Học phí mức sàn nhưng còn nỗi lo "ngoài học phí"

(Sóng trẻ) - Khi xây dựng quy định mức học phí, Hà Nội đề xuất mức thu học phí thấp nhất trong khung. Tuy nhiên, người dân băn khoăn bởi họ có những nỗi lo… "ngoài học phí”.

Đề xuất học phí thấp nhất theo khung quy định

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, TP Hà Nội dự kiến đề xuất mức thu học phí năm học 2023 - 2024 bằng mức học phí năm học 2022 - 2023 và bằng mức sàn (mức thấp nhất) trong khung quy định tại nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Điều này khiến nhiều phụ huynh có con đang học bậc trung học phổ thông thấy vơi bớt gánh nặng phần nào.

Căn cứ khung quy định của Chính phủ, HĐND cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể với mức tăng hằng năm không quá 7,5%. Theo nghị định 81 năm 2021 quy định, mức sàn học phí của học sinh các cấp học là 300.000 đồng/học sinh/tháng. Mức trần học phí của học sinh mầm non, tiểu học là 540.000 đồng/học sinh/tháng. Mức trần học phí của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông là 650.000 đồng/học sinh/tháng.

Đối chiếu với mức trần trong khung học phí được quy định có thể thấy, mức mà Hà Nội đang đề xuất "dễ thở" hơn nhiều. Cụ thể, Hà Nội đề xuất, học phí với học sinh vùng thành thị ở cả cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT đều là 300.000 đồng/tháng/học sinh. Học phí với học sinh vùng nông thôn cấp mầm non, tiểu học, THCS là 100.000 đồng/tháng/học sinh, cấp THPT là 200.000 đồng/tháng/học sinh. Đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số và các xã miền núi ở cấp mầm non, tiểu học, THCS là 50.000 đồng/tháng/học sinh và cấp THPT là 100.000 đồng/tháng/học sinh (tiểu học theo luật miễn học phí, mức học phí công bố là căn cứ để cấp bù cho các trường).

Thực tế, Hà Nội dự kiến thu học phí năm 2023 bằng 2022 nhưng dừng cấp bù phần học phí tăng, nên số tiền thực nộp của phụ huynh cũng “nặng” hơn. Trừ bậc tiểu học được miễn, học sinh mầm non và THCS ở nội thành phải đóng học phí gần gấp đôi, từ 155.000 đồng lên 300.000 đồng một tháng. Ở xã miền núi, học sinh THPT đóng 100.000 đồng một tháng, tăng hơn bốn lần so với mức cũ; bậc mầm non, THCS có mức đóng tăng khoảng hai lần, từ 19.000 - 24.000 đồng lên 50.000 - 100.000 đồng.

Dù mức đóng tăng, học phí mà Hà Nội dự kiến áp dụng trong năm học tới chỉ bằng mức sàn (mức thấp nhất) theo quy định của Chính phủ. Năm học 2023-2024, thành phố Hà Nội tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi đối tượng học sinh đều được hưởng công bằng trong tiếp cận giáo dục. Tổng ngân sách dự kiến là khoảng 16,6 tỉ đồng.

Phụ huynh Hà Nội đón nhận thông tin này với những thái độ, suy nghĩ khác nhau. Một số ý kiến cho rằng dù học phí cao gấp đôi nhưng so với mặt bằng giá cả và thu nhập bình quân của người dân Hà Nội thì không cao. Nhưng đối với các bậc cha mẹ có thu nhập thấp, bấp bênh ở nội thành, nông thôn và miền núi thì đó là một sự gia tăng đáng lo ngại.

Gắn bó với công việc nhân viên vệ sinh môi trường hơn 10 năm nay, anh Lê Quốc Dũng, “gà trống nuôi con” với đồng lương chỉ xấp xỉ 7 triệu đồng vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để lo cho con gái đang học lớp 11 tại trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy). “Mỗi lần nhận được thông báo tăng học phí của nhà trường là tôi lại thấy chạnh lòng. Đối với người khác thì không sao, chứ tăng lên 300 nghìn/tháng với nhà tôi là cả một vấn đề”, anh Dũng chia sẻ.

Nhưng nỗi lo vẫn còn đó…

Nhận được tin Hà Nội chỉ thu học phí ở mức sàn theo quy định của Chính phủ, chị Minh Thu có con đang học tại trường Mầm non Dịch Vọng (Cầu Giấy) cho biết: “So với một thành phố lớn như Hà Nội, mức tăng như vậy là khá “dễ thở” tuy nhiên mình chỉ quan ngại một điều là không biết những năm sau còn tăng nhiều nữa không?”.

z4375500208992-f22e0ee2e3094bd79fd7556aa2359ea8.jpg
Không còn được hỗ trợ học phí, nhiều phụ huynh Hà Nội lo ngại về vấn đề học phí tăng. (Ảnh: Thu Thảo) 


Đáng chú ý, điều mà nhiều phụ huynh lo ngại nhất không phải là học phí đang được hỗ trợ chuyển sang thu đủ mà là các khoản thu ngoài học phí. Đặc biệt là tình trạng lạm thu vào mỗi năm học mới, trong đó có những khoản thu khá lạ so với thời phụ huynh đi học.

Tuy cả hai vợ chồng đều là nhân viên văn phòng với mức lương ổn định, nhưng chị Đỗ Lan Phương (40 tuổi, quận Hoàng Mai) có một con đang học tiểu học và một con đang học THCS vẫn thấy lo ngại trước thông tin thu học phí và các khoản thu khác cho hoạt động trường.

“Ngoài học phí lại thêm cả hàng loạt khoản phụ thu khác nữa. Quỹ phụ huynh 1 - 2 triệu đồng/học kỳ, rồi tiền đóng góp xây dựng trường, hoạt động cộng đồng, tiền mua tài liệu sách tham khảo, học tăng cường, phô tô tài liệu, tiền điện, nước, vệ sinh, trông xe, học phụ đạo, mua điều hòa, tivi, rèm cửa, máy chiếu... Mỗi một năm cộng các khoản phụ phí đó có khi gấp 5 - 7 lần học phí. Bây giờ học phí tăng rồi thì liệu các khoản này có giảm đi không hay lại ngày một tăng lên?” – chị Phương đặt câu hỏi. 

Về lý thuyết, tăng học phí là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi nguồn thu từ học phí hiện được chia thành 2 phần cơ bản: 40% dùng để tạo nguồn cải cách tiền lương (dùng khi có chính sách hỗ trợ tiền lương mới); 60% còn lại các trường có thể sử dụng cho hoạt động dạy học theo chủ đề, dạy thêm, các hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn việc làm, giáo dục địa phương...

Nhịp sống trở lại trạng thái bình thường, việc Hà Nội không hỗ trợ học phí như trong giai đoạn dịch là hợp lý và mọi người dân đều hiểu. Khi xây dựng quy định mức học phí, Hà Nội đề xuất mức thu học phí thấp nhất trong khung. Điều này thể hiện tinh thần nhân văn cũng như sự quan tâm sâu sắc của thành phố với người dân Thủ đô. Tuy nhiên, về phía nhà trường cần công khai, minh bạch, làm rõ các khoản phụ phí.

Thiết nghĩ, để tháo gỡ khó khăn về tài chính, các nhà trường cần lắng nghe, giải quyết và kiểm soát chặt chẽ tài chính, sao cho tiết kiệm, minh bạch, hiệu quả. Đó cũng là cách tìm được sự đồng thuận của nhân dân trong quy định tăng giá học phí hiện nay.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN