Chùa Non Nước - miền thanh cảnh tọa lạc phía Bắc Thủ đô

(Sóng trẻ) - Mang trong mình nét đẹp cổ kính cùng phong cảnh nên thơ, chùa Non Nước (Sóc Sơn, Hà Nội) là một trong những điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.

Chùa Non Nước, hay còn gọi là Sóc Thiên Vương Thiền tự, tọa lạc tại xã Phú Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngôi chùa được lập từ thời Thánh Gióng dẹp giặc Ân. Theo Thiền Uyển Tập Anh và Đại Việt Sử ký toàn thư, vị thiền sư đầu tiên trụ trì ngôi chùa là Ngô Chân Lưu (933-1011), hậu duệ của Ngô Quyền.

Năm 971, sư thầy Ngô Chân Lưu được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Quốc sư. Đây là vị thiền sư đầu tiên được nhà nước phong kiến của Việt Nam phong tặng danh hiệu Quốc sư. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Năm 971, sư thầy Ngô Chân Lưu được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Quốc sư. Đây là vị thiền sư đầu tiên được nhà nước phong kiến của Việt Nam phong tặng danh hiệu Quốc sư. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Thuộc quần thể khu di tích Đền Sóc, Chùa Non Nước (260m2) được xây dựng lại trên phần sườn núi Non, phía Nam của núi Nhà Bia. Được mệnh danh là ngôi chùa có số cột gỗ lim nhiều nhất Việt Nam hiện nay, chùa sử dụng đến 80 cột lim. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Thuộc quần thể khu di tích Đền Sóc, Chùa Non Nước (260m2) được xây dựng lại trên phần sườn núi Non, phía Nam của núi Nhà Bia. Được mệnh danh là ngôi chùa có số cột gỗ lim nhiều nhất Việt Nam hiện nay, chùa sử dụng đến 80 cột lim. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Sở hữu vị trí “thiên thời địa lợi”, đứng từ chùa, du khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh thiên nhiên ở khu di tích đền Sóc và cả những mái nhà nhấp nhô của xóm làng ở thôn Vệ Linh. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Sở hữu vị trí “thiên thời địa lợi”, đứng từ chùa, du khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh thiên nhiên ở khu di tích đền Sóc và cả những mái nhà nhấp nhô của xóm làng ở thôn Vệ Linh. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Đường lên chùa Non Nước gồm hơn 2000 bậc thang bộ với 2 lối đi khác nhau, Không gian bao quanh đường đi là cảnh núi đồi xanh mướt, cây cối rậm rạp, tạo cảm giác thư thái và bình yên. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Đường lên chùa Non Nước gồm hơn 2000 bậc thang bộ với 2 lối đi khác nhau, Không gian bao quanh đường đi là cảnh núi đồi xanh mướt, cây cối rậm rạp, tạo cảm giác thư thái và bình yên. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Năm 2002, dựa trên nền chùa cũ, UBND thành phố Hà Nội đã cho xây dựng lại ngôi chùa bằng tiền quyên góp của các tăng ni phật tử và thiện nam tín nữ​​. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Năm 2002, dựa trên nền chùa cũ, UBND thành phố Hà Nội đã cho xây dựng lại ngôi chùa bằng tiền quyên góp của các tăng ni phật tử và thiện nam tín nữ​​. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Kiến trúc trong chùa mang đậm nét đặc trưng từ thời Tiền Lê. Các mái ngói được lợp mũi hài, điểm thêm hình rồng cong cong theo góc mái. Hình tượng rồng thời Tiền Lê thường mềm mại, thanh thoát, uyển chuyển với đầu lớn thể hiện sự uy quyền. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Kiến trúc trong chùa mang đậm nét đặc trưng từ thời Tiền Lê. Các mái ngói được lợp mũi hài, điểm thêm hình rồng cong cong theo góc mái. Hình tượng rồng thời Tiền Lê thường mềm mại, thanh thoát, uyển chuyển với đầu lớn thể hiện sự uy quyền. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Về chạm khắc, đầu rồng có hình dạng lạ mắt, với các sừng, răng và mắt lớn. Trong nghệ thuật và văn hóa Tiền Lê, rồng là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh và sự cao cả. Chúng được sử dụng để tượng trưng cho sức mạnh của triều đại và sự bảo vệ của thần linh. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Về chạm khắc, đầu rồng có hình dạng lạ mắt, với các sừng, răng và mắt lớn. Trong nghệ thuật và văn hóa Tiền Lê, rồng là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh và sự cao cả. Chúng được sử dụng để tượng trưng cho sức mạnh của triều đại và sự bảo vệ của thần linh. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Bức tranh nhân quả được trưng bày tại một khoảng sân chùa. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Bức tranh nhân quả được trưng bày tại một khoảng sân chùa. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Mỗi năm, chùa Non Nước thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan và vãn cảnh, đặc biệt trong các tháng đầu năm. (Ảnh: Ngô Gia Huy)
Mỗi năm, chùa Non Nước thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan và vãn cảnh, đặc biệt trong các tháng đầu năm. (Ảnh: Ngô Gia Huy)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN