Văn hóa của anti fan Việt - Thực trạng đáng báo động
(Sóng Trẻ) - Ngày nay, anti fan không còn là một khái niệm xa lạ mà ngày càng phổ biến hơn trên thế giới, trong số đó có Việt Nam. Ở đâu xuất hiện cụm từ anti fan thì người ta biết ở đó đang có người bị "ghét". Trào lưu anti fan thực sự phát triển rầm rộ ở Việt Nam một vài năm gần đây. Tuy nhiên, trào lưu đó cũng có thêm nhiều biến tướng, đặc biết là văn hóa của các anti fan đang là một vấn đề thực sự đáng báo động.
Anti fan là ai?
Anti fan được hiểu là một người hay một cộng đồng phản đối một nhân vật nào đó. Những nhân vật bị “anti” thường là các nghệ sĩ hoặc người nổi tiếng. Thành viên của các cộng đồng anti fan khá phong phú với đủ mọi lứa tuổi, nhưng chiếm số đông vẫn là học sinh, sinh viên. Các cộng đồng anti fan được lập ra xuất phát từ việc không ưa thích phong cách, tính cách của nghệ sỹ, người nổi tiếng nào đó hoặc chỉ vì quá hâm mộ thần tượng của bản thân mà đi anti thần tượng của người khác.
Cách thức thể hiện của các anti fan cũng vô cùng phong phú. Họ thành lập những tổ chức có quy mô. Giờ đây, những trang web của anti fan với hàng chục nghìn thành viên dễ dàng được tìm thấy trên mạng Internet. Các anti fan hào hứng "chế" nhạc, làm thơ, viết truyện, soi mói đời tư... với mục đích duy nhất là hạ bệ người mình đang ghét.
Một cộng đồng anti fan có thể lên đến hàng chục nghìn thành viên
(ảnh minh họa)
Ở Việt Nam, các anti fan cũng tận dùng mạng xã hội Facebook hay Youtube - website chia sẻ video lớn nhất thế giới để phát triển hoạt động của mình. Tại đó, hàng trăm ngàn ca khúc bị "chế" được đăng tải nhằm mục đích chê bai, bôi nhọ danh tiếng của các nghệ sỹ hay người nổi tiếng. Đi kèm với đó là những lời bình luận sôi nổi của các thành viên. Nhưng điều đáng báo động hơn cả là một bộ phận không nhỏ các anti fan Việt đang thể hiện sự phản đối của mình một cách "vô văn hóa".
Báo động văn hóa của anti fan Việt
Tất nhiên, không phải tất cả các anti fan đều cư xử thiếu văn hóa, nhưng con số này lại rất nhỏ. Điều đáng lo ngại là các anti fan "xấu" tích cực nhất lại nằm trong khoảng 12 - 18 tuổi, tức là các em mới chỉ học cấp 2, cấp 3.
Phạm Trà (sinh viên ĐH Kinh doanh - Công nghệ) bày tỏ: "Các em càng nhỏ tuổi lại càng hỗn. Các em không ngại ngùng vận dụng tất cả vốn từ "bẩn" của mình để chửi bới, xúc phạm người bị anti ngay trên những mạng xã hội hàng nghìn người đọc một cách thản nhiên". Trà cũng lý giải thêm rằng tại các trang mạng xã hội các em tham gia, có rất nhiều người cùng chung "quan điểm" nên họ có thể thỏa sức “tung hoành” và nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều thành viên khác. Thậm chí, nếu có bất kỳ ai vào "vương quốc" của họ để nói về văn hóa ứng xử sẽ lập tức bị tất cả những thành viên này phản ứng lại. Trường hợp của Hương Thảo - sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân là một ví dụ. Thảo cho biết: "Mình tình cờ đọc được một trang anti nghệ sỹ trên mạng, thấy có những ngôn ngữ không phù hợp nên có đôi lời góp ý. Không ngờ sau đó, rất nhiều thành viên trên trang này vào blog cá nhân của mình lăng mạ bằng những từ ngữ rất “chợ búa”.
Bất kỳ ai có cơ hội tiếp xúc với những bình luận của các anti fan "xấu" này chắc chắn sẽ phải giật mình vì "ngôn ngữ bí ẩn" của người Việt trẻ hiên nay. Trang mạng xã hội Facebook anti Gào có đến hơn 10.000 thành viên, trong đó không thiếu những câu nói khiếm nhã như: "May mà Gào chưa đi hát, Gào mà đi hát thì Gào vác cả WC lên sân khấu". Hay trang mạng xã hội Facebook anti ban nhạc HKT, các anti fan không ngần ngại phát ngôn: "Hội khóc Thuê đây hả"... Còn đối với các clip bị coi là thảm họa V-pop thì 95% bình luận sử dụng từ ngữ thô lỗ, tục tĩu.
Ngôn ngữ thô tục có thể thấy ở bất cứ kênh anti nào
Nghiêm trọng hơn có những anti fan còn tìm mọi cách gây nguy hiểm cho các nghệ sỹ. Nam ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng từng bị fan cuồng xịt hơi cay ba lần khi đang giao lưu với khán giả, nữ ca sỹ Cẩm Ly cũng bị quăng rắn trúng người trong lần biểu diễn tại Bến Trẻ hay nam ca sỹ Đan Trường từng bị một khán giả mời rượu có chất kích thích khiến ca sỹ này thấy khó thở, chóng mặt và chân tay cứng đờ trong lần biểu diễn mới đây tại Hải Phòng. Đây chỉ là một vài ví dụ trong vô vàn biến thể của "văn hóa anti" hiện nay.
Những anti fan này liệu có biết rằng họ đang làm xấu đi hình ảnh của bản thân cũng như hình ảnh của cả một cộng đồng người Việt trẻ. Những ngôn từ họ sử dụng trên các diễn đàn mạng sẽ có hàng trăm, hàng nghìn người đọc và chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Trong đó có cả bạn bè quốc tế, họ sẽ nghĩ gì về trình độ văn hóa của người Việt trẻ? Hành động làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác của các anti fan thậm chí sẽ khiến họ phải đứng trước vành móng ngựa - một cái giá không hề nhỏ.
Vẫn biết rằng yêu hay ghét đều là quyền của mỗi người, không ai sai khi chia sẻ những cảm xúc của mình, tuy nhiên, các anti fan nên có sự thay đổi trong cách ứng xử để thể hiện mình là những người trẻ có văn hóa!
1. Quốc Dũng: [email protected]
Anti-fan đang trở thành một trong những công cụ để đánh bóng tên tuổi
Đã là ca sĩ, người mẫu hay diễn viên thì ai cũng mong muốn nổi tiếng bằng cách này hay cách khác. Và anti-fan, dù muốn hay không, cũng đang trở thành một công cụ đắc lực giúp quảng bá hình ảnh cho những kẻ muốn kiểu nổi tiếng “không giống ai này”.
Dường như trong showbiz Việt hiện nay, có những người mong muốn nổi tiếng bằng mọi giá. “Tiếng lành đồn xa, tiếng xấu còn đồn xa hơn” có lẽ là khẩu hiệu của những nhân vật này. Thay vì sử dụng khả năng của mình nổi tiếng, họ lại sử dụng những chiêu quảng cáo vô cùng kỳ quặc như hát những bài hát siêu dở, ăn mặc bắt chiếc các ngôi sao nổi tiếng thế giới, hay đưa ra những phát ngôn không thể chấp nhận được.
Và quả đúng như họ mong đợi, độc chiêu quảng cáo này đã thực sự có tác dụng khi thu hút được một lượng lớn công chúng quan tâm. Cho dù có là ghét cay ghét đắng đi chăng nữa, thì phải thừa nhận những video clip, bài hát của các ca sĩ, nhóm nhạc sở hữu lượng anti-fan lớn nhất Việt Nam luôn có một lượng người xem rất lớn, không thua kém gì (thậm chí là hơn) những ngôi sao tài năng chân chính. Hiện tại những kẻ sử dụng phương pháp này để nổi tiếng ngày càng nhiều.
Như vậy, anti-fan, được thành lập ban đầu với mục đích phản đối, thể hiện thái độ căm ghét với những nhân vật này, lại vô tình trở thành một công cụ giúp họ đánh bóng bản thân. Cộng đồng anti-fan của nhân vật nào càng phát triển mạnh mẽ, càng gay gắt thì nhân vật đó dường như càng nổi tiếng và được nhiều người biết đến.
Vẫn biết rằng yêu hay ghét đều là quyền của mỗi người, không ai sai khi chia sẻ những cảm xúc của mình. Tuy nhiên, trước khi các anti fan lên tiếng lên án một ai đó, có lẽ nên suy nghĩ xem liệu mình có vô tình trở thành một công cụ bị kẻ khác lợi dụng hay không.
2. Vân Anh: [email protected]
Hãy nhìn vào những nhân vật có nhiều anti-fan
Bài viết nêu lên thực trạng đáng báo động về một bộ phận các anti-fan đang có xu hướng gia tăng gần đây và hầu hết là trách cứ họ rất nhiều. Nhưng đổi lại, nếu nhìn vào các nhân vật đang “sở hữu” một lượng anti-fan hùng hậu lên đến mấy nghìn người, thì cũng nên xem xét họ là ai mà lại phải chịu những lời lẽ có phần cay nghiệt và ác ý đến như vậy.
Gào hay HKT là những nhân vật được tác giả đưa ra trong bài để làm ví dụ cho những nghệ sĩ, những người nổi tiếng có thành phần anti-fan tiêu biểu. Nhưng trong bài lại không hề nhắc đến họ là ai, họ đã làm gì để khiến nhiều người ghét đến vậy. Đó cũng là những người thuộc thế hệ trẻ của đất nước, nhưng những điều họ làm, họ nói hay thể hiện ra nài, theo tôi được biết đó quả thật là một điều đáng xấu hổ.
Gào vốn là một nhân vật nổi tiếng qua mạng, là cô nhà văn trẻ đã may mắn có được trong sự nghiệp sáng tác của mình một vài tác phẩm được xuất bản. Không nói đến việc các tác phẩm của cô có nội dung ra sao, nhưng chỉ cần đọc những dòng cảm nghĩ của bản thân trên mạng, cũng có thể thấy rằng cô nhà văn này có một cách sống cần phải xem xét lại. Cuộc sống của một người trẻ tuổi mà lúc nào cũng mang cái nhìn bi quan, tiêu cực. Hết chuyện tình yêu mù quáng, chuyện ghen tuông, chuyện chửi nhau, đánh nhau với ai ở đâu ra sao cũng được đưa lên mạng. Những lời nói cay nghiệt, những lời chửi này chửi nọ không khác gì dân chợ búa được cô thản nhiên phơi bày ra cho thiên hạ đọc. Ai đồng tình ủng hộ thì không sao, nhưng ai phản đối, nói lại thì cô “gào” lên chốn đông người với những lời lẽ hết sức thô tục để bảo vệ cho mình. Thiết nghĩ, nếu là tôi, tôi cũng sẽ là một anti-fan.
Về HKT, ban nhạc gần đây nổi lên nhờ gắn liền với mác ” Thảm họa nhạc việt(Vpop)” cũng sở hữu một lượng anti-fan đông đảo, mà nếu chuyển lại thành fan thì quả thật là con số đáng mơ ước đối với nhiều nghệ sĩ. Lời lẽ nhố nhăng, thô tục trong các bài hát, phong cách ăn mặc quái dị, những phát ngôn gây sốc là điều dễ dàng để nhớ đến mỗi khi nhắc tới HKT. Nếu không có sự phản ứng gay gắt của các anti-fan, thì có lẽ nhiều người cũng không biết ban nhạc thảm họa HKT này, và biết đâu lại cho rằng giới trẻ quá thờ ơ hay cũng thấy thích thể loại nhạc nhăng cuội đó. Khi các anti-fan lên tiếng, họ hoàn toàn có thể là những fan chân chính, mong muốn nền nhạc Việt nước nhà phát triển nên mới có thái độ gay gắt đến vậy.
Cũng không thể phủ nhận hoàn toàn những gì có hại mà anti-fan đã gây ra. Nhưng trước khi phê phán họ, hãy nhìn nhận một cách khách quan rằng, những nhân vật bị anti-fan phản đối có đáng bị như thế không. Nếu đó là những người nghệ sĩ chân chính, là những người nổi tiếng vì tài năng của họ, thì tất nhiên điều đó hoàn toàn đáng bị lên án. Nhưng nếu là những nhân vật ngược lại, thì có thể thấy rằng các anti-fan đang hoàn toàn tỉnh táo trước những lời nói và hành động của họ.
3. Linh Chi: [email protected]
Vì sao người trẻ thích ghét người khác?
Vì sao người trẻ thích ghét người khác? Đây luôn là câu hỏi tôi nghĩ tới đầu tiên mỗi khi click vào một trang anti hay đọc phần bình luận ở dưới các video trên trang mạng chia sẻ Youtube. Vì đấy là “trào lưu”, mọi người ghét thì mình cũng ghét, hay là phần “ghen ăn tức ở” xấu xí ở mỗi người?
Có nhiều nhóm nhạc, ca sĩ được so sánh như thảm họa Vpop, vì vậy thật dễ hiểu khi họ có một lực lượng anti fan rất hùng hậu. Theo chủ quan của tôi, có lẽ những người “anti” các ca sĩ dạng này đơn thuần chỉ ghét, không hề có ý ghen tị gì ở đó. Mục đích lập ra ban đầu của các hội anti này cũng là để những hình ảnh làm xấu mặt nền âm nhạc Việt Nam không thể tồn tại được lâu. Xuất hiện lực lượng antifan cũng chính là phản hồi của người nghe khi các ca sĩ ra mắt sản phẩm âm nhạc.
Nhưng có vẻ như mọi việc đang dần đi quá xa khi thành viên các nhóm anti không biết đến giới hạn, và các hội anti mọc lên ngày càng nhiều. Đọc một lượt các comment về MV (music video) “Nếu như anh đến” của ca sĩ Văn Mai Hương, tôi thấy thật đáng sợ với cách xử sự của những người cùng trang lứa với mình. Một ca khúc/video được đánh giá hay hay dở là tùy vào quan điểm của mỗi người, nhưng hễ thấy dở thì người trẻ lại vùi dập thành quả của người khác không hề thương tiếc.
Chỉ vì một chi tiết (thậm chí là chẳng mấy liên quan) mà người ta nói rằng MV “Nếu như anh đến” của VMH giống với MV “Love you like a love song” của Selena mez, để rồi từ đó họ “anti” sang Văn Mai Hương và “ném đá” thành quả của cô không ra gì. Sau đó ít lâu, đạo diễn của MV có lẽ thấy quá bức xúc với những ý kiến không mang tính xây dựng mà chỉ nhằm mục đích bôi nhọ ca sĩ cũng như ekip làm MV nên đã lên tiếng bằng một video clip khác. Và video này lại khiến cho lực lượng anti như tiếp thêm sức mạnh, chửi bới không biết mệt ngày này qua ngày khác.
Tôi đồng ý quan điểm cho rằng “anti” thì không thể đi kèm với văn hóa. Một khi đã ghét thì dễ làm cho người ta mờ mắt. Thế nhưng, thể hiện thái độ yêu ghét đúng mực cũng là một điều đáng suy nghĩ dành cho người trẻ.
4. Hà Trang: [email protected]
Tại sao antifan ngày càng nhiều?
Thay vì trau dồi tài năng, một số nghệ sỹ lại chọn cách tạo ra hàng loạt các scandal gây sốc để nổi tiếng. Chính vì thế không bất ngờ khi số lượng antifan xuất hiện ngày càng nhiều.
Đã là nghệ sỹ thì hầu hết đều có fan. Fan là những người yêu quý, động lực thúc đẩy họ đi lên trên con đường nghệ thuật. Nhưng là nghệ sỹ thì không chỉ có fan mà có cả antifan nữa.
Ngày trước, không thích một ca sỹ, nhóm nhạc…nào đó các bạn chỉ biểu hiện bằng thái độ “thích hoặc không thích” hoặc tâm sự nỗi niềm đó với bạn mình. Nhưng ngày nay lại khác. Cùng với việc được mở rộng quan hệ với mọi người xung quanh và nâng cấp nhiều tính năng chat, hội thoại hoặc việc xuất hiện các forum, teens đã có một “địa bàn riêng” để tám. Nhờ đó, fan của một nghệ sĩ nào đó có cơ hội tăng rất nhanh nhưng kèm theo là tỉ lệ antifan cũng tăng “vèo vèo”.
Có nhiều lý do khiến cho lực lượng antifan ngày càng hùng hậu. Chủ yếu các antifan đều là fan ruột của một thần tượng nào đó, việc xuất hiện các ca sỹ khác trong cùng một dòng nhạc, một lĩnh vực dẫn đến sự cạnh tranh về fan, về thị trường…Một số fan hâm mộ tìm cách hạ bệ người kia để nâng cao hình ảnh thần tượng mình. Cũng có đôi khi sự bắt trước của một ca sĩ nào đó giống với ca sĩ mà họ thần tượng làm cho antifan xuất hiên chỉ chích. Nhưng chủ yếu, antifan “lộ diện” nhiều nhất khi người nghệ sỹ có những hành vi ứng xử không đẹp.
Hành vi ứng xử ở đây có thể hiểu là sự thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp khi cho ra đời hàng loạt các sản phẩm kém chất lượng. Bên cạnh đó, nhiều nghệ sỹ thay vì trau dồi tài năng để nổi tiếng lại tìm cách đánh bóng tên tuổi bằng hàng loạt các scandal gây sốc cũng khiến antifan giận dữ. Họ thành lập các nhóm với số lượng thành viên đông đảo thể hiện sự phản đối của mình một cách khá tổ chức.
Gần đây, Ngô Thanh Vân, Phương My hay nhóm nhạc HKT bị cộng đồng mạng tẩy chay gay gắt chính là một vd điển hình cho sự cẩu thả và vô trách nhiệm trong nghề nghiệp.
Không phủ nhận rằng, hiện nay một số antifan biểu lộ thái độ ghét của mình còn quá lố và phản cảm. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, các ca sỹ, nghệ sỹ cũng cần phải có trách nhiệm hơn đối với các sản phẩm lao động của mình nếu không rất dễ trở thành “động lực” để các antifan xuất hiện ngày càng nhiều.
5. Anh Ngọc: [email protected]
Không hề có khái niệm “văn hóa của anti-fan”
Anti là một hoạt động không thể gắn liền với hai chữ “văn hóa”.
Chuyện anti-fan đã từ lâu không còn là điều gì xa lạ. Người nổi tiếng nào cũng có anti-fan, không nhiều thì ít. Ghen ghét, chê bai, như thế đã được coi là anti. Đan Trường, Cẩm Ly từ cách đây cả 15 năm trời đã có cả ngàn anti-fan. Nhưng đến mức như hiện tại thì đúng là khó mà tưởng tượng.
Thực ra, anti-fan không hoàn toàn là xấu. Xét một cách cốt lõi, khi hoạt động anti là để lên án, phản đối những mặt xấu, những khoảng đen trong giới nghệ thuật nhằm loại trừ những tiêu cực ra khỏi đời sống văn hóa (tất nhiên là một cách có chừng mực) thì không hẳn là không nên. Với những “hình tượng” (theo nhận định của tôi là kinh khủng) như HKT hay Phi Thanh Vân, thì có người anti dữ dội cũng chẳng là chuyện gì khó hiểu.
Đáng tiếc, khi thái độ và hành động của anti-fan vượt quá giới hạn của đạo đức, của mối quan hệ giữa con người với con người, thì nó trở thành một “nạn dịch” ghê gớm không kém gì chính những cái xấu, cái lố bịch mà anti-fan đang anti.
Tôi đồng ý rằng, khi anti một đối tượng nào đó, dù cho là đối tượng đó có đáng phản đối đến thế nào đi chăng nữa, thì với hành động nhục mạ, công kích đối tượng một cách tàn tệ, các anti-fan đã tự hạ thấp chính mình, thậm chí còn thấp hơn cả đối tượng mà họ công kích. Khi dùng gạch, dùng đá… để anti, anti-fan trở thành người vi phạm pháp luật.
Nhưng cũng chính vì thế, tôi không đồng ý với cụm từ “văn hóa của anti-fan”. Với mọi cách hiểu về văn hóa, rõ ràng là anti đến mức độ như bài báo nêu ra là vô văn hóa, nếu không muốn nói là phản văn hóa. Anti-fan không tạo ra một giá trị tinh thần hay vật chất nào để được coi là văn hóa, và do đó không hề tồn tại một khái niệm gì gọi là “văn hóa của anti-fan”.
6. Thu Huyền: [email protected]
Tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân mình
Việc khen hết lời thần tượng của mình hay chê, “ném đá” không thương tiếc vào những người mình không ưa đang dần trở thành trào lưu của các bạn trẻ hiện nay. Những câu nói xấu, lời chê bai, không để ý đến thái độ của người xung quanh, không những ảnh hưởng đến danh dự của người khác mà nó còn tự hủy hoại hình ảnh của chính bản thân người nói.
Hiện nay, trên các diễn đàn như facebook, youtube xuất hiện dày đặc các trang anti fan. Khi một “thảm họa” âm nhạc xuất hiện là y như rằng, ngay lập tức “nổ” ra không chỉ một mà rất nhiều trang anti fan ca sĩ đó. Mọi người thi nhau vào chửi bới, nói xấu với những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa.
Nghề ca sĩ là nghề “làm dâu trăm họ”, không thể được lòng hết tất cả mọi người được. Thế nên, mọi người cũng nên cần có một cái nhìn thoáng hơn với các ca sĩ hiện nay. Nhưng nói đến ca nhạc Việt Nam hiện nay không thể không nhắc đến những “thảm họa” như: “Nói dối” của Phương My, hay các nhóm HKT, HKTm, “Da nâu” của Phi Thanh Vân… Thật không hiểu nổi họ nghĩ gì khi hát lên được những bài hát mà câu từ nhạt nhẽo, không có nội dung, bảo sao không xuất hiện những trang anti các “ca sĩ” này.
Nhưng các bạn trẻ cũng nên cân nhắc mình phát ngôn cái gì, không thể tùy tiện thích gì nói nấy được. Hãy là những con người có văn hóa, nói năng lịch sự, bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình.
7. Ánh Nguyệt: [email protected]
Nên có cái nhìn khách quan hơn về anti fan
Trước khi phê phán những hành vi ứng xử của các anti fan thì chúng ta nên có cái nhìn khách quan hơn về họ. Nếu những nghệ sỹ, những người được công chúng quan tâm, ngưỡng mộ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp cũng như hành động của mình thì sẽ chẳng thể nào có những anti fan.
Có fan thì ắt sẽ có anti fan. Con người ta có quyền yêu, quyền ghét theo sở thích của mình. Khi bạn yêu mến một ai đó, bạn sẽ dành những lời lẽ tốt đẹp nhất cho người ta, nhưng đến khi ghét họ, liệu rằng những lời lẽ tốt đẹp ấy còn được bán ử dụng cho họ nữa không? Có chăng cũng chỉ là sự giả tạo, hai mặt. Xã Hội ngày càng phát triển thì sự tự do ngôn luận càng được thể hiện, chính vì thế mà những anti fan có dịp để nói lên những quan điểm của mình về những điều họ quan tâm, họ muốn góp ý.
Anti fan có quyền khi thể hiện thái độ ghét đối với những nghệ sỹ không có trách nhiệm với nghề nghiệp cũng như có những hành vi thiếu văn hóa. Không phủ nhận rằng trong thời gian qua đã có một số anti fan quá khích, đã có những hành vi thiếu văn hóa, những nhìn lại những gì mà những nghệ sỹ của Vipop đã làm trong thời gian qua thì ta sẽ dễ dàng hiểu được tại sao các anti fan lại có những hành vi như vậy.
Nói đi thì cũng nói lại, nếu các anti fan đều biết thể hiện những bức xúc của mình một cách có văn hóa để góp ý cho những người mà họ ghét thì sẽ không có những lời chê bai đối với họ và làng giải trí sẽ có ít đi những hành vi phản cảm.
8. Đỗ Bài: [email protected]
Không yêu cũng đừng … cho roi vọt
Một khi đã “Yêu” thì hết sức ngợi ca, tung hô, tô vẽ… thậm chí còn mang hình bóng của thần tượng của mình tới tận tại bàn học, trên tường hay và cả những… giấc mơ. Thế nhưng nếu như đã không yêu thì không ít người sẵn sàng “ném đá” hay “quăng tạ” cho những kẻ mình không thích. Dân mạng gọi những người như thế là ăn-ti-fan.
Thật bất ngờ vì cho đến nay số lượng các an-ti fan ấy lại nhiều đến thế. Mà con người cũng lạ thật, không thích người ta thì tìm một chỗ nào đó mà… chửi rủa thầm… người ta chứ lại lại đi công khai chỉ trích hoặc tẩy chay người ta bao giờ. Mà nếu có chỉ trích thì hãy dùng những lý lẽ của mình một cách thẳng thắn chứ ai lại đi đao to búa lớn, lập ra bang hội để tăng tính “sát thương” cho kẻ bị ăn-ti. Nghe mà nổi da gà, có khi lại thấy sắc mùi kiếm hiệp y như tiểu thuyết Kim Dung.
Cách đây chừng hai hay ba năm gì đó, người ta lập ra một hội có cái tên hoàng tráng lắm, hình như là “Hội những người phát cuồng vì ABC và đồng ngiệp” (ABC ở đây là tên một bình luận viên). Nhìn cũng hoành tráng thật, chỉ một thời gian mà số hội viển đã lên tới vài con số. Nhưng người ta bảo như thế đâu có phải là bình luận, mà là “bình loạn bóng đá” và họ sử dụng rất nhiều từ có lẽ… không có trong từ điển tiếng Việt. Cảm thấy chưa thỏa thích, người ta còn “bồi” thêm cho mấy “cú” nữa bằng một loạt các video, audio có nhại giọng của bình luận viên ấy… Thực sự nghe mà không nhịn nổi cười.
Cổ nhân có câu: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Ấy thế mà ở thời bây giờ người ta có vẻ thích làm ngược lại. Thật là khó để “chung sống” với người mình không yêu, chi bằng ném “gạch” cho họ te tua, tàn tạ, tăm tối… mới thôi. Xem ra, cái cách phản đối yêu kiểu ấy vẫn còn… trẻ con lắm. Vậy các anti fan ơi, đã không yêu người ta thì thôi, xin đừng dùng “roi vọt” như thế nữa!
9. Thùy Linh: [email protected]
Càng nhiều anti fan càng chứng tỏ sự nổi tiếng!
Từ những diễn viên, ca sĩ hạng “xoàng” cho đến đương kim hoa hậu đều thấy xuất hiện một lượng antifan khá lớn. Nhưng lượng antifan càng cao thì càng chứng tỏ khả năng thu hút và sự nổi tiếng của nhân vật đó càng lớn, mặc dù sự nổi tiếng đó có thể có nhiều cách đạt được.
Bất cứ một cái gì cũng có hai mặt của nó. Cuộc đời còn có nhiều mảng, có góc sáng góc tối. Làm gì có ai hoàn hảo, ai mà chẳng có tí vết chứ có phải tròn trịa như “viên ngọc”. Bởi vậy có fan rồi thì chuyện có anti fan nữa cũng là chuyện bình thường. Các diễn viên, ca sĩ, người mẫu, cầu thủ, họ cũng là những con người có mặt tốt mặt xấu…Tốt thì được fan tán dương, còn không tốt thì được anti fan “ném đá”.
Tóm lại, fan hay anti fan đều nói đến một nhân vật, một con người, có quan tâm có theo dõi thì mới biết được nhân vậy đó như thế nào, ra làm sao…Thế phải chăng là nhân vật đó quá nổi tiếng, nổi tiếng để “tất tần tật” mọi cái về cuộc đời sự nghiệp đều có một lượng người quan tâm và theo dõi. Chỉ là chưa xét đến việc họ quan tâm mình theo cách nào, ở góc độ nào, tốt hay xấu mà thôi. Thậm chí có một lượng antifan còn sưu tầm hình ảnh của nhân vật theo thời gian, sự thay đổi qua từng thời kì. Phải chăng, đó cũng là một biểu hiện của sự quan tâm?. Do đó, có thể nói rằng nhân vật nào càng nhận được lượng antifan khổng lồ thì chứng tỏ sự nổi tiếng của họ càng lớn. Ví dụ như ca sĩ Thủy Tiên, sự nghiệp ngày càng thăng hoa, nhan sắc ngày càng mặn mà…, vậy mà lượng anti fan của cô lên tới hơn hai nghìn người trên facebook, hay cô hoa hậu Ngọc trinh, mới nổi lượng fan thì ít mà lượng anti fan thì lớn gấp bội. Điều đó chứng tỏ được sự nổi tiếng và chỗ đứng trong con mắt khán giả cho dù đó là tốt hay xấu.
Không ít người đã lợi dụng anti fan để lăng xê cho sự nổi tiếng của bản thân. Họ tạo ra rất nhiều scandal để lôi kéo cả một lượng anti fan khổng lồ. Lúc đó, ắt hẳn tên tuổi của họ sẽ nổi như cồn. Trong khi, rất nhiều người nổi tiếng đã phải cố gắng nỗ lực gấp trăm lần để tạo nên thương hiệu của riêng bản thân mình.
10. Trịnh Bồng: [email protected]
Antifan không hoàn toàn là xấu
Antifan thực chất là khái niệm người ta dùng để chỉ thái độ “ghét” của mình đối với đối tượng, một điều mà họ cảm thấy “chướng tai gai mắt”. Song không thể kết luận tất cả antifan đều là xấu.
Một thực tế không thể phủ nhận là ngày nay các bạn trẻ thể hiện cái sự ghét của mình một cách rất thoải mái và công khai. Ví như antifan gét thầy cô, rồi antifan chơi xấu các ca sĩ… Nhìn một cách tổng thể thì đó là những hành động không mấy tốt đẹp, ảnh hưởng xấu đến người khác. Tuy nhiên đôi khi antifan cũng thể hiện quan điểm của mình rất đúng trước những vấn đề đáng lên án.
Hẳn là khi nhắc đến những ca khúc “Da Nâu”, “Nói Dối”, hay nhóm nhạc lừng danh “HKT” ai cũng có ấn tượng không mấy tốt đẹp. Báo chí đã tốn không ít giấy mực trước vấn đề này. Để tạo sự nổi tiếng, các ca sĩ đã không ngần ngại phô bày sự nhảm nhí trên cả cách thể hiện lẫn ca từ trong bài hát. Những ca khúc ấy được xem như “những thảm họa của nhạc Việt”. Nền âm nhạc liệu có tồn tại được với những ca khúc “kinh hoàng” đó hay không?
Rồi nhiều bạn trẻ mong muốn tìm được sự nổi tiếng bằng những cách thể hiện khác người. Tình trạng show hàng, tung clip sex của mình lên mạng… tất cả những điều đó liệu có tốt? Chúng ta có quyền phê phán những điều không tốt đó lắm chứ. Các antifan đã không ngần ngại mà lên án một cách mạnh mẽ quan điểm của mình mà không phả ai cũng dám nghĩ , dám làm.
Tôi nghĩ, sống ở thế kỷ 21 chúng ta nên thể hiện cái tôi, thể hiện chính kiến của mình một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Tất nhiên đó phải là những vấn đề mà toàn xã hội cùng bức xúc. Trong trường hợp này tôi nghĩ antifan không phải là một văn hóa xấu như mọi người vẫn nghĩ mà ngược lại điều đó là rất cần thiết.
Anti fan là ai?
Anti fan được hiểu là một người hay một cộng đồng phản đối một nhân vật nào đó. Những nhân vật bị “anti” thường là các nghệ sĩ hoặc người nổi tiếng. Thành viên của các cộng đồng anti fan khá phong phú với đủ mọi lứa tuổi, nhưng chiếm số đông vẫn là học sinh, sinh viên. Các cộng đồng anti fan được lập ra xuất phát từ việc không ưa thích phong cách, tính cách của nghệ sỹ, người nổi tiếng nào đó hoặc chỉ vì quá hâm mộ thần tượng của bản thân mà đi anti thần tượng của người khác.
Cách thức thể hiện của các anti fan cũng vô cùng phong phú. Họ thành lập những tổ chức có quy mô. Giờ đây, những trang web của anti fan với hàng chục nghìn thành viên dễ dàng được tìm thấy trên mạng Internet. Các anti fan hào hứng "chế" nhạc, làm thơ, viết truyện, soi mói đời tư... với mục đích duy nhất là hạ bệ người mình đang ghét.
Một cộng đồng anti fan có thể lên đến hàng chục nghìn thành viên
(ảnh minh họa)
Ở Việt Nam, các anti fan cũng tận dùng mạng xã hội Facebook hay Youtube - website chia sẻ video lớn nhất thế giới để phát triển hoạt động của mình. Tại đó, hàng trăm ngàn ca khúc bị "chế" được đăng tải nhằm mục đích chê bai, bôi nhọ danh tiếng của các nghệ sỹ hay người nổi tiếng. Đi kèm với đó là những lời bình luận sôi nổi của các thành viên. Nhưng điều đáng báo động hơn cả là một bộ phận không nhỏ các anti fan Việt đang thể hiện sự phản đối của mình một cách "vô văn hóa".
Báo động văn hóa của anti fan Việt
Tất nhiên, không phải tất cả các anti fan đều cư xử thiếu văn hóa, nhưng con số này lại rất nhỏ. Điều đáng lo ngại là các anti fan "xấu" tích cực nhất lại nằm trong khoảng 12 - 18 tuổi, tức là các em mới chỉ học cấp 2, cấp 3.
Phạm Trà (sinh viên ĐH Kinh doanh - Công nghệ) bày tỏ: "Các em càng nhỏ tuổi lại càng hỗn. Các em không ngại ngùng vận dụng tất cả vốn từ "bẩn" của mình để chửi bới, xúc phạm người bị anti ngay trên những mạng xã hội hàng nghìn người đọc một cách thản nhiên". Trà cũng lý giải thêm rằng tại các trang mạng xã hội các em tham gia, có rất nhiều người cùng chung "quan điểm" nên họ có thể thỏa sức “tung hoành” và nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều thành viên khác. Thậm chí, nếu có bất kỳ ai vào "vương quốc" của họ để nói về văn hóa ứng xử sẽ lập tức bị tất cả những thành viên này phản ứng lại. Trường hợp của Hương Thảo - sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân là một ví dụ. Thảo cho biết: "Mình tình cờ đọc được một trang anti nghệ sỹ trên mạng, thấy có những ngôn ngữ không phù hợp nên có đôi lời góp ý. Không ngờ sau đó, rất nhiều thành viên trên trang này vào blog cá nhân của mình lăng mạ bằng những từ ngữ rất “chợ búa”.
Bất kỳ ai có cơ hội tiếp xúc với những bình luận của các anti fan "xấu" này chắc chắn sẽ phải giật mình vì "ngôn ngữ bí ẩn" của người Việt trẻ hiên nay. Trang mạng xã hội Facebook anti Gào có đến hơn 10.000 thành viên, trong đó không thiếu những câu nói khiếm nhã như: "May mà Gào chưa đi hát, Gào mà đi hát thì Gào vác cả WC lên sân khấu". Hay trang mạng xã hội Facebook anti ban nhạc HKT, các anti fan không ngần ngại phát ngôn: "Hội khóc Thuê đây hả"... Còn đối với các clip bị coi là thảm họa V-pop thì 95% bình luận sử dụng từ ngữ thô lỗ, tục tĩu.
Ngôn ngữ thô tục có thể thấy ở bất cứ kênh anti nào
Nghiêm trọng hơn có những anti fan còn tìm mọi cách gây nguy hiểm cho các nghệ sỹ. Nam ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng từng bị fan cuồng xịt hơi cay ba lần khi đang giao lưu với khán giả, nữ ca sỹ Cẩm Ly cũng bị quăng rắn trúng người trong lần biểu diễn tại Bến Trẻ hay nam ca sỹ Đan Trường từng bị một khán giả mời rượu có chất kích thích khiến ca sỹ này thấy khó thở, chóng mặt và chân tay cứng đờ trong lần biểu diễn mới đây tại Hải Phòng. Đây chỉ là một vài ví dụ trong vô vàn biến thể của "văn hóa anti" hiện nay.
Những anti fan này liệu có biết rằng họ đang làm xấu đi hình ảnh của bản thân cũng như hình ảnh của cả một cộng đồng người Việt trẻ. Những ngôn từ họ sử dụng trên các diễn đàn mạng sẽ có hàng trăm, hàng nghìn người đọc và chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Trong đó có cả bạn bè quốc tế, họ sẽ nghĩ gì về trình độ văn hóa của người Việt trẻ? Hành động làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác của các anti fan thậm chí sẽ khiến họ phải đứng trước vành móng ngựa - một cái giá không hề nhỏ.
Vẫn biết rằng yêu hay ghét đều là quyền của mỗi người, không ai sai khi chia sẻ những cảm xúc của mình, tuy nhiên, các anti fan nên có sự thay đổi trong cách ứng xử để thể hiện mình là những người trẻ có văn hóa!
Yến Hoa, Minh Tâm, Hồng Lê, Lê Huế, Đình Khang
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ý KIẾN BÌNH LUẬN:
1. Quốc Dũng: [email protected]
Anti-fan đang trở thành một trong những công cụ để đánh bóng tên tuổi
Đã là ca sĩ, người mẫu hay diễn viên thì ai cũng mong muốn nổi tiếng bằng cách này hay cách khác. Và anti-fan, dù muốn hay không, cũng đang trở thành một công cụ đắc lực giúp quảng bá hình ảnh cho những kẻ muốn kiểu nổi tiếng “không giống ai này”.
Dường như trong showbiz Việt hiện nay, có những người mong muốn nổi tiếng bằng mọi giá. “Tiếng lành đồn xa, tiếng xấu còn đồn xa hơn” có lẽ là khẩu hiệu của những nhân vật này. Thay vì sử dụng khả năng của mình nổi tiếng, họ lại sử dụng những chiêu quảng cáo vô cùng kỳ quặc như hát những bài hát siêu dở, ăn mặc bắt chiếc các ngôi sao nổi tiếng thế giới, hay đưa ra những phát ngôn không thể chấp nhận được.
Và quả đúng như họ mong đợi, độc chiêu quảng cáo này đã thực sự có tác dụng khi thu hút được một lượng lớn công chúng quan tâm. Cho dù có là ghét cay ghét đắng đi chăng nữa, thì phải thừa nhận những video clip, bài hát của các ca sĩ, nhóm nhạc sở hữu lượng anti-fan lớn nhất Việt Nam luôn có một lượng người xem rất lớn, không thua kém gì (thậm chí là hơn) những ngôi sao tài năng chân chính. Hiện tại những kẻ sử dụng phương pháp này để nổi tiếng ngày càng nhiều.
Như vậy, anti-fan, được thành lập ban đầu với mục đích phản đối, thể hiện thái độ căm ghét với những nhân vật này, lại vô tình trở thành một công cụ giúp họ đánh bóng bản thân. Cộng đồng anti-fan của nhân vật nào càng phát triển mạnh mẽ, càng gay gắt thì nhân vật đó dường như càng nổi tiếng và được nhiều người biết đến.
Vẫn biết rằng yêu hay ghét đều là quyền của mỗi người, không ai sai khi chia sẻ những cảm xúc của mình. Tuy nhiên, trước khi các anti fan lên tiếng lên án một ai đó, có lẽ nên suy nghĩ xem liệu mình có vô tình trở thành một công cụ bị kẻ khác lợi dụng hay không.
2. Vân Anh: [email protected]
Hãy nhìn vào những nhân vật có nhiều anti-fan
Bài viết nêu lên thực trạng đáng báo động về một bộ phận các anti-fan đang có xu hướng gia tăng gần đây và hầu hết là trách cứ họ rất nhiều. Nhưng đổi lại, nếu nhìn vào các nhân vật đang “sở hữu” một lượng anti-fan hùng hậu lên đến mấy nghìn người, thì cũng nên xem xét họ là ai mà lại phải chịu những lời lẽ có phần cay nghiệt và ác ý đến như vậy.
Gào hay HKT là những nhân vật được tác giả đưa ra trong bài để làm ví dụ cho những nghệ sĩ, những người nổi tiếng có thành phần anti-fan tiêu biểu. Nhưng trong bài lại không hề nhắc đến họ là ai, họ đã làm gì để khiến nhiều người ghét đến vậy. Đó cũng là những người thuộc thế hệ trẻ của đất nước, nhưng những điều họ làm, họ nói hay thể hiện ra nài, theo tôi được biết đó quả thật là một điều đáng xấu hổ.
Gào vốn là một nhân vật nổi tiếng qua mạng, là cô nhà văn trẻ đã may mắn có được trong sự nghiệp sáng tác của mình một vài tác phẩm được xuất bản. Không nói đến việc các tác phẩm của cô có nội dung ra sao, nhưng chỉ cần đọc những dòng cảm nghĩ của bản thân trên mạng, cũng có thể thấy rằng cô nhà văn này có một cách sống cần phải xem xét lại. Cuộc sống của một người trẻ tuổi mà lúc nào cũng mang cái nhìn bi quan, tiêu cực. Hết chuyện tình yêu mù quáng, chuyện ghen tuông, chuyện chửi nhau, đánh nhau với ai ở đâu ra sao cũng được đưa lên mạng. Những lời nói cay nghiệt, những lời chửi này chửi nọ không khác gì dân chợ búa được cô thản nhiên phơi bày ra cho thiên hạ đọc. Ai đồng tình ủng hộ thì không sao, nhưng ai phản đối, nói lại thì cô “gào” lên chốn đông người với những lời lẽ hết sức thô tục để bảo vệ cho mình. Thiết nghĩ, nếu là tôi, tôi cũng sẽ là một anti-fan.
Về HKT, ban nhạc gần đây nổi lên nhờ gắn liền với mác ” Thảm họa nhạc việt(Vpop)” cũng sở hữu một lượng anti-fan đông đảo, mà nếu chuyển lại thành fan thì quả thật là con số đáng mơ ước đối với nhiều nghệ sĩ. Lời lẽ nhố nhăng, thô tục trong các bài hát, phong cách ăn mặc quái dị, những phát ngôn gây sốc là điều dễ dàng để nhớ đến mỗi khi nhắc tới HKT. Nếu không có sự phản ứng gay gắt của các anti-fan, thì có lẽ nhiều người cũng không biết ban nhạc thảm họa HKT này, và biết đâu lại cho rằng giới trẻ quá thờ ơ hay cũng thấy thích thể loại nhạc nhăng cuội đó. Khi các anti-fan lên tiếng, họ hoàn toàn có thể là những fan chân chính, mong muốn nền nhạc Việt nước nhà phát triển nên mới có thái độ gay gắt đến vậy.
Cũng không thể phủ nhận hoàn toàn những gì có hại mà anti-fan đã gây ra. Nhưng trước khi phê phán họ, hãy nhìn nhận một cách khách quan rằng, những nhân vật bị anti-fan phản đối có đáng bị như thế không. Nếu đó là những người nghệ sĩ chân chính, là những người nổi tiếng vì tài năng của họ, thì tất nhiên điều đó hoàn toàn đáng bị lên án. Nhưng nếu là những nhân vật ngược lại, thì có thể thấy rằng các anti-fan đang hoàn toàn tỉnh táo trước những lời nói và hành động của họ.
3. Linh Chi: [email protected]
Vì sao người trẻ thích ghét người khác?
Vì sao người trẻ thích ghét người khác? Đây luôn là câu hỏi tôi nghĩ tới đầu tiên mỗi khi click vào một trang anti hay đọc phần bình luận ở dưới các video trên trang mạng chia sẻ Youtube. Vì đấy là “trào lưu”, mọi người ghét thì mình cũng ghét, hay là phần “ghen ăn tức ở” xấu xí ở mỗi người?
Có nhiều nhóm nhạc, ca sĩ được so sánh như thảm họa Vpop, vì vậy thật dễ hiểu khi họ có một lực lượng anti fan rất hùng hậu. Theo chủ quan của tôi, có lẽ những người “anti” các ca sĩ dạng này đơn thuần chỉ ghét, không hề có ý ghen tị gì ở đó. Mục đích lập ra ban đầu của các hội anti này cũng là để những hình ảnh làm xấu mặt nền âm nhạc Việt Nam không thể tồn tại được lâu. Xuất hiện lực lượng antifan cũng chính là phản hồi của người nghe khi các ca sĩ ra mắt sản phẩm âm nhạc.
Nhưng có vẻ như mọi việc đang dần đi quá xa khi thành viên các nhóm anti không biết đến giới hạn, và các hội anti mọc lên ngày càng nhiều. Đọc một lượt các comment về MV (music video) “Nếu như anh đến” của ca sĩ Văn Mai Hương, tôi thấy thật đáng sợ với cách xử sự của những người cùng trang lứa với mình. Một ca khúc/video được đánh giá hay hay dở là tùy vào quan điểm của mỗi người, nhưng hễ thấy dở thì người trẻ lại vùi dập thành quả của người khác không hề thương tiếc.
Chỉ vì một chi tiết (thậm chí là chẳng mấy liên quan) mà người ta nói rằng MV “Nếu như anh đến” của VMH giống với MV “Love you like a love song” của Selena mez, để rồi từ đó họ “anti” sang Văn Mai Hương và “ném đá” thành quả của cô không ra gì. Sau đó ít lâu, đạo diễn của MV có lẽ thấy quá bức xúc với những ý kiến không mang tính xây dựng mà chỉ nhằm mục đích bôi nhọ ca sĩ cũng như ekip làm MV nên đã lên tiếng bằng một video clip khác. Và video này lại khiến cho lực lượng anti như tiếp thêm sức mạnh, chửi bới không biết mệt ngày này qua ngày khác.
Tôi đồng ý quan điểm cho rằng “anti” thì không thể đi kèm với văn hóa. Một khi đã ghét thì dễ làm cho người ta mờ mắt. Thế nhưng, thể hiện thái độ yêu ghét đúng mực cũng là một điều đáng suy nghĩ dành cho người trẻ.
4. Hà Trang: [email protected]
Tại sao antifan ngày càng nhiều?
Thay vì trau dồi tài năng, một số nghệ sỹ lại chọn cách tạo ra hàng loạt các scandal gây sốc để nổi tiếng. Chính vì thế không bất ngờ khi số lượng antifan xuất hiện ngày càng nhiều.
Đã là nghệ sỹ thì hầu hết đều có fan. Fan là những người yêu quý, động lực thúc đẩy họ đi lên trên con đường nghệ thuật. Nhưng là nghệ sỹ thì không chỉ có fan mà có cả antifan nữa.
Ngày trước, không thích một ca sỹ, nhóm nhạc…nào đó các bạn chỉ biểu hiện bằng thái độ “thích hoặc không thích” hoặc tâm sự nỗi niềm đó với bạn mình. Nhưng ngày nay lại khác. Cùng với việc được mở rộng quan hệ với mọi người xung quanh và nâng cấp nhiều tính năng chat, hội thoại hoặc việc xuất hiện các forum, teens đã có một “địa bàn riêng” để tám. Nhờ đó, fan của một nghệ sĩ nào đó có cơ hội tăng rất nhanh nhưng kèm theo là tỉ lệ antifan cũng tăng “vèo vèo”.
Có nhiều lý do khiến cho lực lượng antifan ngày càng hùng hậu. Chủ yếu các antifan đều là fan ruột của một thần tượng nào đó, việc xuất hiện các ca sỹ khác trong cùng một dòng nhạc, một lĩnh vực dẫn đến sự cạnh tranh về fan, về thị trường…Một số fan hâm mộ tìm cách hạ bệ người kia để nâng cao hình ảnh thần tượng mình. Cũng có đôi khi sự bắt trước của một ca sĩ nào đó giống với ca sĩ mà họ thần tượng làm cho antifan xuất hiên chỉ chích. Nhưng chủ yếu, antifan “lộ diện” nhiều nhất khi người nghệ sỹ có những hành vi ứng xử không đẹp.
Hành vi ứng xử ở đây có thể hiểu là sự thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp khi cho ra đời hàng loạt các sản phẩm kém chất lượng. Bên cạnh đó, nhiều nghệ sỹ thay vì trau dồi tài năng để nổi tiếng lại tìm cách đánh bóng tên tuổi bằng hàng loạt các scandal gây sốc cũng khiến antifan giận dữ. Họ thành lập các nhóm với số lượng thành viên đông đảo thể hiện sự phản đối của mình một cách khá tổ chức.
Gần đây, Ngô Thanh Vân, Phương My hay nhóm nhạc HKT bị cộng đồng mạng tẩy chay gay gắt chính là một vd điển hình cho sự cẩu thả và vô trách nhiệm trong nghề nghiệp.
Không phủ nhận rằng, hiện nay một số antifan biểu lộ thái độ ghét của mình còn quá lố và phản cảm. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, các ca sỹ, nghệ sỹ cũng cần phải có trách nhiệm hơn đối với các sản phẩm lao động của mình nếu không rất dễ trở thành “động lực” để các antifan xuất hiện ngày càng nhiều.
5. Anh Ngọc: [email protected]
Không hề có khái niệm “văn hóa của anti-fan”
Anti là một hoạt động không thể gắn liền với hai chữ “văn hóa”.
Chuyện anti-fan đã từ lâu không còn là điều gì xa lạ. Người nổi tiếng nào cũng có anti-fan, không nhiều thì ít. Ghen ghét, chê bai, như thế đã được coi là anti. Đan Trường, Cẩm Ly từ cách đây cả 15 năm trời đã có cả ngàn anti-fan. Nhưng đến mức như hiện tại thì đúng là khó mà tưởng tượng.
Thực ra, anti-fan không hoàn toàn là xấu. Xét một cách cốt lõi, khi hoạt động anti là để lên án, phản đối những mặt xấu, những khoảng đen trong giới nghệ thuật nhằm loại trừ những tiêu cực ra khỏi đời sống văn hóa (tất nhiên là một cách có chừng mực) thì không hẳn là không nên. Với những “hình tượng” (theo nhận định của tôi là kinh khủng) như HKT hay Phi Thanh Vân, thì có người anti dữ dội cũng chẳng là chuyện gì khó hiểu.
Đáng tiếc, khi thái độ và hành động của anti-fan vượt quá giới hạn của đạo đức, của mối quan hệ giữa con người với con người, thì nó trở thành một “nạn dịch” ghê gớm không kém gì chính những cái xấu, cái lố bịch mà anti-fan đang anti.
Tôi đồng ý rằng, khi anti một đối tượng nào đó, dù cho là đối tượng đó có đáng phản đối đến thế nào đi chăng nữa, thì với hành động nhục mạ, công kích đối tượng một cách tàn tệ, các anti-fan đã tự hạ thấp chính mình, thậm chí còn thấp hơn cả đối tượng mà họ công kích. Khi dùng gạch, dùng đá… để anti, anti-fan trở thành người vi phạm pháp luật.
Nhưng cũng chính vì thế, tôi không đồng ý với cụm từ “văn hóa của anti-fan”. Với mọi cách hiểu về văn hóa, rõ ràng là anti đến mức độ như bài báo nêu ra là vô văn hóa, nếu không muốn nói là phản văn hóa. Anti-fan không tạo ra một giá trị tinh thần hay vật chất nào để được coi là văn hóa, và do đó không hề tồn tại một khái niệm gì gọi là “văn hóa của anti-fan”.
6. Thu Huyền: [email protected]
Tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân mình
Việc khen hết lời thần tượng của mình hay chê, “ném đá” không thương tiếc vào những người mình không ưa đang dần trở thành trào lưu của các bạn trẻ hiện nay. Những câu nói xấu, lời chê bai, không để ý đến thái độ của người xung quanh, không những ảnh hưởng đến danh dự của người khác mà nó còn tự hủy hoại hình ảnh của chính bản thân người nói.
Hiện nay, trên các diễn đàn như facebook, youtube xuất hiện dày đặc các trang anti fan. Khi một “thảm họa” âm nhạc xuất hiện là y như rằng, ngay lập tức “nổ” ra không chỉ một mà rất nhiều trang anti fan ca sĩ đó. Mọi người thi nhau vào chửi bới, nói xấu với những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa.
Nghề ca sĩ là nghề “làm dâu trăm họ”, không thể được lòng hết tất cả mọi người được. Thế nên, mọi người cũng nên cần có một cái nhìn thoáng hơn với các ca sĩ hiện nay. Nhưng nói đến ca nhạc Việt Nam hiện nay không thể không nhắc đến những “thảm họa” như: “Nói dối” của Phương My, hay các nhóm HKT, HKTm, “Da nâu” của Phi Thanh Vân… Thật không hiểu nổi họ nghĩ gì khi hát lên được những bài hát mà câu từ nhạt nhẽo, không có nội dung, bảo sao không xuất hiện những trang anti các “ca sĩ” này.
Nhưng các bạn trẻ cũng nên cân nhắc mình phát ngôn cái gì, không thể tùy tiện thích gì nói nấy được. Hãy là những con người có văn hóa, nói năng lịch sự, bởi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình.
7. Ánh Nguyệt: [email protected]
Nên có cái nhìn khách quan hơn về anti fan
Trước khi phê phán những hành vi ứng xử của các anti fan thì chúng ta nên có cái nhìn khách quan hơn về họ. Nếu những nghệ sỹ, những người được công chúng quan tâm, ngưỡng mộ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp cũng như hành động của mình thì sẽ chẳng thể nào có những anti fan.
Có fan thì ắt sẽ có anti fan. Con người ta có quyền yêu, quyền ghét theo sở thích của mình. Khi bạn yêu mến một ai đó, bạn sẽ dành những lời lẽ tốt đẹp nhất cho người ta, nhưng đến khi ghét họ, liệu rằng những lời lẽ tốt đẹp ấy còn được bán ử dụng cho họ nữa không? Có chăng cũng chỉ là sự giả tạo, hai mặt. Xã Hội ngày càng phát triển thì sự tự do ngôn luận càng được thể hiện, chính vì thế mà những anti fan có dịp để nói lên những quan điểm của mình về những điều họ quan tâm, họ muốn góp ý.
Anti fan có quyền khi thể hiện thái độ ghét đối với những nghệ sỹ không có trách nhiệm với nghề nghiệp cũng như có những hành vi thiếu văn hóa. Không phủ nhận rằng trong thời gian qua đã có một số anti fan quá khích, đã có những hành vi thiếu văn hóa, những nhìn lại những gì mà những nghệ sỹ của Vipop đã làm trong thời gian qua thì ta sẽ dễ dàng hiểu được tại sao các anti fan lại có những hành vi như vậy.
Nói đi thì cũng nói lại, nếu các anti fan đều biết thể hiện những bức xúc của mình một cách có văn hóa để góp ý cho những người mà họ ghét thì sẽ không có những lời chê bai đối với họ và làng giải trí sẽ có ít đi những hành vi phản cảm.
8. Đỗ Bài: [email protected]
Không yêu cũng đừng … cho roi vọt
Một khi đã “Yêu” thì hết sức ngợi ca, tung hô, tô vẽ… thậm chí còn mang hình bóng của thần tượng của mình tới tận tại bàn học, trên tường hay và cả những… giấc mơ. Thế nhưng nếu như đã không yêu thì không ít người sẵn sàng “ném đá” hay “quăng tạ” cho những kẻ mình không thích. Dân mạng gọi những người như thế là ăn-ti-fan.
Thật bất ngờ vì cho đến nay số lượng các an-ti fan ấy lại nhiều đến thế. Mà con người cũng lạ thật, không thích người ta thì tìm một chỗ nào đó mà… chửi rủa thầm… người ta chứ lại lại đi công khai chỉ trích hoặc tẩy chay người ta bao giờ. Mà nếu có chỉ trích thì hãy dùng những lý lẽ của mình một cách thẳng thắn chứ ai lại đi đao to búa lớn, lập ra bang hội để tăng tính “sát thương” cho kẻ bị ăn-ti. Nghe mà nổi da gà, có khi lại thấy sắc mùi kiếm hiệp y như tiểu thuyết Kim Dung.
Cách đây chừng hai hay ba năm gì đó, người ta lập ra một hội có cái tên hoàng tráng lắm, hình như là “Hội những người phát cuồng vì ABC và đồng ngiệp” (ABC ở đây là tên một bình luận viên). Nhìn cũng hoành tráng thật, chỉ một thời gian mà số hội viển đã lên tới vài con số. Nhưng người ta bảo như thế đâu có phải là bình luận, mà là “bình loạn bóng đá” và họ sử dụng rất nhiều từ có lẽ… không có trong từ điển tiếng Việt. Cảm thấy chưa thỏa thích, người ta còn “bồi” thêm cho mấy “cú” nữa bằng một loạt các video, audio có nhại giọng của bình luận viên ấy… Thực sự nghe mà không nhịn nổi cười.
Cổ nhân có câu: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Ấy thế mà ở thời bây giờ người ta có vẻ thích làm ngược lại. Thật là khó để “chung sống” với người mình không yêu, chi bằng ném “gạch” cho họ te tua, tàn tạ, tăm tối… mới thôi. Xem ra, cái cách phản đối yêu kiểu ấy vẫn còn… trẻ con lắm. Vậy các anti fan ơi, đã không yêu người ta thì thôi, xin đừng dùng “roi vọt” như thế nữa!
9. Thùy Linh: [email protected]
Càng nhiều anti fan càng chứng tỏ sự nổi tiếng!
Từ những diễn viên, ca sĩ hạng “xoàng” cho đến đương kim hoa hậu đều thấy xuất hiện một lượng antifan khá lớn. Nhưng lượng antifan càng cao thì càng chứng tỏ khả năng thu hút và sự nổi tiếng của nhân vật đó càng lớn, mặc dù sự nổi tiếng đó có thể có nhiều cách đạt được.
Bất cứ một cái gì cũng có hai mặt của nó. Cuộc đời còn có nhiều mảng, có góc sáng góc tối. Làm gì có ai hoàn hảo, ai mà chẳng có tí vết chứ có phải tròn trịa như “viên ngọc”. Bởi vậy có fan rồi thì chuyện có anti fan nữa cũng là chuyện bình thường. Các diễn viên, ca sĩ, người mẫu, cầu thủ, họ cũng là những con người có mặt tốt mặt xấu…Tốt thì được fan tán dương, còn không tốt thì được anti fan “ném đá”.
Tóm lại, fan hay anti fan đều nói đến một nhân vật, một con người, có quan tâm có theo dõi thì mới biết được nhân vậy đó như thế nào, ra làm sao…Thế phải chăng là nhân vật đó quá nổi tiếng, nổi tiếng để “tất tần tật” mọi cái về cuộc đời sự nghiệp đều có một lượng người quan tâm và theo dõi. Chỉ là chưa xét đến việc họ quan tâm mình theo cách nào, ở góc độ nào, tốt hay xấu mà thôi. Thậm chí có một lượng antifan còn sưu tầm hình ảnh của nhân vật theo thời gian, sự thay đổi qua từng thời kì. Phải chăng, đó cũng là một biểu hiện của sự quan tâm?. Do đó, có thể nói rằng nhân vật nào càng nhận được lượng antifan khổng lồ thì chứng tỏ sự nổi tiếng của họ càng lớn. Ví dụ như ca sĩ Thủy Tiên, sự nghiệp ngày càng thăng hoa, nhan sắc ngày càng mặn mà…, vậy mà lượng anti fan của cô lên tới hơn hai nghìn người trên facebook, hay cô hoa hậu Ngọc trinh, mới nổi lượng fan thì ít mà lượng anti fan thì lớn gấp bội. Điều đó chứng tỏ được sự nổi tiếng và chỗ đứng trong con mắt khán giả cho dù đó là tốt hay xấu.
Không ít người đã lợi dụng anti fan để lăng xê cho sự nổi tiếng của bản thân. Họ tạo ra rất nhiều scandal để lôi kéo cả một lượng anti fan khổng lồ. Lúc đó, ắt hẳn tên tuổi của họ sẽ nổi như cồn. Trong khi, rất nhiều người nổi tiếng đã phải cố gắng nỗ lực gấp trăm lần để tạo nên thương hiệu của riêng bản thân mình.
10. Trịnh Bồng: [email protected]
Antifan không hoàn toàn là xấu
Antifan thực chất là khái niệm người ta dùng để chỉ thái độ “ghét” của mình đối với đối tượng, một điều mà họ cảm thấy “chướng tai gai mắt”. Song không thể kết luận tất cả antifan đều là xấu.
Một thực tế không thể phủ nhận là ngày nay các bạn trẻ thể hiện cái sự ghét của mình một cách rất thoải mái và công khai. Ví như antifan gét thầy cô, rồi antifan chơi xấu các ca sĩ… Nhìn một cách tổng thể thì đó là những hành động không mấy tốt đẹp, ảnh hưởng xấu đến người khác. Tuy nhiên đôi khi antifan cũng thể hiện quan điểm của mình rất đúng trước những vấn đề đáng lên án.
Hẳn là khi nhắc đến những ca khúc “Da Nâu”, “Nói Dối”, hay nhóm nhạc lừng danh “HKT” ai cũng có ấn tượng không mấy tốt đẹp. Báo chí đã tốn không ít giấy mực trước vấn đề này. Để tạo sự nổi tiếng, các ca sĩ đã không ngần ngại phô bày sự nhảm nhí trên cả cách thể hiện lẫn ca từ trong bài hát. Những ca khúc ấy được xem như “những thảm họa của nhạc Việt”. Nền âm nhạc liệu có tồn tại được với những ca khúc “kinh hoàng” đó hay không?
Rồi nhiều bạn trẻ mong muốn tìm được sự nổi tiếng bằng những cách thể hiện khác người. Tình trạng show hàng, tung clip sex của mình lên mạng… tất cả những điều đó liệu có tốt? Chúng ta có quyền phê phán những điều không tốt đó lắm chứ. Các antifan đã không ngần ngại mà lên án một cách mạnh mẽ quan điểm của mình mà không phả ai cũng dám nghĩ , dám làm.
Tôi nghĩ, sống ở thế kỷ 21 chúng ta nên thể hiện cái tôi, thể hiện chính kiến của mình một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Tất nhiên đó phải là những vấn đề mà toàn xã hội cùng bức xúc. Trong trường hợp này tôi nghĩ antifan không phải là một văn hóa xấu như mọi người vẫn nghĩ mà ngược lại điều đó là rất cần thiết.
Cùng chuyên mục
Bình luận