Còn đâu giếng nước trong ngầ

(Sóng trẻ)- Đến với làng cổ Đường Lâm, một trong những điểm thu hút sự chú ý của du khách chính là những giếng nước nơi đây. Tuy nhiên, theo năm tháng, sẽ khó tìm thấy vẹn nguyên hình ảnh một giếng nước trong ngần với ước mơ “nước giếng mang phúc lành” mà ông bà ta hằng gửi gắm.

Hồn quê giếng làng

Người xưa đào sâu xuống lòng đất, đúng mạch, nước dâng lên vừa trong vừa mát. Loại đá nơi đây đào đến đâu, cứng đến đó nên không phải kè thành. Giếng thường rộng 3 – 5 m, sâu trên 10 m, miệng đặt những tảng đá ong nguyên khối hoặc từng tảng ghép lại vừa bền chắc mà sạch sẽ.

Giếng đá ong thường đặt ở đầu làng, giữa xóm, hai bên đình, chùa theo quan niệm là đôi mắt rồng thiêng, nước nguồn không bao giờ cạn. Đình Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm có hai chiếc. Làng Đông Sàng đặt giếng ở khuôn viên văn chỉ, tôn thêm vẻ đẹp và khơi nguồn trí tuệ Nho học. Ở làng Cam Lâm, phía trước khu lăng mộ Ngô Quyền lại có một chiếc ở dưới chân đồi. Tương truyền nước giếng vùng này thường mát về mùa hè, ấm về mùa đông, nên có câu “Nước giếng hè – chè Cam Lâm”.

   … giờ ra sao?!  
 

Đi khắp lượt giếng nước quanh làng cổ Đường Lâm, những người có tâm với làng quê Việt không khỏi đau lòng trước sự ô nhiễm của những giếng nước cổ. Hầu hết các giếng đều cạn nước, trầm trọng hơn là sự ô nhiễm bởi rác thải do người dân hay khách thăm quan thả xuống. Không chỉ vỏ đồ ăn, thức uống, giấy… mà thậm chí có giếng nước còn nổi lên cả bơm kim tiêm.

Đấy là chưa kể đến việc xung quanh giếng quần áo phơi phóng tràn lan rất mất mĩ quan (hình ảnh). Bên cạnh đó khu vực giếng cũng không hề được dọn vệ sinh. Giếng nước cạnh đình Mông Phụ lối đi vào còn tràn lan vật liệu xây dựng, cát, đá…

Muộn còn hơn không


Hiện nay, Đường Lâm là điểm đến lí tưởng không chỉ cho du khách trong nước, Việt kiều, mà còn cả những người nại quốc tâm huyết với hồn Việt cổ. Cho dù đời sống vật chất và tinh thần ngày càng nâng cao, từ giếng đất, giếng khơi rồi thay thế bằng giếng khoan, nước máy… thì các giếng cổ vẫn tồn tại ở các vùng từ bán sơn địa đến đồng bằng. Số lượng các giếng cổ có ít đi nhưng giá trị của nó vẫn rất quý. Giá trị tâm linh của giếng gắn bó tình cảm con người với thiên nhiên.

Có giếng cổ, cảnh quan môi trường càng đẹp, kỷ niệm tuổi ấu thơ bên giếng làng dễ mấy ai quên. Các di tích lịch sử – văn hoá có hình ảnh giếng cổ thì giá trị càng tăng. Việc gìn giữ hình ảnh những giếng nước cổ là vô cùng quan trọng. Rõ ràng cần sớm có sự can thiệp kịp thời của các cấp chính quyền địa phương và sự chung tay của mỗi người dân nhằm tôn tạo, bảo tồn những giếng nước này.

Nguyễn Nga

Lớp báo in 28B

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN