tieu-de-5-2062x1160-4.jpg
80ab444e5c9189cfd080.jpg

Tôi thường hay đùa với anh em cùng nghề là “Hà Nội vội quá” chứ ‘Hà Nội không vội được đâu” chỉ để nói về tắc đường thôi. Chứ khách bây giờ toàn “em bận lắm/ em không có nhà, anh ném hàng vào trong nhà cho em”. Và cũng chỉ vì ném hàng vào nhà mà tôi mất hơn 1 triệu!

Thời gian đầu đi làm, anh Đông giao hàng cho khách chủ yếu nhận tiền mặt, khách trực tiếp xuống lấy rồi thanh toán. Nhưng 1 – 2 năm trở lại đây, mỗi ngày anh chỉ gặp được 1/3 khách xuống nhận hàng, còn lại là họ nhờ anh để cầu thang, ném qua cửa, gửi lễ tân, rồi chuyển khoản hoặc là đơn hàng đó đã là 0 đồng, không cần thanh toán.

Cũng chính vì thói quen nhận hàng và giao hàng này mà cách đây 5 tháng anh Đông bị bùng mất hơn 1 triệu vì chủ quan để hàng dưới nhà cho khách sau đó nhận chuyển khoản. Đó là 1 trường hợp được anh giao tại tòa nhà cho thuê ở Trần Quốc Vượng, sau khi giao hàng bạn đó bảo sẽ chuyển khoản sau nhưng cuối cùng thì anh không nhận được khoản tiền nào từ đơn hàng này cả.

Mất khoản tiền lớn, anh rất bực, quyết phải tìm tận nơi đòi bằng được. Nhưng sau khi báo Công an Phường và đến tận tầng của tòa nhà nơi bạn này ở thì anh mới ngã ngửa là bạn đó không còn ở lại đây nữa. Anh Đông mất oan hơn 1 triệu bạc, trong khi ship mỗi đơn tôi còn chưa được chục nghìn. 

Do hình thức chuyển khoản ngày càng phổ biến, nên anh cũng ít gặp khách hàng của mình hơn. Anh kể người nói chuyện qua điện thoại cũng đủ thấy con người lịch sự, nhưng có người cứ nghĩ mình là “thượng đế” gắt gỏng với anh, hứng lên đặt hàng rồi không chịu nhận, và rồi bùng hàng,…

 

Thời buổi hiện đại, khách hàng của anh Đông không chỉ có những người trẻ mà cả những ông bà đã có tuổi, không phải là con cháu đặt cho thì có khi cũng là xem livestream để lại số điện thoại, địa chỉ, vậy là có đơn. 

Anh sợ nhất là giao cho người có tuổi hoặc U60 trở lên. Có những hôm gọi 3 - 4 cuộc khách không nghe, giao hàng 3 lần không liên lạc được với khách, buộc phải hoàn lại hàng. Mấy hôm sau khách mới gọi điện lại trách chưa kịp nghe mà đã không thèm giao nữa rồi. 

Nhiều khi giao cho khách có tuổi anh Đông cũng dở khóc dở cười. Mang hàng đến nhà gọi không được nhưng họ lại hay ngồi trước nhà, hỏi hồn nhiên “anh đi đâu, anh tìm ai”. Nhưng anh lễ phép trình bày thì họ cũng vui vẻ trả tiền. Còn có đơn thì con cái đi làm bảo anh gửi bố mẹ ở nhà. Ông bà chỉ sợ lừa đảo, không cho để, đến khi phải nói chuyện với con cái mới tin.

Khi mà mỗi người hầu như đều có 1 chiếc điện thoại thông minh, việc mua sắm online là của người người, nhà nhà. Trước đây anh thường chỉ giao hàng mỹ phẩm, quần áo là nhiều. Nhưng giờ giỏ hàng của anh Đông là vô số mặt hàng khác nhau, từ những thứ bé xíu là 1 cái nhíp, 1 cái bấm móng tay đến những thứ to đùng khiến anh phải đeo thêm bao tải đằng sau để đựng.

Mỗi ngày anh Đông dành hầu hết thời gian của mình để rong ruổi khắp ngõ ngách, con phố ở khu vực giao hàng. Trước đây thì là Đống Đa, Đê La Thành, Nguyễn Chí Thanh, giờ là Xuân Thủy - Cầu Giấy.

“So với thời điểm đầu tôi đi ship giờ đường sá Hà Nội dễ đi hơn nhiều rồi. Mở thêm nhiều đường mới, to hơn, ngõ ngách cũng đánh số dễ tìm. Chứ thời điểm đầu mới vào nghề, chưa quen đường sá, 1 đơn hàng có khi mất cả nửa tiếng”

Tuyến đường nào dễ đi, tuyến nào nhiều ổ gà anh Đông đều thuộc lòng. Đường Hà Nội nhiều người vẫn thường kêu ngõ ngách “rối như tơ vò” nhưng anh đi mãi cũng quen.

1234.jpg

 

Xem chi tiết bài viết tại đây: Hà Nội trong mỗi chuyến hàng - Đồ họa Shorthand

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN