Cần "tỉnh táo" trước một số quan điểm sai trái, thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Trước những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các thế lực thù địch “đến hẹn lại lên” tung những luận điệu xảo trá, xuyên tạc với nhiều âm mưu thủ đoạn. Trước tình hình đó, chúng ta cần phải “tỉnh táo”!

Sau mười một năm thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (kể từ Hội nghị Trung ương V khóa XI), trước những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, các thế lực thù địch “đến hẹn lại lên” tung những tin đồn xuyên tạc hoặc đưa ra những luận điệu xảo trá với nhiều âm mưu thủ đoạn. Trước tình hình đó, chúng ta cần “tỉnh táo” trước một số quan điểm sai trái, thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

z4604171204836_61383b05f29a159be8ee8713cf924183.jpg
Quan điểm sai trái của các thế lực thù địch xuyên tạc công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. (ảnh chụp màn hình) 

Một số quan điểm sai trái, luận điệu xảo trá được các thế lực thù địch rêu rao với những nội dung sau: 1) đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam là cuộc đấu tranh giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng lẫn nhau trong Đảng (?!); 2) tham nhũng, tiêu cực là "căn bệnh kinh niên của thể chế chế chính trị độc đảng cầm quyền" (?!); 3) Đảng Cộng sản Việt Nam "không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng vì Đảng cũng tham nhũng, suy thoái, suy thoái" (?!). Những luận điệu trên là những luận điệu xuyên tạc, thiếu cơ sở khoa học của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Âm mưu thâm độc “ẩn sâu” trong những luận điệu xảo trá của các thế lực thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Những luận thuyết “dối trá”, “lừa bịp” của các thế lực thù địch về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mang tính chất chủ quan thiếu tính khoa học. Họ không hiểu hay cố tình không hiểu những quan điểm, nhận định của chính mình là vô căn cứ, lý luận “cuồng” ? Họ có thể hiểu, nhưng vẫn cố tình làm, bởi vì, đằng sau những luận thuyết sai trái, dối trá là những âm mưu, thủ đoạn nhằm lật đổ chế độ ở Việt Nam. 

Âm mưu thâm độc "ẩn sâu" trong những luận điểu xảo trá của các thế lực thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bao gồm những nội dung sau: 

Một là, các thế lực thù địch xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng lấy sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa Liên Xô và các nước Đông Âu để đưa ra luận cứ hạ bệ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ca ngợi về chế độ tư bản chủ nghĩa. Chúng đưa ra dẫn chứng về tình trạng tham nhũng, tiêu cực, những hạn chế còn yếu kém ở các nước chủ nghĩa hội; từ đó, phủ nhận sự đúng đắn của học thuyết Mác – Lênin.

Hai là, các thế lực thù địch tăng cường triển khai chiến lược “diễn biến hòa bình” , “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ. Ngăn chặn sự phát triển và bài trừ chủ nghĩa xã hội mà cao hơn nữa là chủ nghĩa Cộng sản. Tung các chiêu bài nhằm lợi dụng một số bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa cập nhật kiến thức kịp thời, làm dao động, mất lòng tin với Đảng, Nhà nước dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức.

Ba là, với thủ đoạn chính trị xảo trá, các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chế độ chính trị ở Việt Nam; chúng muốn xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn đến đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.

Bốn là, các thế lực thù địch tung ra những quan điểm, luận điệu sai trái, xảo trá nhằm tách rời ý Đảng với lòng dân, làm cho nhân dân hoang mang, dao động, mất niềm tin vào các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước dẫn đến việc mất niềm tin vào chế độ. Từ đó, chúng dễ dàng dụ dỗ, lôi kéo, kích động kích động các thành phần bất mãn xã hội, tập hợp thành các hội nhóm gây mất an ninh chính trị, an ninh xã hội.

Luận cứ phản bác các luận thuyết sai trái, thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tham nhũng là hiện tượng mang tính xã hội, là tệ nạn nhức nhối của tất cả các quốc gia, thể chế chính trị, trong đó có Việt Nam. Việc quy kết đưa ra các luận điểm sai trái một cách trắng trợn tư biện, của các thế lực thù địch cho thấy dã tâm to lớn của họ.

Để phản bác lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bài viết xin đưa ra một số luận cứ sau:

Một là, Tham nhũng “là hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có”; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực.

 Về nguồn gốc và bản chất, tham nhũng chính là sự lợi dụng quyền lực và tha hóa quyền lực để mưu đồ lợi ích cá nhân của một người hoặc một nhóm người làm phương hại đến lợi ích của tổ chức, xã hội. Vậy nên, chừng nào còn quyền lực nhà nước, còn sự phân chia giai cấp, đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn chưa dừng lại.

Thí dụ, sự kiện bê bối 1972 – 1974 của Tổng thống Mỹ Richard Nixơn về việc sử dụng quyền lực chính trị để trục lợi, Trước nguy cơ bị Quốc hội phế truất ngày 09-8-1974, Tổng thống Mỹ Richard Nixơn buộc phải từ chức. Ở Hàn Quốc cũng đã diễn ra sự kiện năm 2016, Tổng thống Park Geun-hye được xác định là một nghi phạm của vụ án tham nhũng. Theo đó, bà Park đã cấu kết với bà Choi Soon-sil để nhận hối lộ từ Tập đoàn Samsung nhằm đổi lấy những ưu đãi đối với hoạt động của mình. Cựu Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Eva Kaili là một trong 4 người đã bị cơ quan thực thi pháp luật Bỉ bắt giữ vào đầu tháng 12 năm 2022 với cáo buộc “tham gia vào một tổ chức tội phạm, rửa tiền và tham nhũng”.

Như vậy, ở các nước tư bản, ngay cả một số nước tư bản phát triển, vẫn có tình trạng tham nhũng và thậm chí ở cấp cao nhất. Tham nhũng xuất hiện và tồn tại ở tất cả các hình thức, các kiểu nhà nước đã từng tồn tại và đang tồn tại trong lịch sử nhân loại. Tất cả các hình thức, các kiểu nhà nước muốn tồn tại và phát triển đều phải đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng.

Hai là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm như vừa qua. Đây là điều không ai muốn , thậm chí rất đau xót, rất đau lòng; nhưng vì sự nghiệp chung; vì sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước; sự trong sạch vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm, làm quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, theo đúng quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

Mục đích của đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam là để “trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực, không để “một con sâu làm rầu nồi canh”. Từ đó để cảnh báo, răn đe, giáo dục nhằm góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Ba là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam là đấu tranh vì nguyện vọng và lợi ích của Nhân dân Việt Nam.

Từ lâu, Đảng ta đã nhận thức được việc quan liêu, tham nhũng sẽ gây ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước. Ở trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng  ta khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa ra những tổn thất không lường đối với vận mệnh của đất nước”[1]. Vậy nên công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam là công cuộc đấu tranh bảo vệ vận mệnh đất nước.

Căn cứ theo điều 2 Hiến pháp 2013: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội của nghĩa của Nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Nếu quan liêu, tham nhũng ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước, cũng là ảnh hưởng đến lợi ích của Nhân dân, vì Nhân dân là chủ của đất nước. Vậy nên công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam là đấu tranh vì nguyện vọng và lợi ích của Nhân dân Việt Nam.

Một số giải pháp nâng cao khả năng nhận diện các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Để nâng cao khả năng nhận diện các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, cần thực hiện những nội dung sau: 

2.jpg
Tọa đàm khoa học: Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”  Ảnh: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 

Một là, nâng cao giáo dục, tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho nhân dân về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là tầng lớp sinh viên.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định: “Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế không thể bị đảo ngược”. Chính vì vậy, khi đứng trước tình hình ngày càng có nhiều thế lực thù địch chống phá, sử dụng âm mưu nguy hiểm, thủ đoạn vô cùng tinh vi thì việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nhân dân, đặc biệt là tầng lớp sinh viên cần phải nâng cao trình độ về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần phải không ngừng học tập, tích lũy kiến thức, trăn trở, phải có sự “hoài nghi khoa học” để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, học tập.

Hai là, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên cùng với thế hệ sinh viên về đạo đức, lí tưởng cách mạng tránh hiện tượng “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” của cán bộ, sinh viên hiện nay.

Đạo đức là gốc, là nền tảng của mỗi con người. Trong quá trình phát triển toàn diện của một cá nhân, sự rèn luyện về đạo đức luôn cần được chú trọng ngay từ khi còn bé. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, sự bùng nổ công nghệ thông tin, đã ảnh hưởng một phần đến bộ phận giới trẻ gây ra tư duy lệch lạc, suy thoái về đạo đức, về tư tưởng. Do đó, cần mở rộng sinh hoạt, học tập, bồi dưỡng không chỉ về đạo đức mà còn về lí tưởng cách mạng để xây dựng gốc rễ vững chắc trước những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Ba là, cần có các dự báo, phát hiện nhanh chóng các quan điểm sai trái, thù địch để kịp thời ngăn chặn, xác minh tính đúng đắn của sự việc.

Xuyên suốt quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực báo chí và truyền thông góp phần lớn vào sự tuyên truyền, ngăn chặn thông tin sai lệch đến nhân dân. Nhiệm vụ của báo chí chính thống là nguồn kênh chủ lực tạo ra thông tin chính xác, truyền tải đến cộng đồng mạng nhận diện rõ thế nào là thông tin xấu độc, thế nào là quan điểm chống phá thù địch… Dù là cán bộ, đảng viên hay nhân dân- với tâm thế là người dùng mạng xã hội đều có thể nắm bắt thông tin kịp thời, phân rõ tính đúng đắn của sự việc. Đồng thời, để đẩy mạnh tính nhanh chóng, có thể xây dựng thêm cơ quan và đội ngũ cán bộ chuyên trách đảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong sạch, vững mạnh.

Bốn là, khơi dậy niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào thắng lợi của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết luôn gắn kết với nhau. Dù trong thời kỳ cách mạng hay xây dựng đất nước, để có được sự thành công, không thể thiếu lãnh đạo tổ chức và sự đồng lòng nhất trí của toàn dân mà hạt nhân là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng giải phóng, phát triển. Chính vì thế, cần phải khơi dậy được niềm tin trong ý chí chiến đấu của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân bởi lẽ:

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Với sự đồng lòng, nhất trí đúng như góc độ “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” thì mỗi người dân không chỉ nâng cao khả năng nhận diện trước các quan điểm sai trái, thù địch mà còn góp phần đẩy mạnh quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nguồn: 1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. T51, tr.130.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN