Nguy hiểm rình rập nhà báo điều tra và hiện trường

(Sóng trẻ) - Không ít nhà báo hiện nay vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản khi tác nghiệp, đặc biệt về nguy cơ mất an toàn cá nhân. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền tác nghiệp nhà báo, nhất là trong lĩnh vực điều tra và hiện trường.

Theo số liệu của UNESCO, từ năm 2006 - 2019 ghi nhận gần 1000 vụ việc nhà báo bị thiệt mạng (bao gồm các trường hợp xảy ra khi nhà báo điều tra các vụ việc và những nguyên nhân khách quan), báo cáo cũng chỉ ra rằng, 85% nhà báo trên thế giới từng bị quấy rối hoặc tấn công trực tiếp, trong đó phần lớn là trong quá trình thu thập thông tin tại hiện trường. Tại Việt Nam, những vụ cản trở tác nghiệp, đe dọa và hành hung liên tục được ghi nhận và xử lý.

1-28.png
Báo cáo “Freedom of expression and the safety of foreign correspondents: trends, challenges and responses” của UNESCO (Tạm dịch: Tự do ngôn luận và sự an toàn của các phóng viên nước ngoài: xu hướng, thách thức và phản ứng). (Ảnh chụp màn hình) 

Trong môi trường báo chí hiện đại, người làm báo đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực và khách quan các vấn đề của xã hội. Đặc biệt, trong báo chí điều tra, họ là người tiên phong trong việc đưa những vụ việc phức tạp ra ánh sáng, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự minh bạch trong quản lý xã hội. Tuy nhiên, nhà báo cũng đối diện với không ít rủi ro và thách thức, từ sự can thiệp của các bên liên quan, đến nguy cơ bị đe dọa về tính mạng và an toàn cá nhân. Hiện nay, các quy định pháp luật bảo vệ quyền tác nghiệp đã có, nhưng trên thực tế còn nhiều bất cập.

Phóng viên Phạm Sỹ Công, công tác tại Báo Điện tử Dân Việt chia sẻ rằng, đã nhiều lần bị các đối tượng liên quan cản trở trong khi tác nghiệp, bị lăng mạ xúc phạm hay thậm chí là dọa đánh, giết sau khi loạt bài báo được đăng tải. Anh mong muốn có sự vào cuộc sớm hơn từ cơ quan chức năng: 

“Thực tế cho thấy rất nhiều phóng viên, nhà báo bị hành hung trong quá trình tác nghiệp. Có những vụ việc được báo chí đưa tin rầm rộ, nhưng sau đó mọi chuyện cũng trôi vào im lặng, không được xử lý triệt để. Chỉ khi xảy ra những tình huống nghiêm trọng, cơ quan chức năng mới bắt đầu vào cuộc”.

Tương tự với trường hợp của phóng viên Sỹ Công, phóng viên Nguyễn Đức Minh (báo Nông Nghiệp Việt Nam) cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp điều tra tại hiện trường: “Khi chúng tôi tác nghiệp công khai tại tỉnh Thái Bình sau khi ghi nhận phản ánh thực tế về tình trạng cán bộ có dấu hiệu ăn chặn tiền công quỹ, bất ngờ xuất hiện một người có biểu hiện say xỉn, không tỉnh táo, cản trở và gần như sẵn sàng hành hung phóng viên bất cứ lúc nào”. Cũng theo phóng viên, dù những hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính và nặng hơn nữa là xử lý hình sự, nhưng người làm  báo vẫn đang thiếu “cây gậy pháp lý” để tự bảo vệ mình.

do-vang-thiep-quoc-khanh-viet-nam-1.png
Phóng viên Nguyễn Đức Minh trong quá trình tác nghiệp (Ảnh: NVCC)

Trước thực trạng trên, tọa đàm “Bảo vệ quyền tác nghiệp cho nhà báo trong điều tra và hiện trường” được tổ chức mang ý nghĩa vô cùng cấp thiết. Tọa đàm sẽ diễn ra vào lúc 14h ngày 8/12/2024, kết hợp giữa hai hình thức trực tuyến trên Trang tin điện tử Sóng trẻ, Fanpage Sóng Trẻ và trực tiếp tại Hội trường Mai Việt Land (tầng 10, tháp C, tòa nhà Central Point 219 Trung Kính), tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của đông đảo công chúng. Đây là dịp để các bên cùng thảo luận, nhận diện những khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ quyền tác nghiệp hợp pháp của nhà báo, đồng thời nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của báo chí trong việc thúc đẩy minh bạch và công bằng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN