8 kỹ năng để có một bài phỏng vấn hay
(Sóng trẻ) - Trong nghiệp vụ báo chí, phỏng vấn là một trong những nền tảng quan trọng nhất, vừa là một phương pháp tác nghiệp để thu thập thông tin vừa là một thể loại báo chí. Vậy làm thế nào để có một bài phỏng vấn hay.
Phỏng vấn vừa là một phương pháp tác nghiệp để thu thập thông tin vừa là một thể loại báo chí
Sau đây là 8 kĩ năng cần thiết cho một bài phỏng vấn trong báo chí
1. Phỏng vấn đúng người
Mục đích của cuộc phỏng vấn là khai thác thông tin. Vì vậy mà phỏng vấn đúng đối tượng chứa thông tin sẽ mang lại hiểu quả cao. Nên phỏng vấn những những nhân vật thực sự am hiểu và có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà bạn đang phỏng vấn.
2. Tìm hiểu kĩ nhân vật
Nhân vật là những người mang thông tin, nhưng không phải ai họ cũng sẵn chia sae. Sự khác giữa chất lượng bài phỏng vấn là bộc lộ được tính cách nhân vật.
Có nhiều bài phỏng vấn do không tìm hiểu kĩ nhân vật nên Người phỏng vấn đã đưa ra câu hỏi hợt và không được đánh giá cao.
Những cuộc phỏng vấn thiếu sự chẩn bị sẽ gây ra sự thiếu tin cây và tính chuyên nghiệp nên nhân vật sẽ không đồng ý gặp bạn một lần nào nữa.
3. Bắt đầu từ những câu hỏi dễ
Để tạo ra không khí thoải mái và rút ngắn khoảng cách với nhân vật. Ví dụ như Kiểm tra lại thông tin về tên, chức danh...
4. Nhắc lại lời nhân vật
Điều này thể hiện sự lắng nghe của bạn, chứng tỏ bạn đang quan tâm những gì họ nói. Nài ra còn có tác dụng nêu bật những nội dung mà bạn muốn nhấn mạnh. Chẳng hạn" Bạn vừa nhắc đến mọt người thầy dạy quan họ, vậy bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi nhiều hơn về thầy ?
5. Không nói nhiều hơn nhân vật
Nếu bạn thể hiện một sự '' tấn công dồn dập " và tỏ ra '' biết tuốt'' thì nhân vật saex cảm thấy họ không cần nói gì cả vì bạn đã biết hết rồi.
Lắng nghe là cách thể hiện khôn nan và cũng là sự tôn trọng nhân vật.
6. Thái độ phỏng vấn
Thái độ phỏng vấn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc phỏng vấn. Khi phỏng vấn nên có thái độ thân thiện và chừng mực không đặt những câu hỏi gây ức chế, có ý đả kích và xâm phạm quá sâu vào đời tư.
7. Đưa ra những câu hỏi linh hoạt
Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn là điều hết sức cần thiết. Nó thể hiện sự đầu tư n và tinh thần làm việc nghiêm túc của nhà báo. Và cùng là khung cơ bản để tiến hành phỏng vấn.
Nhưng trên thực tế không phải cuộc phỏng vấn nào cũng như đúng dự liệu. Nếu quá cúng nhắc và chỉ hỏi những câu hỏi có sẵn bài phỏng vấn sẽ trở nên nhàm chán. Nó giống như một giờ tả bài giữa giáo viên và học sinh.
8. Ghi chép lại những ý kiến hay thay vì ghi âm lại phỏng vấn
Việc xem lại băng nháp là công việc mất nhiều thời gian và gây ra áp lực nhất. Đề không phải tốn thêm một lần nghe lại. Hãy chép lại những ý hay đó là những điểm nhấn cho tác phẩm.
Tạm kết
Nhà báo là những người cung cấp thông tin cho công chúng để làm được điều đó thì họ phải là bậc thầy trong giao tiếp và trau dồi kĩ năng nghiệp vụ của mình đặc biệt là phỏng vấn.
Lữ Thị Thắm
Truyền hình K32a2
Cùng chuyên mục
Bình luận