Giao lưu trực tuyến: "Sinh viên Báo chí rèn nghề như thế nào?"

(Sóng trẻ) - Chiều 9/10, trang thông tin điện tử Sóng trẻ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Sinh viên Báo chí rèn nghề như thế nào?". Khách mời của buổi giao lưu là 3 nhân vật chủ chốt của 3 câu lạc bộ nghiệp vụ khoa Phát thanh - Truyền hình, nhằm giúp các bạn sinh viên tìm cho mình hướng rèn nghề phù hợp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.


Nhằm giúp các sinh viên phần nào làm quen với môi trường làm báo chuyên nghiệp từ sớm, các CLB nghiệp vụ của khoa Phát thanh – Truyền hình đã được lập ra, tạo nên môi trường rất tốt cho sinh viên học tập và luyện nghề, đồng thời chắp cánh đam mê cho những bạn trẻ yêu thích nghề báo. Đó là trang thông tin điện tử Sóng trẻ, CLB Phát thanh Sóng trẻ, và CLB Truyền hình sinh viên STV.

Để giải đáp thắc mắc của các sinh viên đang theo học chuyên ngành báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền về các CLB nghiệp vụ này, trang thông tin điện tử Sóng trẻ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Sinh viên Báo chí rèn nghề như thế nào?". Khách mời của buổi giao lưu là 3 nhân vật chủ chốt, trực tiếp quản lý các CLB này, đó là:
- Cô Đinh Hồng Anh, giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình, Trưởng Ban biên tập trang thông tin điện tử Sóng trẻ.
- Cô Nguyễn Thị Thu Trà – giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình, Chủ nhiệm CLB Truyền hình sinh viên STV.
- Bạn Phạm Thế Dũng – Bí thư lớp Phát thanh K31, Trưởng Ban biên tập chương trình phát thanh Sóng trẻ.

Đặc biệt, buổi giao lưu còn có sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang – Tổng Thư ký tòa soạn trang thông tin điện tử Sóng trẻ, Phó trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ diễn ra buổi giao lưu, các vị khách mời đã trả lời gần 30 câu hỏi của độc giả gửi về với nội dung như: cách thức tham gia/cộng tác với các CLB nghiệp vụ; những quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia các CLB nghiệp vụ; những hoạt động rèn nghề thực tế của các CLB, cụ thể hơn là khi tham gia, bạn sẽ được phát triển những kĩ năng gì...v...v...

e83d2e6a6_check_in.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Thi Trường Giang (đứng giữa) tặng quà lưu niệm cảm ơn các khách mời.

Video về buổi giao lưu trực tuyến "Sinh viên Báo chí rèn nghề như thế nào?"

Nội dung buổi giao lưu:

Hòi - đáp về trang thông tin điện tử Sóng trẻ

* Em muốn hỏi là tham gia vào các CLB nghiệp vụ này thì sinh viên sẽ được rèn luyện những kĩ năng gì ạ? (Trần Công Tâm, Báo mạng điện tử K33)

Giảng viên Hồng Anh: Tham gia vào trang tin điện tử Sóng Trẻ, các bạn sinh viên không chỉ được rèn luyện kĩ năng viết báo, kĩ năng sản xuất tác phẩm báo chí đa phương tiện (chụp ảnh, làm slide show, quay phim, dựng phim, ghi âm, …) mà còn được rèn luyện tác phong, kĩ năng làm việc chuyên nghiệp như khi làm việc tại một toà soạn báo điện tử thực thụ. Vì vậy các bạn đã có được cơ hội tiếp cận, thực hành nghề báo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Theo mình, đây là cơ hội quý giá mà không phải ai cũng có được.

* Khi gửi bài cho Sóng Trẻ thì cần lưu ý những vấn đề gì để được trang tin đăng bài cho ạ? (Thu Ngà, [email protected])

Giảng viên Hồng Anh: Có hai vấn đề bạn cần chú ý khi gửi bài cho trang tin điện tử Sóng trẻ. Một là về nội dung, hai là về hình thức. 

Về nội dung, bài viết phải đạt được yêu cầu về nội dung như: thông tin báo chí chính thống, chính xác, khách quan, nhiều chiều, phong phú, mới lạ, hấp dẫn, bài viết cho thấy rõ hoạt động tác nghiệp thực sự của người viết. Nếu là bài viết có nội dung đa phương tiện bạn sẽ được đánh giá cao hơn. 

Về hình thức, bài viết phải đạt quy chuẩn mà trang tin đã quy định (được đăng trong mục thông báo) về việc trình bày tit, sapo, phông chữ, cỡ chữ, căn chỉnh, trình bày ảnh, chú thích ảnh, cách upload video, cách đăng bài lên trang,… Ảnh trong bài phải sắc nét, rõ ràng, có trích dẫn nguồn đối với những bức ảnh không do người viết tự thực hiện. Cuối bài viết ghi rõ thông tin về tác giả. Cuối cùng, bạn phải gửi bài vào đúng hòm mail của BBT: [email protected]. Tiêu đề mail ghi rõ bài viết gửi cho mục nào và tên bài viết là gì.

bf738bd34_honganh.jpg
Cô Hồng Anh chăm chú nghĩ câu trả lời cho các câu hỏi của độc giả.

* Em muốn tham gia làm phóng viên cho songtre.tv thì mình cần những điều kiện nào ạ? (Nguyễn Hằng, [email protected])

Giảng viên Hồng Anh: Bạn thân mến, Sóng trẻ là trang thông tin điện tử không tuyển phóng viên mà chỉ có biên tập viên và CTV, Sóng Trẻ luôn chào đón các bạn có nhu cầu cộng tác thường xuyên với trang tin. Để cộng tác với Sóng Trẻ trước tiên bạn cần gửi nhiều bài viết có chất lượng để đặt nền móng. Khi các bài viết của bạn được sử dụng nhiều trên trang, BBT sẽ giữ liên lạc thường xuyên với bạn và giới thiệu bạn tham gia đội ngũ CTV thường xuyên của Sóng trẻ. Khi đó bạn đã là một thành viên tham gia trong đội ngũ sản xuất bài của trang tin, bạn phải đảm bảo hoàn thành tin bài tự đề xuất cũng như nhiệm vụ chỉ tiêu mà ban biên tập giao cho với tác phong làm việc nhanh nhạy, chuyên nghiệp.

* Em là sinh viên lớp báo đa phương tiện, là chuyên ngành cũng khá gần gũi với Báo mạng.Theo em được biết thì từ trước đến giờ các thành viên trong Ban biên tập  đều là sinh viên của chuyên ngành báo mạng. Vậy em có cơ hội được trở thành thành viên của Ban biên tập Songtre.tv trong tương lai không? (Trần Thị Loan, Báo đa phương tiện K33)

Giảng viên Hồng Anh: Loan thân mến, em hoàn toàn có cơ hội trở thành thành viên của BBT Songtre.tv trong tương lai. Chuyên ngành Báo mạng điện tử và chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện là hai chuyên ngành có sự giao thoa lớn. Trong khoa PT-TH, hai chuyên ngành này còn được xem là “anh em” đấy em ạ (cười). 

Nói vui vậy thôi, nhưng một thông tin đáng mừng chị bật mí cho em là Tổng thư kí toà soạn trang tin điện tử Sóng trẻ vừa có quyết định trong thời gian tới BBT Songtre.tv sẽ không giới hạn thành viên BBT chỉ trong chuyên ngành Báo mạng điện tử nữa, sẽ mở rộng tuyển đội ngũ BTV trong toàn khoa, vậy là các bạn sinh viên chuyên ngành khác trong khoa PT-TH đều có cơ hội trở thành thành viên của gia đình Sóng trẻ chỉ cần em là người có khả năng và nhiệt huyết. Chị chúc em may mắn trong đợt tuyển CTV và BBT sắp tới của trang tin Sóng trẻ nhé.

* Em muốn hỏi là nài việc Ban biên tập duyệt, đăng bài, Songtre.tv có hoạt động hay chương trình gì để training thêm kĩ năng cho đội ngũ Ban biên tập không ạ? (Trà Linh, Báo mạng K33)

Giảng viên Hồng Anh: Một thông tin hấp dẫn bật mí cho em, sắp tới trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ triển khai tổ chức Workshops đào tạo miễn phí về kĩ năng tác nghiệp báo chí đa phương tiện trong thời đại truyền thông số dành cho các thành viên BBT. Tổng Thư ký toà soạn Trang tin điện tử Sóng trẻ là TS. Nguyễn Thị Trường Giang đã phê duyệt quyết định này và trong tháng 11 tới, BBT sẽ khởi động Workshop đầu tiên. 

Nội dung của các khoá đào tạo rất đa dạng, trang bị cho thành viên BBT những kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng cần thiết để tác nghiệp trong môi trường báo chí hiện đại, bắt kịp xu hướng phát triển của báo chí thế giới như: Kỹ năng sản xuất tác phẩm báo chí đa phương tiện (quay video, dựng phim, làm inforgraphic; audio slideshow , ghi âm, chụp ảnh, kết nối với Mạng xã hội (MXH); …); Đào tạo phóng viên đa năng; Tác nghiệp bằng điện thoại di động / máy tính bảng; viết cho thiết bị di động, data journalism…

Khách mời/Giảng viên của khoá đào tạo là các giảng viên, các nhà báo có kiến thức chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tế, đặc biệt họ là những người luôn bắt kịp xu hướng phát triển của báo chí hiện đại. Mỗi buổi sẽ là một khách mời khác nhau. 

Sau mỗi buổi học, thành viên BBT sẽ được tác nghiệp thực hành ngay lập tức và báo cáo sản phẩm thu được với giảng viên, qua đó rút kinh nghiệm để sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn sau khi nghe những góp ý, đánh giá, nhận xét từ khách mời. Workshop tiếp theo chỉ được tổ chức khi các thành viên BBT đã hoàn toàn nắm vững cách tác nghiệp trong nội dung đã được học ở buổi trước đó.

aa508001a__dsc0412.jpg
Toàn cảnh buổi giao lưu.

* Em thấy lượt view trên Sóng trẻ khá thấp. Độc giả gần như cũng chỉ ở trong trường. Tại sao trang tin mình không có chiến lược gì để phát triển và quảng bá cho Sóng Trẻ ạ? Em thấy về nguồn lực thì không hề thiếu ạ (Nguyễn Thành Tuấn, [email protected])

Giảng viên Hồng Anh: Em thân mến, cảm ơn góp ý chân thành của em. Thực tế là qua quá trình xây dựng và phát triển, trang tin điện tử Sóng trẻ đang ngày một hoàn thiện và cho đến thời điểm này Songtre.tv đã gây dựng được cơ sở nhất định cả về nội dung, hình thức và đội ngũ BBT. 

Để phục vụ tốt hơn cho công tác truyền thông cũng như xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho trang tin, vừa qua BBT đã lập ra Ban Truyền thông với nhiệm vụ quảng bá thông tin, hình ảnh của Sóng trẻ tới nhiều độc giả hơn nữa qua các kênh Mạng xã hội, Youtube và kênh truyền thông trực tiếp như phát tờ rơi, băng rôn, thông báo tới từng lớp, ngày hội Clubs Day trong sự kiện Sóng trẻ Festival… Ban Truyền thông của Songtre.tv còn non nớt về kinh nghiệm, tuy nhiên trong thời gian tới, ban Truyền thông sẽ được đào tạo trau dồi kỹ năng để ngày một hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hơn nữa. Hy vọng em tiếp tục ủng hộ Songtre.tv cũng như những dự án, hoạt động sắp tới của chúng tôi.

Trong thời gian tới, ban truyền thông Songtre.tv sẽ thực hiện rất nhiều hoạt động, hy vọng em và nhiều độc giả quan tâm đến Songtre.tv sẽ theo dõi và cập nhật thường xuyên trên trang fanpage của trang tin (https://www.facebook.com/Songtreclubnhé.

* Mình là sinh viên năm cuối. Sau này ra trường mình vẫn muốn viết báo cho trang tin sóng trẻ có được không? (Nguyễn Thị Bảo Yến, Báo in K31)

Giảng viên Hồng Anh: Cảm ơn sự nhiệt tình muốn đóng góp cho Trang tin điện tử Sóng trẻ của em nhé, Bảo Yến. Như chị đã trả lời trước đó, Songtre.tv chào đón bài viết cộng tác từ tất cả các độc giả quan tâm đến trang tin, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, chuyên môn, nơi sống… 

Vì thế, ngay cả khi không còn là sinh viên trong trường, em hoàn toàn có thể gửi bài về hòm thư cho BBT và chờ đợi phản hồi về bài viết hay truy cập trên trang để xem bài viết của mình có được đăng tải hay không. BBT Sóng trẻ luôn khuyến khích và chào đón những bạn trẻ có ý thức cầu tiến với mong muốn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ báo chí cho bản thân dù họ ở bất cứ hoàn cảnh nào.  Chị chúc em nhiều sức khoẻ và luôn luôn tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghề.

* Em muốn biết chế độ đãi ngộ của các CLB nghiệp vụ như thế nào ạ? (Chế độ nhuận bút, điểm cộng, giấy chứng nhận…) (Chu Minh Quân, [email protected])

Giảng viên Hồng Anh: Nói "chế độ đãi ngộ" quả thực là to tát và không phù hợp lắm đối với CLB nghiệp vụ của sinh viên. Vì các bạn cần hiểu, đã sinh hoạt CLB SV thì tham gia với tinh thần đúng chất SV - nhiệt tình, không đòi hỏi phải nhận được gì đó, tất cả vì một mục tiêu, chí hướng chung. Tuy nhiên, những thành viên hoạt động năng nổ, nhiệt tình, có hiệu quả sẽ nhận được các hình thức khuyến khích hoạt động nghiệp vụ.
Cụ thể với trang tin điện tử Sóng trẻ, khi bạn là một thành viên của BBT trước tiên bạn sẽ có nhiều cơ hội được thực hành nghề hơn so với các sinh viên khác, được tiếp cận với hệ thống đăng bài của một trang báo điện tử trước khi làm việc trong môi trường toà soạn báo thực tế, được sinh hoạt và làm việc chuyên nghiệp như trong một tờ báo thực thụ. 
Thứ 2, thành viên BBT sẽ được cộng điểm tham gia hoạt động rèn luyện– đây là hình thức khuyến khích các bạn có nhiều đóng góp trong hoạt động của BBT. 
Thứ 3, hoạt động trong môi trường BBT các bạn được tiếp xúc nhiều hơn với các thầy cô trong khoa, được học hỏi thêm chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm từ các thầy cô, hơn nữa các bạn cũng có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với các thế hệ sinh viên khoá trước để học hỏi kinh nghiệm thực hành nghề từ họ. 
Thứ 4, được tham gia miễn phí những khoá tập huấn kĩ năng tác nghiệp báo chí đa phương tiện được tổ chức trong thời gian tới.
Thứ 5, kết thúc thời gian làm việc tại BBT, các bạn sẽ được nhận giấy chứng nhận đã có thành tích đóng góp cho hoạt động của trang tin điện tử Sóng Trẻ.

Hỏi - đáp về CLB Truyền hình sinh viên STV

* Em muốn hỏi là tham gia vào các CLB nghiệp vụ này thì sinh viên sẽ được rèn luyện những kĩ năng gì ạ? (Trần Công Tâm, Báo mạng điện tử K33)

Giảng viên Thu Trà: CLB mở ra để phục vụ các bạn sinh viên được rèn luyện tay nghề, bên cạnh việc được học lý thuyết thì việc thực hành làm tác phẩm là rất quan trọng. Đặc biệt là CLB của STV chúng tôi đang hướng đến như một “đơn vị” sản xuất chương trình truyền hình chuyên nghiệp bao gồm tất cả quy trình sản xuất chươg trình truyền hình. Từ đó giúp các bạn sinh viên ra trường bớt bỡ ngỡ, các bạn sẽ chủ động, tự tin hơn khi bước vào một môi trường làm báo thực thụ. Khi các bạn làm tác phẩm cũng có nghĩa bạn đang tập làm những phóng viên, điều đó có nghĩa là các bạn đang rèn luyện những kĩ năng quan sát, khai thác thông tin, tìm kiếm đề tài cũng như tất cả các quy trình sản xuất một tác phẩm truyền hình hoàn thiện.

* Cho em hỏi tiêu chuẩn để tham gia STV là gì ạ? Bao giờ STV có đợt tuyển thành viên mới ạ? (Đào Thị Thu Hiền, [email protected])

Giảng viên Thu Trà: Tiêu chuẩn để tham gia vào CLB STV điều đầu tiên là các bạn phải rất yêu truyền hình và bạn có một chút kỹ năng trong công việc truyền hình. Bởi vì, khi mà tham gia vào STV bạn đã tham gia vào việc sản xuất một bản tin hay các chương trình giải trí. Như vậy thì bạn sẽ bắt tay vào làm việc cùng CLB một các dễ dàng hơn. 

Sắp tới, dự kiến trong tháng 11, CLB STV sẽ tuyển thành viên mới. Chúng tôi sẽ đưa ra những bài kiểm tra một chút về kĩ năng của các bạn như: khả năng quan sát, phát hiện vấn đề, sự sáng tạo,… Sau một quá trình làm truyền hình, tôi thấy sự sáng tạo là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Giả sử cùng một vấn đề, nếu bạn có sự sáng tạo bạn sẽ tìm ra được những góc cạnh khác hấp dẫn hơn của vấn đề. Bởi vậy, các bạn sẽ được trải qua những bài kiểm tra nhằm phát hiện xem bạn có phải là những người thực sự sáng tạo để làm truyền hình.

Rất mong các bạn sẽ tiếp tục theo dõi trên fanpage facebook STV – Câu lạc bộ Truyền hình sinh viên (https://www.facebook.com/stv.ajc) để biêt được những thông tin tuyển thành viên của CLB.

aa4de270a__dsc0399.jpg
Giảng viên Thu Trà tập trung trả lời câu hỏi.

* CLB Truyền hình sinh viên tuyển thành viên có xét đến yếu tố nại hình không ạ? (Thu Giang, [email protected])

Giảng viên Thu Trà: Nại hình là một trong những yếu tố rất quan trọng nhưng nó chỉ là một trong những yếu tố quyết định bạn có trở thành thành viên của CLB STV hay không. Sẽ có rất nhiều những yêu cầu khác đặt ra trước yếu tố nại hình. Kể cả khi bạn là những PV truyền hình thực thụ, không ai yêu cầu bạn phải là người rất xinh đẹp nhưng bạn phải là người biết xây dựng hình ảnh cho mình, một sự chỉn chu, nghiêm túc của một người làm tuyền hình. Không ai đi tác nghiệp, phỏng vấn với một nại hình, trang phục quá “úi xùi”. Còn tất nhiên, nếu bạn muốn dự tuyển vào vị trí MC thì nại hình lại là một yếu tố khá quan trọng.

* Em là sinh viên năm cuối chuyên ngành truyền hình. Em được biết cô Trà vừa mới trở thành chủ nhiệm của CLB STV. Em muốn hỏi cô có kế hoạch hay định hướng gì mới cho STV trở nên mới lạ hấp dẫn hơn không ạ? (Phạm Thị Ngọc Ninh, Truyền hình K31A2)

Giảng viên Thu Trà: Cảm ơn bạn đã rất là quan tâm đến CLB STV, mình mới nhận công tác và trở thành giảng viên của khoa Phát thanh – Truyền hình được hơn một tháng và đồng thời cũng được nhận nhiệm vụ của Khoa là tham gia chủ nhiệm, quản lý CLB STV. 

Bởi vậy, vẫn còn nhiều thứ mới mẻ với mình, mình cũng sẽ cố gắng trong thời gian nhanh nhất để ổn định hoạt động của CLB, xây dựng cho các bạn một quy trình sản xuất chuyên nghiệp hơn cũng như cùng các bạn xây dựng lên những Format mới hấp dẫn hơn, phục vụ cho nhu cầu thông tin, nhu cầu giải trí của các bạn sinh viên trong toàn Học viện. Và xa hơn, các bạn sinh viên của CLB STV sẽ có những sản phẩm được phát sóng trên các kênh truyền hình. 

Có thể nói trong thời gian tới CLB khá là bận rộn bởi các dự án mà các kênh truyền hình phối hợp với CLB STV như là truyền hình nhân dân, VTV6,… Rất mong các bạn sẽ tiếp tục theo dõi và đón nhận các sản phẩm sắp tới của STV.

a3ef43a48__dsc0389.jpg
Giảng viên Thu Trà có rất nhiều dự định dành cho CLB STV.

* Em là sinh viên khoa nài, em từng gửi bài cộng tác cho songtre.tv nhưng không biết hình thức cộng tác cho STV thì như thế nào ạ? Chắc hẳn sẽ phức tạp hơn việc viết một bài báo và chờ duyệt đăng thôi đúng không ạ? (Phạm Thị Quỳnh Trang, Báo ảnh K31)

Giảng viên Thu Trà: STV luôn hoan nghênh các bạn gửi thông tin, sản phẩm đến STV. Nếu bạn có những thông tin mới, những đề tài hay hoặc những tác phẩm do chính bạn làm ra bạn có thể đăng tải lên fanpage facebook  STV – Câu lạc bộ Truyền hình sinh viên, chúng tôi sẽ biên tập và gửi phản hồi  lại cho bạn. Những sản phẩm tốt, những đề tài hấp dẫn, chúng tôi sẽ đưa ngay vào các chương trình của STV. Vậy là bạn cũng có thể trở thành những CTV của STV rồi.

* Em thấy câu lạc bộ mình chưa có sản phẩm nào nổi tiếng trên mạng (ví dụ phim ngắn hay vlog gì đó). Em có thể xem các sản phẩm của anh chị ở đâu ạ. Và anh chị nghĩ sao khi sản phẩm của các trường khác có chất lượng và thu hút được nhiều view trên youtube? (Nguyễn Thị Lan, [email protected])

Giảng viên Thu Trà: Các sản phẩm của STV hiện nay bao gồm các tin ngắn đưa tin về các sự kiện ở trong và nài học viện hay những phóng sự giới thiệu về những danh thắng, làng nghề,…  trong chuyên mục “Một ngày thật khác” và một số clip ngắn được đăng tải trên youtube và trên trang facebook chính thức của STV. Trong thời gian sắp tới, STV có thể sẽ phối hợp với trang tin điện tử songtre.tv cho ra những sản phẩm tốt nhất để khán giả có thể theo dõi và biết đến nhiều hơn. Hiện tai, có một dự án truyền hình Giảng đường, STV hy vọng sẽ có những sản phẩm tốt để tham gia dự án này.

Cũng có rất nhiều những clip, sản phẩm của STV với hàng ngàn lượt view trên youtube, được các trang báo mạng đăng tải như là “Bốn chữ lắm", "Năm điểm đáng ghét của con gái trường báo", "Ngăn bàn đa năng,..”. STV cũng có một phóng sự được phát sóng trên trương trình “Café sáng” – VTV3. Có thể hoạt động truyền thông của STV còn chưa mạnh nên bạn chưa biết đến nhiều các sản phẩm của STV. STV sẽ cố gắng hơn nữa để có được những sản phẩm hay và STV sẽ trở thành một thương hiêu được mọi người biết đến.

* Cho em hỏi để làm ra một chương trình truyền hình thì phải mất thời gian bao lâu? Và cần bao nhiêu bước để hoàn thành một chương trình truyền hình ạ? (Hải Huân, [email protected])

Giảng viên Thu Trà: Để làm ra được một chương trình truyền hình mà khán giả theo dõi, yêu thích có thể nói đây là một quá trình sáng tạo mất thời gian và công phu của người làm truyền hình, dù đó là một tin ngắn 1’30, một phóng sự 3’ hay là một chương trình 30’. Để làm ra được một chương trình truyền hình bao gồm 3 giai đoạn chính: 
Giai đoạn tiền kỳ: Ở giai đoạn này, các bạn tìm kiếm đề tài, thu thập và phân tích thông tin, làm kịch bản, tổ chức sản xuất để ghi hình,…
Giai đoạn ghi hình: Giai đoạn này là lúc mà những PV, BTV thực hiện chương trình của mình bằng những đúp quay.
Giai đoạn hậu kỳ: Đây là lúc để bạn cắt gọt, biên tập chương trình. Bạn sẽ phải xem lại đoạn băng ghi hình, dựng phim, viết lời bình, ghép nhạc,… để tạo nên một sản phẩm truyền hình hoàn chỉnh. Sau đó, lãnh đạo sẽ là những người duyệt chương trình trước khi phát sóng.

* Cô cho em hỏi: Nếu em tham gia vào 1 trong 4 ê kíp của STV thì trong quá trình hoạt động em có được chuyển hoặc tham gia thêm vào các ê kíp khác không? Em cảm ơn ạ. (Phạm Mỹ Thu, [email protected])

Giảng viên Thu Trà: Hiện tại, CLB STV có 3 nhóm chính: nhóm Biên tập (gồm 2 ekip là AJC news và EBOX), nhóm Quay phim và nhóm Truyền thông, mỗi nhóm có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chuyển hoặc tham gia thêm các nhóm khác trong một thời gian ngắn. 

Ví dụ như, các bạn ở trong nhóm EBOX làm các chương trình mang tính giải trí nhưng thỉnh thoảng các bạn cũng muốn tham gia vào AJC news làm các tin phóng sự phục vụ cho các bản tin, để hoàn thiện các kỹ năng ở mọi thể loại truyền hình. Bởi vậy, trong thời gian hoạt động tới, tôi cũng sẽ cho các bạn có sự “dịch chuyển” trong các nhóm tất nhiên là không ảnh hưởng đến nhóm chính của mình.

* Em tự thấy có chất giọng khá tốt, nại hình cũng được coi là tạm ổn. Em theo dõi các chương trình của STV có MC dẫn, nếu muốn làm MC trong câu lạc bộ cần có những yêu cầu gì? CLB có tuyển người chuyên làm MC không ạ? (Đoàn Ngọc Hà, [email protected])

Giảng viên Thu Trà: Chất giọng tốt, nại hình ổn và bạn cũng có cả sự tự tin thế là bạn cũng có rất nhiều yếu tố để trở thành một MC. Hiện tại các bạn MC trong CLB STV cũng đảm nhận thêm những vị trí, công việc khác như biên tập, quay phim,… Bởi vậy, chúng tôi muốn hướng các bạn tới một người MC không chỉ là dẫn chương trình mà còn tham gia vào các công việc khác để các bạn hiểu sâu sắc hơn, đa năng hơn, toàn diện hơn của một người làm truyền hình. Nếu bạn chỉ là một người dẫn chương trình truyền hình mà bạn không thông qua khâu biên tập các bạn sẽ không thể hiểu và truyền tải hết được những thông điệp của chương trình đến khán giả.

Trong thời gian tới CLB cũng có những fomat mới cần những người dẫn chương trình, nếu bạn có niềm đam mê rất hy vọng là bạn có thể tham gia vào các buổi tuyển chọn và không chỉ là thể hiện được năng khiếu dẫn chương trình mà còn thể hện được các khả năng khác trong sáng tạo, thực hiện tác phẩm truyền hình.

bf738bd34_chi_tra.jpg
Giảng viên Thu Trà liên tục nhận được câu hỏi của độc giả.

* Cá nhân mình đã tiếp xúc với khá nhiều bạn sinh viên trường Cao đẳng Truyền hình và thấy rằng kĩ năng thực tế của các bạn ấy khá hơn STV trường mình. Bạn có thấy như vậy không? (Nguyên Bảo, [email protected])

Giảng viên Thu Trà: Có thể sinh viên trường mình hơi hiền so với một số bạn sinh viên trường khác nên bạn có cảm nhận như vậy. Thực ra, trong quá trình làm việc tại Đài truyền hình Việt Nam, tôi cũng đã từng tiếp xúc với các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp từ trường mình. Cũng có nhiều bạn sinh viên của trường được đánh giá khá năng nổ, sáng tạo. Nhưng cũng có một số cũng khiến tôi hơi buồn một chút vì các bạn còn thiếu sự chủ động bởi bước chân từ một nơi đào tạo ra môi trường làm truyền hình chuyên nghiệp cũng có nhiều “choáng ngợp”. Kể cả những sản phẩm tốt nhất của bạn trong trường nhưng so với các chương trình do PV, BTV tại Đài thực hiện vẫn là những khoảng cách quá lớn. Cần có thời gian để những kiến thức được học trở thành thực tế hoàn thiện.

Có 2 lý do khiến bạn có thể thấy sinh viên mới tốt nghiệp thiếu kinh nghiệm thực tế: Một là họ chưa chủ động, sáng tạo khi tham gia vào thực tế. Sự nhút nhát, chưa tự tin trong giây phút cũng có thể làm bạn “bất động” khi tham gia vào ekip truyền hình; Hai là việc thực hiện tác phẩm vượt xa một bài tập, một sản phẩm sinh viên còn là giới hạn của các bạn. 

Là sinh viên học tập ở bất cứ ngôi trường nào cũng đều có những thuận lợi và hạn chế riêng. Sinh viên Học viện luôn có thế mạnh về khả năng làm nội dung rất tốt, nắm chắc về từng thể loại. Họ sẽ cần một khoảng thời gian để vượt qua những rào cản, những khác biệt để thích nghi và hòa nhập. Bạn có thể thấy rất nhiều BTV, PV tại các kênh, Đài Truyền hình được đánh giá rất cao, họ là những sinh viên tốt nghiệp từ Học viện Báo chí & Tuyên truyền.

Bởi vậy, khi tham gia chủ nhiệm CLB STV cũng như trở thành giảng viên khoa Phát thanh Truyền hình tôi rất muốn cùng các bạn làm quen với 1 môi trường làm truyền hình chuyên nghiệp hơn, có quy trình sản xuất, phong cách tác nghiệp, sự sáng tạo và làm nghề gần như các anh chị PV, BTV tại các kênh, đài Truyền hình. Để mọi kiến thức được học từ nhà trường sẽ không bị sự bỡ ngỡ làm hạn chế bạn.

* Em muốn biết chế độ đãi ngộ của các CLB nghiệp vụ như thế nào ạ? (Chế độ nhuận bút, điểm cộng, giấy chứng nhận…) (Chu Minh Quân, [email protected])

Giảng viên Thu Trà: Với CLB nghiệp vụ sinh viên, nếu mà dùng từ “đãi ngộ” có vẻ hơi lớn. Với CLB STV thì điều quan trọng khi các bạn tham gia vào được “đãi ngộ” đó là cái cơ hội để các bạn rèn nghề, làm các sản phẩm truyền hình, cùng nhau trao đổi những kỹ năng để có một chương trình truyền hình tốt nhất. Tất nhiện khi các bạn tham gia STV, các bạn làm ra những sản phẩm, CLB STV cũng như là khoa Phát thanh - Truyền hình sẽ khuyến khích các bạn với những điểm cộng cuối kỳ và khi bạn có được những sản phẩm xuất sắc các bạn sẽ có phần thưởng xứng đáng.

Hỏi - đáp về CLB phát thanh Sóng trẻ

* Em muốn hỏi là tham gia vào các CLB nghiệp vụ này thì sinh viên sẽ được rèn luyện những kĩ năng gì ạ? (Trần Công Tâm, Báo mạng điện tử K33)

Bạn Thế Dũng: Trước hết, khi tham gia vào một câu lạc bộ nghiệp vụ báo chí thì chắc chắn cái kĩ năng đầu tiên mà các câu lạc bộ muốn hướng đến là việc truyền tải các kiến thức, kinh nghiệm, thực hành các thể loại báo chí thuộc các loại hình cụ thể. Nài ra việc hoạt động trong một tập thể sẽ giúp cho các bạn có thêm những kĩ năng như hoạt động nhóm, sắp xếp thời gian, công việc, rèn luyện cho mình sự kỷ luật khi mà tham gia vào các câu lạc bộ.

* Em là sinh viên khoa khác thì có được tham gia vào CLB Sóng Trẻ phát thanh không ạ? (Lê Hà Nhung, Xuất Bản K32)

Bạn Thế Dũng: Những năm trước Phát thanh Sóng trẻ thường dành cho các sinh viên thuộc chuyên ngành Phát thanh nhưng kể từ tháng 10 năm 2014, Ban biên tập và Câu lạc bộ phát thanh Sóng trẻ đã tổ chức tuyển các bạn sinh viên khác chuyên ngành tham gia vào Câu lạc bộ để đáp ứng nhu cầu sản xuất các chương trình như "Phát thanh giảng đường", "Cafe tối", "15 phút nói với chúng tôi". Còn chương trình Phát thanh Sóng trẻ của Đài truyền hình Hà Nội thì chỉ dành cho sinh viên chuyên ngành Phát thanh.

bf738bd34__dsc0382.jpg
Bạn Thế Dũng vừa vui mừng, vừa căng thẳng trước sự quan tâm lớn của độc giả dành cho CLB phát thanh Sóng trẻ.

* Chương trình của CLB phát thanh thường được phát sóng trên kênh nào? Thời gian và thời lượng như thế nào? (Minh Tâm, [email protected])

Bạn Thế Dũng: Hiện tại, Ban biên tập và Câu lạc bộ phát thanh Sóng trẻ đang sản xuất ba chương trình đó là: Chương trình phát thanh "Sóng trẻ" phát vào lúc 20h5p thứ 3 hàng tuần trên tần số FM90 MHz của Đài phát thanh truyền hình Hà Nội với thời lượng 30 phút một chương trình. Chương trình thứ hai đó là chương trình "Cafe tối" được phát trên Fanpage của Câu lạc bộ vào mỗi tối hàng tuần. Còn một chương trình nữa là "Chương trình 15 phút nói với chúng tôi", phát sóng vào lúc 5h chiều thứ năm hàng tuần. Nhưng hiện tại "Chương trình 15 phút nói với chúng tôi" đang tạm dừng phát sóng để thay format mới.

* Bạn có thể cho mình biết cụ thể chương trình "Phát thanh giảng đường" sắp tới phát ở Học viện vào các giờ ra chơi thì sẽ có nội dung là gì? Mà như mình cảm thấy thì các hình thức phát thanh công cộng như thế này ít người thích, đặc biệt là các bạn sinh viên giờ ra chơi chỉ thích ngủ thôi. Vậy thì các bạn định làm như thế nào để chương trình của mình trở nên thú vị? (Trần Công Duy, [email protected])

Bạn Thế Dũng: Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các chương trình của Câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ. Về nội dung của chương trình "Phát thanh giảng đường", hiện tại đề án vừa được ban Giám đốc Học viện duyệt, mình chỉ là một người tham gia đề án với vai trò là đề xuất nội dung nên không biết nội dung đó có được ban Giám đốc duyệt không. 

Nói chung, mình có thể tiết lộ chương trình "Phát thanh giảng đường" sẽ như một cầu nối giữa sinh viên và ban Giám đốc học viện. Nội dung sẽ xoay quanh những thắc mắc của chính các bạn sinh viên về học tập, rèn luyện. Nài ra chương trình cũng sẽ có những phần tư vấn cho các bạn sinh viên về cuộc sống, tình bạn, tình yêu, công việc và tất nhiên sẽ không thể thiếu những thông tin nóng hổi đang diễn ra trong Học viện. 

Mình nghĩ những nội dung mà "Phát thanh giảng đường" đề cập sẽ liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bạn sinh viên trong học viện. Vì thế chương trình chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của các bạn. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ phát thanh Sóng trẻ cũng sẽ cố gắng hết sức để xây dựng "Phát thanh giảng đường" trở thành một người bạn đồng hành thân thiết của các bạn sinh viên trong Học viện.

20fc4113a__dsc0392.jpg
Bạn Phạm Thế Dũng vừa vui mừng vừa căng thẳng vì nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả.

* Từ nhỏ em đã từng tham gia dẫn các chương trình của đoàn, đội ở xã em mọi người khen em là nói hay và bản thân em cũng cảm thấy rất thích công việc này vậy em muốn tham gia vào CLB phát thanh có được không ạ. Và muốn vào CLB phải trải qua bao nhiêu vòng thi loại ạ? (Đinh Thị Hằng, [email protected])

Bạn Thế Dũng: Cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm của mình đến Câu lạc bộ phát thanh Sóng trẻ. 

Trước hết để trở thành một phát thanh viên của Câu lạc bộ phát thanh Sóng trẻ thì sự yêu thích và đam mê công việc luôn là tiêu chí được chúng mình đánh giá rất cao. Nài ra việc có chất giọng tốt cũng là một ưu thế khi bạn tham gia tuyển vào Câu lạc bộ phát thanh Sóng trẻ. 

Vừa qua, Câu lạc bộ phát thanh Sóng trẻ đã tổ chức tuyển phát thanh viên, với hai vòng thi loại: Vòng thứ nhất là vòng hồ sơ. Các bạn sẽ gửi một file ghi âm giọng nói của mình cũng như lời giới thiệu về bản thân, lí do tham gia Sóng trẻ về cho Câu lạc bộ. Vòng thứ hai dành cho những bạn đã vượt qua vòng hồ sơ, vòng này các bạn sẽ được dẫn thử nhiều đoạn văn bản với nhiều thể loại như tin, phóng sự, âm nhạc, dẫn đôi... Sau vòng này Câu lạc bộ sẽ chọn ra những bạn xuất sắc nhất. Hi vọng đợt tuyển tới Câu lạc bộ phát thanh Sóng trẻ sẽ được gặp lại bạn.

* Mình là sinh viên khoa nài, mình muốn cộng tác cho CLB Phát thanh Sóng trẻ nhưng không đủ tự tin vì giọng nói và phát âm chưa chuẩn. Tuy nhiên mình rất yêu thích Phát thanh và có am hiểu một chút về kĩ thuật biên tập tin, bài cho phát thanh. Mình có chút cơ hội nào không? (Nguyễn Thị Ly Ly, [email protected])

Bạn Thế Dũng: Chào Ly! Cảm ơn bạn đã dành tình cảm cho CLB Phát thanh Sóng trẻ. Ly biết không, Ban phát thanh viên của CLB Phát thanh Sóng trẻ trước đây cũng có rất nhiều bạn có giọng nói và phát âm chưa chuẩn. Thế nhưng bằng sự đam mê, yêu thích và sự quyết tâm của mình các bạn ấy đã dần sửa được những lỗi về phát âm. 

Thậm chí, có những bạn hiện nay đã được giao nhiệm vụ dẫn Chương trình Sóng trẻ phát trên Đài Hà Nội. CLB luôn luôn tạo ra nhiều buổi cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, tranining cho các bạn phát thanh viên mới, hướng dẫn các bạn sửa những lỗi âm của mình. Vì thế bạn đừng lo, chỉ cần với lòng yêu thích phát thanh và đặc biệt có kĩ thuật biên tập tin bài như bạn thì cơ hội sẽ là rất nhiều. Tự tin lên nhé. Chúc bạn thành công.

* Sinh viên nài học viện có được đăng kí dự tuyển vào CLB Phát thanh Sóng trẻ không vậy bạn? (Nguyễn Thị Hương, [email protected])

Bạn Thế Dũng: Chào bạn Hương! Rất tiếc hiện tại CLB Phát thanh Sóng trẻ chưa có kế hoạch tuyển thành viên bên nài Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khi nào có đủ điều kiện tuyển thành viên bên nài Học viện, Sóng trẻ sẽ đăng thông báo trên fanpage https://www.facebook.com/songtrept. Hi vọng bạn sẽ luôn dành sự quan tâm của mình đến CLB phát thanh Sóng trẻ. Chúc bạn thành công trong công việc và cuộc sống.

* Em thấy chị Xuân Quỳnh học Phát Thanh mà giờ lại đi làm MC truyền hình vậy thì có phải chăng là Phát Thanh chưa tạo được sức hút. Câu lạc bộ Phát thanh liệu có hoạt động đủ mạnh và đủ hấp dẫn sinh viên chưa ạ? (Trương Quỳnh Trang, Phát thanh K33)

Bạn Thế Dũng: Chào Trang! Cảm ơn về câu hỏi rất thú vị của bạn. Thực ra mình nghĩ chị Xuân Quỳnh đến với nghề MC truyền hình là một cái duyên và cũng là một cơ hội. Khi cơ hội đến thì bản năng của những người trẻ như chúng ta luôn muốn chinh phục nó. 

Đặc biệt một người có cá tính như chị Xuân Quỳnh và tiết lộ với bạn nài công việc là MC truyền hình thì chị Quỳnh vẫn thỉnh thoảng dẫn những chương trình phát thanh. Chỉ có điều cơ hội dẫn phát thanh của chị ấy vẫn chưa nhiều mà thôi. Ở trên lớp, những giờ học về phát thanh luôn thu hút được bản thân chị Quỳnh nói riêng và những sinh viên phát thanh nói chung. 

Mỗi một bài tập được giao thì chị Quỳnh luôn có rất nhiều ý tưởng và hoàn thành một cách xuất sắc,. Còn về CLB Phát thanh có hoạt động đủ mạnh và hấp dẫn hay không thì câu hỏi này có lẽ nên để các bạn trong CLB đánh giá sẽ khách quan hơn. Còn đối với mình, mình cảm thấy CLB như một gia đình thứ hai, mọi người rất gắn kết, thương yêu nhau, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng như những anh chị em trong gia đình.

aa508001a__dsc0418.jpg
Rất nhiều bạn sinh viên quan tâm tới chủ đề đã đến tham dự buổi giao lưu.

* Em thấy Sóng trẻ phát thanh đang có đợt tuyển BTV và phát thanh viên. Vậy các anh chị có tuyển CTV hay phóng viên không ạ? Nếu gửi tác phẩm cộng tác về Sóng trẻ phát thanh thì cần có yêu cầu gì đặc biệt ạ? (Tuần Anh, [email protected])

Bạn Thế Dũng: Tuấn Anh thân mến! Nài vị trí biên tập viên, phát thanh viên thì trong đợt tuyển vừa qua CLB Phát thanh Sóng trẻ cũng có tuyển CTV. 

Còn câu hỏi thứ hai, khi gửi tác phẩm về cho Sóng trẻ phát thanh thì trước hết tác phẩm đó cần phải đáp ứng được những yêu cầu mà chương trình đưa ra như thể loại, thời lượng, hình thức... Bên cạnh đó, tác phẩm nên viết theo ngôn ngữ của báo Phát thanh. Để biết rõ hơn về những yêu cầu mà một chương trình đưa ra thì bạn nên nghe các chương trình mà Sóng trẻ đang thực hiện để biết được nội dung mà chúng mình đang muốn thông tin. Hi vọng trong thời gian tới Sóng trẻ phát thanh sẽ có dịp được cộng tác với bạn. Cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm cho Sóng trẻ phát thanh.

* Em là sinh viên khối lí luận nhưng em rất yêu nghề phát thanh truyền hình. Em rất muốn tìm hiểu chuyên sâu về môn Phát thanh. Anh có thể giúp em được không ạ? Bây giờ em có thể bắt đầu từ đâu được ạ? (Phạm Kim Ngân, Xây dựng đảng K32)

Bạn Thế Dũng: Chào Ngân! Rất hoan nghênh em vì đã dành sự quan tâm của mình đến chuyên ngành Phát thanh. Theo anh, nếu muốn tìm hiểu chuyên sâu về phát thanh thì em nên bắt đầu nghe nhiều hơn những chương trình phát thanh trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội... để bước đầu có những tiếp cận về khái niệm của Phát thanh, đặc điểm của Phát thanh. 

Nài ra, CLB phát thanh Sóng trẻ có thể giải đáp, chia sẻ những thắc mắc của bạn về chuyên ngành phát thanh. Đừng ngại ngần đưa ra câu hỏi đối với chúng mình nhé. Sóng trẻ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn thực hiện niềm đam mê phát thanh của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm đọc thêm một số tài liệu về phát thanh để trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về bộ môn này. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống.

* Được biết các chương trình phát thanh của CLB chủ yếu về đề tài sinh viên. Nhưng em muốn được thử sức với các đề tài lớn hơn nài xã hội. Vậy trong tương lai Sóng trẻ có đổi mới nội dung để tạo điều kiện cho bạn sinh viên trưởng thành hơn trong cách làm báo không ạ? (Thu Nga, [email protected])

Bạn Thế Dũng: Nga thân mến! Nài đề tài về sinh viên, CLB phát thanh Sóng trẻ có chương trình "15 phút nói với chúng tôi" cũng có những chủ đề, đề tài về xã hội. Đây là chương trình có sự đa dạng về chủ đề, từ những vấn đề của sinh viên, giới trẻ đến những vấn đề của đời sống, xã hội. Chương trình đang có sự thay đổi về format để thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn thính giả. 

Bên cạnh đó, mình cũng nghĩ rằng hiện nay đề tài về sinh viên cũng có rất nhiều đề tài liên quan đến xã hội. Ví dụ như: Ma túy đá và hệ lụy của nó đến giới trẻ, Sức khỏe sinh sản, Sinh viên yêu vội, Sống thử và những hệ lụy, Sinh viên và những vấn đề liên quan đến vấn đề tính dục và sức khỏe sinh sản... Những chủ đề này chắc chắn sẽ khiến cho bạn có một cái nhìn trưởng thành hơn về cuộc sống. Không chỉ trong tương lai mà hiện tại những người làm Sóng trẻ phát thanh luôn tích cực trong việc đổi mới nội dung, đề tài để đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Một lần nữa cảm ơn bạn đã quan tâm đến CLB Phát thanh Sóng trẻ. Chúc bạn luôn thành công trong công việc của mình.

50cad6b3f_dungpt.jpg
Bạn Phạm Thế Dũng tập trung suy nghĩ trước một câu hỏi khó.

* Em muốn biết chế độ đãi ngộ của các CLB nghiệp vụ như thế nào ạ? (Chế độ nhuận bút, điểm cộng, giấy chứng nhận…) (Chu Minh Quân, [email protected])

Bạn Thế Dũng: Tham gia vào các Câu lạc bộ nghiệp vụ và hoạt động một cách tích cực thì các bạn có thể nhận được điểm cộng rèn luyện trong những sự đóng góp của mình cho câu lạc bộ, còn về chế độ nhuận bút đối với riêng Phát thanh Sóng trẻ thì hiện tại đang có chương trình có được hưởng nhuận bút đó là Chương trình phát thanh Sóng  trẻ phát trên Đài truyền hình Hà Nội. Nài ra, các chương trình phát thanh giảng đường, phát thanh nội bộ khi tham gia sản xuất chương trình các bạn sẽ được hưởng nhuận bút từ nhà trường. Nhưng mình nghĩ cái điều quan trọng hơn cả là các bạn sẽ tiếp thu cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thực hành nghề nghiệp khi tham gia vào các Câu lạc bộ.

Dự định tương lai của 3 câu lạc bộ

* Trong tương lai, cả 3 CLB nghiệp vụ của khoa mình có dự định sẽ hợp tác với nhau để cùng tạo ra một dự án hay chương trình gì đặc biệt không ạ? (Nguyễn Khánh Linh, Báo mạng điện tử K31)

Cô Hồng Anh: Đây có lẽ là ý tưởng và dự định mà cả 03 CLB nghiệp vụ của khoa PTTH luôn ấp ủ thực hiện. Trước mắt, trong thời gian tới, sản phẩm báo chí do thành viên 3 CLB thực hiện sẽ được đẩy mạnh đăng tải trên Songtre.tv. Kế hoạch cụ thể của 3 CLB các bạn hãy cùng chú ý theo dõi và cập nhật hoạt động của các CLB trên fanpage nhé!

Cô Thu Trà: Tất nhiên ba CLB trong thời gian sắp tới sẽ có những hoạt động liên kết với nhau. CLB STV cũng như CLB Sóng trẻ Phát thanh sẽ lựa chọn để đăng tải những tác phẩm của mình lên trang songtre.tv để nhiều khán giả sẽ biết đến các tác phẩm của sinh viên nhiều hơn nữa. Thêm vào đó, ba CLB sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau để chia sẻ nguồn thông tin, những đề tài báo chí chất lượng. Một đề tài phát thanh hay, nếu được truyền hình phối hợp sẽ có được hình ảnh sống động và chân thực hơn, và sẽ được báo mạng phân tích sâu sắc. Chúng ta sẽ cùng hướng đến mô hình báo chí đa phương tiên. Và sự liên kết ấy cũng sẽ giúp cho các bạn sinh viên trong khoa Phát thanh - Truyền hình được va chạm với nghề, giúp các bạn sinh viên khi ra trường “đa di năng” trong nghề báo.

Bạn Thế Dũng: Trước mắt mình nghĩ các CLB trong khoa sẽ có sự trao đổi đề tài, chủ đề trong các chương trình. Có thể là trao đổi về những tư liệu (Âm thanh, tiếng động, băng phỏng vấn, tài liệu...) để làm cho chương trình của mình sống động hơn. Trong thời gian tới 3 CLB sẽ có sự liên kết về truyền thông cụ thể là Sóng trẻ báo mạng tiếp tục đăng những chương trình của Sóng trẻ Phát thanh và Truyền hình STV. Và Sóng trẻ phát thanh, Truyền hình STV có thể giới thiệu hoạt động của Sóng trẻ báo mạng trong các tác phẩm của mình. Hi vọng rằng với sự hoạt động tích cực, chủ động,sáng tạo của cá 3 CLB sẽ xây dựng nên hình ảnh của Khoa Phát thanh - Truyền hình không chỉ giỏi về lý luận mà còn mạnh về thực hành.

12d5d2983__dsc0459.jpg
Các khách mời chụp ảnh kỉ niệm cùng ê kíp thực hiện chương trình.

Buổi giao lưu trực tuyến đã nhận được hơn 100 câu hỏi từ đông đảo sinh viên trong và nài Học viện, đặc biệt là các sinh viên trong khoa Phát thanh – Truyền hình. Do thời lượng của chương trình có hạn nên một số câu hỏi chưa được giải đáp trực tiếp. Các bạn độc giả có thể trực tiếp tìm hiểu thông tin thông qua các trang fanpage của các CLB. Mong rằng Sóng trẻ sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả đối với những diễn đàn trực

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN