bền vững. 

Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa. Trong đó, hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.

Còn theo Báo cáo phân tích ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam do ngân hàng Thế giới công bố năm 2022, rác thải nhựa chiếm 94% tổng lượng chất thải được tìm thấy ở các khu vực ven sông và ven biển. Đáng chú ý, hơn 60% rác là nhựa dùng một lần. Với số liệu này, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tổng lượng rác thải ra biển lớn nhất thế giới. 

Rác thải nhựa là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của thời đại công nghiệp, đang giáng đòn nặng nề vào môi trường. Những hậu quả do rác thải nhựa gây ra vô cùng to lớn và dai dẳng, đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái và sự sống trên Trái Đất.

Theo ước tính của UNFCCC (Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu), toàn bộ chu trình sản xuất nhựa chiếm khoảng 4% lượng phát thải khí nhà kính nhân tạo toàn cầu hiện nay. Theo kịch bản kinh doanh thông thường, vòng đời của nhựa có thể tạo ra 19% lượng khí thải nhà kính toàn cầu vào năm 2040. Bên cạnh đó, vấn đề xử lý rác thải nhựa cũng đang trở thành một thách thức lớn với nhiều quốc gia. 

Trên đại dương, rác nhựa đang phá hoại hệ sinh thái biển quan trọng trong việc hấp thụ khí carbon. Một nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Quốc tế chỉ ra các rạn san hô và rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon gấp 5 lần so với rừng nhiệt đới. Nhưng chúng lại đang bị đe dọa bởi ô nhiễm nhựa. Ngoài ra, khi phân hủy trong môi trường thiếu oxy, rác nhựa giải phóng khí methane - một khí nhà kính mạnh gấp 25 lần CO2, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. 

Con đường nhựa
Con đường nhựa "xâm nhập" ra biển, gây ô nhiễm (nguồn ảnh: Tạp chí Tri thức xanh).

Những con số trên không chỉ mang ý nghĩa thống kê qua các năm, mà nó còn là hồi chuông cảnh báo khi môi trường sống, “mẹ” Trái Đất đang “kêu gào” vì bị nhựa bao vây. Vì vậy, phát triển nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới netzero (phát thải ròng bằng 0) trở thành tham vọng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. 

Một nghiên Ellen Macarthur Foundation đánh giá đến năm 2040, mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa có thể giúp cắt giảm 80% lượng nhựa thải ra đại dương hàng năm, giảm 25% lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu, giúp tiết kiệm lên đến 200 tỷ USD mỗi năm, và tạo thêm 700.000 việc làm mới.  

Để giải bài toán kinh tế tuần hoàn nhựa, Nhà nước đóng vai trò then chốt trong việc định hướng và quản lý. Tháng 6/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 687, phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Chính phủ đặt mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Ngoài ra, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cũng chủ động ban hành các chính sách có tính đột phá, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp giảm chất thải nhựa và hướng tới việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Tiêu biểu là quy định Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Công cụ này được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ cải thiện năng lực hệ thống quản lý chất thải rắn của Việt Nam, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp đối với tái chế và cao hơn là hướng đến giảm thiểu chất thải nhựa.

Quy trình triển khai EPR tại Việt Nam.
Quy trình triển khai EPR tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng đưa ra các quy định bắt buộc về thực thi phân loại tại nguồn từ năm 2025. Thay đổi này kỳ vọng sẽ làm tăng tỷ lệ thu gom rác thải nhựa để cung cấp cho các nhà máy tái chế, góp phần thực hiện EPR hiệu quả hơn. 

Việc hoàn thiện, nâng cao hay bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường là một nền tảng quan trọng để Việt Nam triển khai hiệu quả kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức đòi hỏi sự hợp tác cao giữa cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp và người dân.

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN