Hơn 600m của “Con đường gốm sứ” Nghi Tàm bị phá dỡ

(Sóng trẻ) - Hơn 600m chiều dài tranh gốm đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội bị phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân.

"Con đường gốm sứ" là dự án được bắt đầu thực hiện năm 2008 tại Hà Nội, có chiều dài gần 4.000m, diện tích 7.000m2, từ đường Nghi Tàm thuộc quận Tây Hồ đến cửa khẩu Vạn Kiếp thuộc quận Hai Bà Trưng. Bức tranh có 21 trường đoạn với nhiều chủ đề, ghép từ các mảnh gốm lên tường ven đê sông Hồng. Năm 2010, công trình hoàn thiện gắn biển kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; được Tổ chức Guinness thế giới công nhận đây là "bức tranh gốm dài nhất thế giới".

4980c2f22_m_1.jpg

Con đường gốm sứ được xây dựng nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (Ảnh: Báo Lao động)

Năm 2015, UBND TP Hà Nội nghiên cứu Dự án xây dựng cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên, với tổng mức đầu tư hơn 815 tỷ đồng. Dự án này mở rộng đường Âu Cơ từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân. Giai đoạn một, dự án đã xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, đưa vào sử dụng tháng 10/2018. Giai đoạn hai của dự án được khởi công từ cuối tháng 12/2019, đoạn đường từ khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân, tổng chiều dài 3,7km, được mở rộng mặt đê, thay một phần đê đất bằng tường chắn bê tông cốt thép.

4980c2f22_m_2.png

Đoạn đường bắt đầu bị phá bỏ trong những ngày đầu tháng 6 (Ảnh: Lao động)

Từ đầu tháng 6, hàng chục công nhân dựng rào tôn quây quanh khu vực ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu. Máy xúc phá dỡ bức tường bê tông, nơi gắn các bức tranh, sau đó đào sâu xuống 5m để đổ móng đường. Các đoạn tranh gốm có chủ đề "mùa xuân", "phố cổ Bùi Xuân Phái", "Hà Nội xưa và nay"... bị đập bỏ toàn bộ, những mảng gốm màu vương vãi ven đường.

Ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho hay: “Việc phá dỡ này là "bắt buộc", nhằm phục vụ thi công giai đoạn hai của dự án xây dựng cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên (đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân), tổng chiều dài 3,7 km. Đây là dự án đáp ứng nhu cầu giao thông cấp bách, giải tỏa ùn tắc, kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình, được HĐND TP phê duyệt cuối năm 2018”.

4980c2f22_m_3.png

  Những mảnh tường gốm bị phá vỡ không có khả năng tái sử dụng (Ảnh: Báo Lao động)

"Chúng tôi đã báo cáo thành phố và thông báo cho tác giả con đường gốm sứ. Các bức tranh không thể tháo dỡ, tái sử dụng. Khi dự án hoàn thiện sẽ có tường chắn bê tông cốt thép cao, rộng hơn, nếu nghệ sĩ muốn tiếp tục trang trí, chúng tôi sẽ giúp đỡ họ để làm đẹp cảnh quan đô thị" - Ông Phạm Hoàng Tuấn cho biết thêm.

Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, Giám đốc công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội, tác giả "con đường gốm sứ" cho hay, 600 m tranh bị phá dỡ ảnh hưởng đến chứng nhận Kỷ lục Guinness trao cho công trình này và một số đơn vị tài trợ thực hiện. 

"Thật sự rất đáng tiếc. Lúc thiết kế tôi đã không biết trước được thành phố sẽ mở rộng đường. Đoạn tranh là công sức, tâm huyết của các nghệ sĩ, chứa đựng tình cảm của nhiều tổ chức quốc tế, đơn vị tài trợ dành cho Hà Nội. Tôi mong thành phố có thể cấp lại kinh phí để phục dựng đoạn tranh đã phá và tạo điều kiện để nghệ sĩ tiếp tục mở rộng con đường gốm sứ" - Họa sĩ Thu Thủy bày tỏ.

Những người dân Hà Nội nói chung và người dân ở gần khu phố Nghi Tàm – Âu Cơ nói riêng cũng bày tỏ nhiều sự tiếc nuối. Bà Lê Thị Thìn (người dân trú tại Nghi Tàm, Tây Hồ) chia sẻ: “Đoạn đường gốm sứ này được hoàn thành trước ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã trở thành biểu tượng mang nhiều ý nghĩa đối với người dân trong khu vực chúng tôi. Nó lưu lại lịch sử của đất nước, nhiều nét đẹp văn hóa dân gian, ngành nghề truyền thống được truyền tải trên con đường này, việc lưu giữ chúng cũng góp phần để lại cho con cháu muôn đời sau biết về cội nguồn của dân tộc”.

Dạo một vòng trên mạng xã hội, có thể thấy nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này. Dân mạng, người thì bày tỏ tiếc nuối khi con đường không còn nguyên vẹn, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng việc mở rộng đoạn đường để tránh ùn tắc giao thông ở thủ đô là cần thiết. Nài ra, trong thực tế thời gian qua nhiều người dân kém ý thức đã đốt rác khiến khói ám hết cả bức tường hay thậm chí còn biến nơi đây thành chỗ “giải quyết nỗi buồn”, khiến nhiều phần của con đường nhếch nhác và xuống cấp trầm trọng.

Thanh Hoa
(Tổng hợp)


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN