Hãy cảnh giác với “chiêu” lừa mới
(Sóng Trẻ) - Trộm cắp trở thành vấn đề nhức nhối trong đời sống sinh viên hiện nay. Cuộc sống ngày càng phát triển thì những thủ đoạn trộm cắp của chúng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Nó đang “biến hóa” phức tạp theo xu hướng phát triển của xã hội. Thời gian gần đây, một chiêu trộm cắp mới lợi dụng vào lòng tin của các sinh viên để lừa lấy đồ giá trị đang trở nên phổ biến.
Đi xe đạp cũng bị mất trộm
Những tên trộm cắp đã sử dụng rất nhiều mánh khóe để ăn cắp đồ vật có giá trị của sinh viên như: laptop, điện thoại, xe đạp, máy nghe nhạc… Với nhiều thủ đoạn khác nhau: móc túi trên xe buýt, cướp giật đồ khi đi trên đường hay bị trộm trong khu trọ… đã trở nên “như cơm bữa” đối với sinh viên.
Trộm cắp trên xe buýt - chiêu thức truyền thống (nguồn: internet)
Gần đây, một thủ đoạn trộm cắp mới xuất hiện khiến cho nhiều bạn sinh viên lo lắng và hoang mang. Như câu chuyện của bạn N.T.Vân, sinh viên năm thứ nhất Học viện Ngân Hàng.
“Đến giờ mình cũng không thể ngờ được là mình lại bị mất điện thoại” đó là lời tâm sự của Vân. Khi nghe bạn chia sẻ về vụ án mất trộm li kì thì chắc hẳn ai cũng không khỏi ngỡ ngàng vì việc đi xe đạp bị trộm mất đồ.
“Trên đường đi học về, bỗng nhiên có một người đứng tuổi đi xe đạp lại gần bắt chuyện. Rồi bắt đầu kể về gia đình, nói rằng bác đang trên đường đi ăn giỗ nhà dì bác, bác thấy cháu nan nãn nên bác muốn mời cháu về tham gia cùng cho vui. Nghe tới đó, mình bắt đầu cảm giác người này có gì đó không ổn và đạp xe nhanh hơn. Nhưng người đó lại đuổi theo, nói những lời bất bình về hành động của mình là không tôn trọng người lớn tuổi và yêu cầu mình dừng xe lại để bác ấy nói chuyện. Dù có khó chịu, nhưng người ta nói thế nên mình đã dừng xe và và bác ấy bắt đầu kể lể tiếp. Tới khi sốt ruột quá nên đã nói rằng mình rất vội nên phải về. Vừa đi được một đoạn, mình thấy cặp của mình bị mở. Chột dạ nên lập tức dừng và xem lại cặp sách. Nhưng chiếc điện thoại của mình đã không cánh mà bay. Mình vội vàng quay lại để tìm nhưng người đàn ông đó đã biến mất”.
Cũng với thủ đoạn giống như bạn N.T.Vân, bạn T.T.Mến (sinh viên năm thứ 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Mình cũng bị một người đàn ông đứng tuổi bắt chuyện. Và khi mình cầm điện thoại trên tay, ông ta giật lại và nói rằng đi đường không được cầm điện thoại như thế này rồi ngày lập tức bỏ điện thoại vào cặp mình. Ông yêu cầu mình đóng cặp lại và lần sau không được như thế nữa. Lúc sau khi trở về, mình mở cặp ra thì chiếc điện thoại của mình đã mất tích cùng người đàn ông đó. Thực sự là không hiểu ông ấy làm trò ảo thuật gì mà lấy được chiếc điện thoại của mình, dù chính mắt mình nhìn thấy ông ta đã bỏ điện thoại vào cặp cho mình”.
Hai câu chuyện trên khi nghe sẽ rất nhiều người cho rằng chỉ có những sinh viên dễ bị lừa mới bị mắc bẫy, chứ điều này không bao giờ xảy ra với mình. Hai bạn ấy đều nhận thức được sự bất bình thường từ người lạ đó nhưng vẫn không thể tránh khỏi bị mất cắp. Chính vì thế đừng nên chủ quan với kẻ trộm, chúng sẽ dùng mọi cách để đưa bạn vào bẫy.
Hãy bảo vệ chính mình!
Cảnh giác với người lạ là một phản ứng tự nhiên của con người trong xã hội hiện nay, tuy nhiên sự cảnh giác đó đối với những người lớn tuổi thì nó bỗng bị “vô hiệu hóa”. Lợi dụng sự tôn trọng đối với người lớn tuổi, những tên trộm cắp đã sử dụng những mánh khóe hết sức tinh vi, đánh vào chính tâm lý của sinh viên để lừa lấy những đồ giá trị. Khi tiếp cận đối tượng, chỉ cần bắt chuyện được là chúng bắt đầu dắt sinh viên theo đúng kịch bản đã định sẵn. Nếu như không có độ cảnh giác cao thì sinh viên sẽ rất dễ bị lừa lấy mất đồ.
Để “miễn dịch” với tình trạng trộm cắp đó, trước tiên bạn cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác của chính mình. Khi bị người lạ bắt chuyện và có những lời lẽ bất bình thường nên khéo léo từ chối bằng những lí do thích hợp: đang phải vội làm việc gì đó, ai đó đang chờ bạn… Khi đi trên đường vắng, nên đi về theo nhóm với bạn bè hoặc người thân để đề phòng bọn trộm cắp có khả năng ra tay.
Giờ đây, càng ngày những thủ đoạn của bọn trộm cắp ngày càng khôn nan và tinh vi hơn. Chính vì vậy hãy tự nâng cao tinh thần cảnh giác của chính mình!
Đi xe đạp cũng bị mất trộm
Những tên trộm cắp đã sử dụng rất nhiều mánh khóe để ăn cắp đồ vật có giá trị của sinh viên như: laptop, điện thoại, xe đạp, máy nghe nhạc… Với nhiều thủ đoạn khác nhau: móc túi trên xe buýt, cướp giật đồ khi đi trên đường hay bị trộm trong khu trọ… đã trở nên “như cơm bữa” đối với sinh viên.
Trộm cắp trên xe buýt - chiêu thức truyền thống (nguồn: internet)
Gần đây, một thủ đoạn trộm cắp mới xuất hiện khiến cho nhiều bạn sinh viên lo lắng và hoang mang. Như câu chuyện của bạn N.T.Vân, sinh viên năm thứ nhất Học viện Ngân Hàng.
“Đến giờ mình cũng không thể ngờ được là mình lại bị mất điện thoại” đó là lời tâm sự của Vân. Khi nghe bạn chia sẻ về vụ án mất trộm li kì thì chắc hẳn ai cũng không khỏi ngỡ ngàng vì việc đi xe đạp bị trộm mất đồ.
“Trên đường đi học về, bỗng nhiên có một người đứng tuổi đi xe đạp lại gần bắt chuyện. Rồi bắt đầu kể về gia đình, nói rằng bác đang trên đường đi ăn giỗ nhà dì bác, bác thấy cháu nan nãn nên bác muốn mời cháu về tham gia cùng cho vui. Nghe tới đó, mình bắt đầu cảm giác người này có gì đó không ổn và đạp xe nhanh hơn. Nhưng người đó lại đuổi theo, nói những lời bất bình về hành động của mình là không tôn trọng người lớn tuổi và yêu cầu mình dừng xe lại để bác ấy nói chuyện. Dù có khó chịu, nhưng người ta nói thế nên mình đã dừng xe và và bác ấy bắt đầu kể lể tiếp. Tới khi sốt ruột quá nên đã nói rằng mình rất vội nên phải về. Vừa đi được một đoạn, mình thấy cặp của mình bị mở. Chột dạ nên lập tức dừng và xem lại cặp sách. Nhưng chiếc điện thoại của mình đã không cánh mà bay. Mình vội vàng quay lại để tìm nhưng người đàn ông đó đã biến mất”.
Cũng với thủ đoạn giống như bạn N.T.Vân, bạn T.T.Mến (sinh viên năm thứ 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Mình cũng bị một người đàn ông đứng tuổi bắt chuyện. Và khi mình cầm điện thoại trên tay, ông ta giật lại và nói rằng đi đường không được cầm điện thoại như thế này rồi ngày lập tức bỏ điện thoại vào cặp mình. Ông yêu cầu mình đóng cặp lại và lần sau không được như thế nữa. Lúc sau khi trở về, mình mở cặp ra thì chiếc điện thoại của mình đã mất tích cùng người đàn ông đó. Thực sự là không hiểu ông ấy làm trò ảo thuật gì mà lấy được chiếc điện thoại của mình, dù chính mắt mình nhìn thấy ông ta đã bỏ điện thoại vào cặp cho mình”.
Hai câu chuyện trên khi nghe sẽ rất nhiều người cho rằng chỉ có những sinh viên dễ bị lừa mới bị mắc bẫy, chứ điều này không bao giờ xảy ra với mình. Hai bạn ấy đều nhận thức được sự bất bình thường từ người lạ đó nhưng vẫn không thể tránh khỏi bị mất cắp. Chính vì thế đừng nên chủ quan với kẻ trộm, chúng sẽ dùng mọi cách để đưa bạn vào bẫy.
Hãy bảo vệ chính mình!
Cảnh giác với người lạ là một phản ứng tự nhiên của con người trong xã hội hiện nay, tuy nhiên sự cảnh giác đó đối với những người lớn tuổi thì nó bỗng bị “vô hiệu hóa”. Lợi dụng sự tôn trọng đối với người lớn tuổi, những tên trộm cắp đã sử dụng những mánh khóe hết sức tinh vi, đánh vào chính tâm lý của sinh viên để lừa lấy những đồ giá trị. Khi tiếp cận đối tượng, chỉ cần bắt chuyện được là chúng bắt đầu dắt sinh viên theo đúng kịch bản đã định sẵn. Nếu như không có độ cảnh giác cao thì sinh viên sẽ rất dễ bị lừa lấy mất đồ.
Để “miễn dịch” với tình trạng trộm cắp đó, trước tiên bạn cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác của chính mình. Khi bị người lạ bắt chuyện và có những lời lẽ bất bình thường nên khéo léo từ chối bằng những lí do thích hợp: đang phải vội làm việc gì đó, ai đó đang chờ bạn… Khi đi trên đường vắng, nên đi về theo nhóm với bạn bè hoặc người thân để đề phòng bọn trộm cắp có khả năng ra tay.
Giờ đây, càng ngày những thủ đoạn của bọn trộm cắp ngày càng khôn nan và tinh vi hơn. Chính vì vậy hãy tự nâng cao tinh thần cảnh giác của chính mình!
Tạ Thị Hà Trang
Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận