Nhà báo Trần Quỳnh: “Các nhà báo bây giờ giỏi lắm”


(Sóng Trẻ) - Theo con đường thôn Thọ, xã Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội, tôi bước vào căn nhà nhỏ bên hồ giữa làng. Tôi gặp nhà báo Trần Quỳnh của báo Nhân dân và lắng nghe chuyện nghề của ông.

Ông đã làm báo được gần 60 năm, vậy ông đến với báo chí do có người định hướng hay do một cơ duyên nào đó?

Tôi nhớ nhất khi tôi học trường cấp ba, năm ấy tôi 17 tuổi. Thầy Hiệu trưởng của tôi là một Giáo sư môn Toán cao cấp nhưng ông lại thích tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”. Ông đã xin sang giảng môn văn và giảng rất hay. Nhóm chúng tôi là một nhóm yêu văn, trong lớp thấy điều này rất thú vị. Vì thế, chúng tôi đã quyết định làm một tờ báo tường đơn giản và tôi được giao nhiệm vụ viết xã luận.

cb98b17eb_1.jpg

Nhà báo Trần Quỳnh

Ông làm báo rất nhiều năm rồi và cũng có rất nhiều kỷ niệm, ông có thể kể một kỷ niệm trong quá trình làm việc?

Đó là về tác phẩm đầu tiên của tôi. Năm 1955, học hết cấp ba, tôi ra Hà Nội. Tôi gặp nhà báo Thép Mới, là một bậc thầy trong nghiệp viết.  Đúng lúc ấy báo Nhân dân đang cần một lực lượng phóng viên và ông có bảo tôi tham gia. Tác phẩm đầu tiên của tôi chỉ đơn giản là một câu chuyện nhưng nó thực sự là ấn tượng. 

Khi tôi chuẩn bị ra Hà Nội, tôi đã chứng kiến một người phụ nữ sinh con rồi lấy thanh nứa tự cắt dây rốn cho con. Trước đó, bà chị tôi cũng đã tự buộc chỉ rốn cho cháu tôi để nó tự rụng. Vậy là tôi viết về vấn đề này, việc sinh con, phong tục tập quán của người dân xưa và in trong mục gọi như là thợ rèn, chuyện lớn chuyện nhỏ. Những vấn đề nhỏ, vấn đề xung quanh ta đều là đề tài và đều viết được chứ không cần những gì quá to tát.

Sau khi viết những bài cho mảng xã hội ông đã tham gia ngay vào đội ngũ phóng viên kháng chiến?

Phần lớn phóng viên trong báo Nhân dân đều là những người qua chiến trường nên về đề tài chiến trường tôi ít được giao. Tôi ham viết nhưng chưa thể tham gia ngay vào mặt trận tư tưởng. Chúng tôi được đưa đi học ở trường Tuyên giáo Trung ương, bây giờ là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sau đó mới vào chiến trường. Tôi làm phóng viên chiến trường cùng nhà báo Đinh Phong và nhà báo Vũ Tuất Việt tại tuyến lửa khu 4, rồi sau đó được đưa về Hà Nội làm phóng viên thường trú tại Hà Nội từ năm 1968.

Thời kì kháng chiến thì thông tin chiến trường là nhu cầu bức thiết của công chúng. Tuy nhiên, điều kiện chiến tranh rất ác liệt và khó khăn vậy làm sao để đảm bảo thông tin có tính thời sự?

Báo Nhân dân là báo Đảng cũng như các báo khác thường được ưu tiên. Tin bài thời đó thường xuyên được gửi theo qua bưu điện. Phóng viên sẽ được phép vào những bưu cục để gọi điện thông tin cho đồng nghiệp viết hoặc là viết gửi tin báo. Như vậy thì thông tin mới đảm bảo được tính thời sự và đến với độc giả nhanh nhất.

Báo chí cách mạng thời kì đó như thế nào?

Thời kì đó là thời kì bao cấp, ngay cả báo chí cũng bao cấp. Mọi thông tin sẽ phải viết theo quan điểm của Đảng. Mình phải viết theo ý tưởng, nghị quyết của Đảng. Viết theo nghị quyết rất khô khan vì vậy tôi đã viết theo cách riêng để nó sinh động. Tôi thường đi từ cấp cơ sở, ở trên soi xuống cho mình, như thế sẽ sinh động hơn và dễ tiếp nhận hơn. Đây cũng là cách để có thế sáng tạo tác phẩm báo chí.

Ông thấy nhà báo ngày nay có gì khác với ngày xưa?

Đầu tiên là về đề tài. Đề tài của nhà báo, đặc biệt là nhà báo trẻ rất đa dạng. Các bạn có thể viết mọi thứ, đề tài rất phong phú từ những câu chuyện hay đơn giản là một câu nói của người nổi tiếng.

Tiếp theo là về kiến thức. Các nhà báo trẻ hiện nay phần lớn đều được đào tạo bài bản trong nhà trường. Nhà báo được rèn luyện từ trong nhà trường, sau này ra trường sẽ làm được tốt hơn.

Các nhà báo bây giờ được hỗ trợ bởi rất nhiều phương tiện kĩ thuật cao và sự phát triển của Internet giúp các bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin đề tài. Tin bài được đưa đến đọc giả với tốc độ chóng mặt, không chỉ đơn giản là văn bản mà còn có các hình ảnh sinh động nữa. Các bạn được trang bị đầy đủ các kĩ thuật để sáng tạo tác phẩm.

Các nhà báo bây giờ giỏi lắm.

Rất nhiều nhà báo lão thành in những tác phẩm của mình để xuất bản sách giúp các nhà báo trẻ có thêm tư liệu, ông có nghĩ về việc xuất bản sách?

Nhà báo Hữu Thọ cũng đã từng hỏi tôi về vấn đề này. Nếu mà xuất bản thì cuốn sách ấy sẽ dày lắm. Nhưng bây giờ con trai tôi cũng đang chỉnh sửa 99 bài viết của tôi về Hà Nội. Đây thực sự là một kỉ niệm. Ngày con trai tôi còn bé, nó thường theo tôi đến cơ quan, những người trong cơ quan chê tôi là bênh Hà Nội. Nó lắng nghe và bây giờ nó tìm lại những bài viết đó, tổng hợp và viết lại những vấn đề xung quanh bài viết đó để xuất bản thành sách.

Mong cuốn sách của ông sẽ sớm được xuất bản. Không còn là phóng viên của báo nhân dân, ông vẫn còn viết báo và hoạt động báo chí chứ ạ?

Tuy chỉ là cán bộ hưu trí của báo Nhân dân (cười) nhưng tôi vẫn viết. Bây giờ tôi vẫn đang làm một bộ phim về nhà báo Thép Mới người có ảnh hưởng rất lớn tới tôi. Đó là bộ phim theo dấu chân của Thép Mới. Các thước phim về những nơi mà ông đã đi qua, cuộc đời của ông.

Vẫn luôn nỗ lực, vẫn ham viết và lao động hết mình cho sự nghiệp báo chí, xin chúc cho những kế hoạch của ông thành công với kết quả tốt nhất.

Lê Thủy

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN