Lễ Xử Ca của người Mông

(Sóng trẻ)-Lễ Xử Ca của dân tộc Mông là hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm của du khách trong “Tháng sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” diễn ra đầu tháng 5 tại làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sóc Sơn. Đây là nghi lễ thờ cúng quan trong nhất trong dịp Tết cổ truyền “Nào pê chầu” của người Mông.

Trong hệ thống ma thờ của người Mông, ma Xử Ca chủ trì việc giữ gìn tiền bạc, của cái trong nhà, tăng bồi sự vinh hoa, phú quý. Bàn thờ Xử Ca đặt ở gian giữa nhà. Chỗ thờ được dán một miếng giấy màu trắng và cắm 3 hoặc 5 túm lông gà, được bôi ít máu gà. Mỗi năm, người Mông cúng Xử Ca một lần vào đêm 30 Tết.

c1b0f4104_11.jpg
Người dân tộc Mông chuẩn bị đồ cúng lễ

Ma Xử Ca nằm trong hệ thống 4 vị thần quan trọng nhất (Xử, Ca, Lò, De) của đời sống tâm linh của người Mông. Bất kỳ gia đình người Mông nào, dù sinh sống ở đâu hay là thuộc dòng Mông gì, đều thờ bốn vị thần này ở nơi trang trọng trong ngôi nhà.

c1b0f4104_13.jpg
Thầy cúng thay miếng giấy dán tại bàn thờ Xử Ca

Vào dịp Tết cổ truyền, các gia đình người Mông thường quét dọn nhà cửa, dán lại giấy tại bàn thờ Xử Ca. Việc dán lại giấy tại bàn thờ có ý nghĩa làm cho bàn thờ mới hơn, gọn gàng hơn và cầu mong năm mới gia đình sẽ được các vị thần che chở, phù hộ. Khi việc dán giấy đã xong thì chủ nhà (hoặc thầy cúng) thắp hương, tay cầm một con gà trống màu đỏ còn sống rồi khấn.

Khấn xong, chủ nhà (hoặc thầy cúng) cắt tiết và nhổ 3 hoặc 5 túm lông gà ở cổ rồi nhúng vào tiết, đặt lên mảnh giấy thờ Xử Ca với ý nghĩa đã dâng tặng con gà này. Sau đó, chủ lễ mổ gà, luộc chín và bày lên mâm cùng với một bát cơm, một bát canh rồi tiếp tục khấn.

c1b0f4104_14.jpg
Nơi thờ Xử Ca ở gian giữa nhà, chỗ thờ được dán một miếng giấy màu trắng và cắm 3 hoặc 5 túm lông gà, được bôi ít máu gà.

Khi khấn xong bàn thờ Xử Ca, gia đình sẽ kê một cái bàn giữa nhà để đặt mâm cúng tổ tiên với ý nghĩa nhớ về cội nguồn, những người đã khuất. Mâm cúng gồm có bánh dày, thịt gà, cơm và canh. Sau khi mời tổ tiên xong, chủ nhà mời tất cả mọi người trong gia đình vào mâm cơm uống rượu và dành cho nhau những lời chúc may mắn, tốt lành trong năm mới.

c1b0f4104_12.jpg
Những chiếc bánh dày được dùng trong mâm cúng tổ tiên

Các tập tục tâm linh truyền thống hòa quyện với những hoạt động sinh hoạt thường ngày đã tạo nên nét đẹp, bản sắc riêng trong đời sống văn hóa của người Mông. Việc tái hiện lại lễ Xử Ca và cùng với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, tổ chức không gian ẩm thực, giới thiệu các sản vật… trong sự kiện tái hiện không gian văn hoá Chợ vùng cao là cơ hội để người Mông bày tỏ niềm tự hào về bản sắc dân tộc mình. 

Thuỷ Nguyễn -Đa phương tiện k33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN