Múa rối nước là một loại hình kịch nghệ phổ biến ở Việt Nam xoay quanh những câu chuyện, tác phẩm được dựng lên với những con rối là nhân vật chính. Mỗi chương trình diễn đều mang ý nghĩa sâu sắc, đậm bản sắc dân gian của nghệ thuật múa rối nước, mỗi người nghệ nhân là đối tượng trực tiếp điều khiển sự chuyển động, cử chỉ và biểu cảm của những con rối bằng nhiều phương thức khác nhau như kéo dây, dùng que chỉ hay chỉ đơn giản là điều khiển bằng chính đôi tay của những người nghệ nhân.

Tại Việt Nam, múa rối là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời. Đến nay, múa rối đã tồn tại ở nước ta hơn 1000 năm, được phổ biến và phát triển mạnh mẽ qua hàng ngàn thế kỷ lịch sử từ thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ 11-13). Thời kỳ này, múa rối nước được xem là hoạt động giải trí thu hút trong các dịp lễ hội truyền thống. Cùng với đó, loại hình nghệ thuật rối nước còn mang ý nghĩa sâu sắc gắn liền với đời sống văn hóa của cộng đồng và được xem là một món quà tinh thần của dân tộc. 

Múa rối dân gian có hai loại hình, bao gồm múa rối cạn và múa rối nước. So với múa rối nước, múa rối cạn có nhiều vở diễn được xây dựng hơn, còn múa rối nước thường xây dựng thành một chương trình với nhiều tích trò đa dạng. Múa rối nước được sinh ra từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với ao, ruộng, làng quê Việt Nam. Chính vì vậy, bộ môn nghệ thuật truyền thống này thường đi sâu vào khai thác những câu chuyện truyền thuyết dân gian liên quan tới cuộc sống sinh hoạt đời thường của người nông dân. Loại hình nghệ thuật này mang “hơi thở” của vùng quê dân dã, cũng vì lý do đó, múa rối nước được xây dựng dựa trên ý nghĩa và giá trị của nền văn minh lúa nước. 

NSƯT Trần Quý Quốc - nghệ nhân múa rối nước với 25 năm kinh nghiệm trong nghề đã có những chia sẻ tâm huyết: “Mỗi chương trình múa rối nước đều mang những câu chuyện lịch sử cùng với nhiều tích trò nhỏ gắn liền với đời sống người dân Việt Nam. Những tích trò ấy liên quan đến công việc thường nhật của người nông dân như: cấy, cày, đánh cá, bắt vịt hoặc những trò tâm linh như múa bát tiên, múa rồng, múa lân, múa sư tử,...”. 

Trong quá khứ, múa rối nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động. Múa rối nước giản dị, dân dã, là “món ăn tinh thần” của nhân dân sau những buổi cày đồng, chăn trâu, gặt lúa,... vất vả, cực nhọc. Những chú rối đơn sơ, ngộ nghĩnh đem lại cho người dân nhiều cung bậc cảm xúc, từ niềm vui đến sự lắng đọng, giúp tình làng nghĩa xóm gắn bó keo sơn, bền chặt hơn. Khi múa rối bước vào giai đoạn phát triển và trở thành một bộ môn nghệ thuật chuyên nghiệp, các buổi biểu diễn múa rối nước nhận được sự ủng hộ của đông đảo công chúng.

Trước đây, múa rối nước còn đơn sơ, mộc mạc từ cách tạo hình hay phong cách biểu diễn của người nghệ nhân. “Nghệ sĩ” múa rối thời xưa thường biểu diễn ở các phường rối, sân đình, giếng làng vào các ngày hội hay lễ, Tết trong năm. Trải qua nhiều thế kỷ, múa rối nước phát triển, trở thành một bộ môn nghệ thuật mang đậm tinh hoa văn hóa Việt Nam, được biểu diễn trong các nhà hát có quy mô lớn với những nghệ nhân múa rối chuyên nghiệp. Những chú rối được đầu tư về tạo hình, trang phục đạt đến độ tinh xảo và duyên dáng, xuất hiện trên một sân khấu nước với ánh sáng và âm thanh lung linh, rộn rã. 

Đối với NSƯT Trần Quý Quốc, để làm nên linh hồn của một tiết mục múa rối hoàn chỉnh cần rất nhiều yếu tố: “Chương trình ấy cần có nội dung hấp dẫn, đạo diễn chuyên nghiệp và diễn viên điều khiển con rối một cách thuần thục, khéo léo. Ngoài ra, âm thanh và ánh sáng cần có sự hài hòa, được xây dựng công phu, tạo hình của sân khấu và những con rối đẹp, phù hợp với từng tiết mục biểu diễn”.

Qua những vở diễn, múa rối nước đã lột tả được những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, từng bước chiếm trọn tình cảm của khán giả thời bấy giờ. Chính vì vậy, khán giả cũng chính là những yếu tố làm nên linh hồn, tinh hoa của bộ môn nghệ thuật dân gian này. 

Múa rối nước không chỉ là một loại hình nghệ thuật mang tính giải trí mà còn là biểu tượng của nét đẹp văn hóa dân gian Việt Nam. Thông qua múa rối nước, người xem hiểu hơn về những phong tục, tập quán sinh hoạt của nhân dân ta ngày xưa. Chính vì vậy, múa rối nước như một vị sứ giả văn hóa kết nối người Việt Nam từ quá khứ với hiện tại và tương lai, gắn kết tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN