“Muốn thành công phải Nhiệt tình - Nhìn xa trông rộng - Hành động”
(Sóng Trẻ) - “Thành công trên đời không dành riêng cho ai cả, nếu bạn chưa thành công thì có nghĩa là bạn chưa trả đủ giá cho sự thành công đó mà thôi”. Đó chính là châm ngôn sống và “công thức để thành công” của chàng trai 22 tuổi Nguyễn Nhất Linh – giảng viên trẻ tuổi nhất Đại học Kinh tế Quốc dân.
PV: Là một trong rất ít sinh viên sau khi tốt nghiệp được giữ lại làm giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, cảm xúc của anh như thế nào khi biết mình sẽ trở thành nhà giáo?
NNL: Khi biết tin mình trúng tuyển giảng viên mình rất vui mừng, xúc động và tự hào. Ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học mình đã mong ước có một ngày sẽ được đứng trên bục giảng và tiếp bước các thế hệ thầy cô đi trước tiếp tục đào tạo những thế hệ những nhà kinh tế cho đất nước. Mình đã nỗ lực học tập và hoạt động đoàn rất nhiều để rèn luyện các kĩ năng cần thiết của một nhà giáo. Vì vậy kết quả ngày hôm nay cũng được coi là một thành công trong cuộc sống của mình.
Thầy Nguyễn Nhất Linh hiện là giảng viên khoa Ngân hàng Tài chính của trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
PV: Tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng Tài chính của trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, anh hoàn toàn có thể tìm được những công việc có mức lương hấp dẫn tại nhiều công ty, tại sao anh lại quyết định đến với nghề giáo?
NNL: Đã rất nhiều người hỏi mình câu hỏi này. Và câu trả lời chỉ có một. Mình chọn nghề giáo vì mình yêu thích và đam mê nó. Còn tại sao lại đam mê thì có lẽ xuất phát từ trong nhận thức của mình là nghề giáo là một nghề cao quý, là nghề trồng người. Mẹ mình cũng là một nhà giáo nên mình hiểu rất rõ điều đó. Đồng thời, trong quá trình đi gia sư mình nhận thấy mình cũng có chút năng khiếu trong việc giảng dạy.
Còn lý do tại sao mình không đến các công ty làm việc mà quyết ở lại trường vì mình nghĩ làm nghề gì cũng vậy, khi tâm huyết và hết lòng với nó tự khắc nó sẽ trả ơn mình. Mình là nhà giáo, mình đào tạo ra các nhà kinh tế không có lý do gì mà mình lại không thể giàu có bằng chính năng lực chuyên môn của bản thân mình. Vì vậy, dù có ở đâu thì việc đầu tiên cũng phải hoàn thiện chuyên môn và cố gắng nỗ lực hết mình. Tuổi trẻ là phải xông pha, phải cống hiến đã rồi hãy nghĩ đến tiền bạc và các thứ khác.
PV: Có bao giờ anh nghĩ mình sẽ thử sức ở cả hai lĩnh vực: giảng dạy và làm đúng chuyên ngành theo học tại trường đại học không?
NNL: Chuyên ngành mình học là Ngân hàng Tài chính và mình cũng đang giảng dạy ở Khoa Ngân hàng Tài chính. Vì vậy không thể nói là mình không làm đúng chuyên ngành. Tuy nhiên khi mình đã có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc thì nài việc giảng dạy mình có thể tham gia các công việc khác trong khuôn khổ nhà trường cho phép như là: tư vấn cho các tổ chức, tham gia nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học… Đây là những việc cũng nhằm bổ trợ thêm kiến thức và mở rộng môi trường làm việc của bản thân mình.
PV: Vậy khi đó, anh sẽ chọn nghề giáo làm “nghề tay phải” hay “nghề tay trái”?
NNL: Với mình, chỉ có một nghề là nhà giáo và đó sẽ vừa là nghề tay trái và nghề tay phải.
PV: Là GV trẻ tuổi nhất của một trường đại học, nhưng trẻ tuổi cũng đồng nghĩa với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Vậy theo anh sức trẻ đem lại cho anh những gì?
NNL: Đúng là tuổi trẻ thì kinh nghiệm giảng dạy của mình có thể nói là rất ít. Mình cũng có tích lũy được một chút ít vì trước kia mình luôn mong muốn được làm nhà giáo và trong quá trình học tập bốn năm đại học mình cũng đã học hỏi được của các thầy cô một số kinh nghiệm. Tuy nhiên lợi thế của sức trẻ là ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến, không ngại khó ngại khổ nên mình tin rằng không chỉ bản thân mình mà các thầy cô giáo trẻ khác và các bạn của mình hoạt động trong các môi trường khác sẽ nhanh chóng tiếp thu học tập và lĩnh hội những kinh nghiệm mà các thế hệ các thầy cô, các anh chị đi trước truyền đạt lại.
Nguyễn Nhất Linh (đầu tiên từ trái qua) tại Liên hoan Thanh Niên Việt Trung tổ chức tại Trung Quốc 2010
PV: Anh có thể chia sẻ một vài kỷ niệm, cảm xúc của mình trong những ngày đầu làm thầy giáo?
NNL: Có rất là nhiều kỷ niệm vui khi được trở thành thầy giáo. Cũng trên những giảng đường ngày xưa, bây giờ khi bước đi gặp sinh viên mình đã được các em chào là “thầy”. Rất tự hào và xúc động. Đôi khi các em khen thầy giáo rất trẻ làm mình cũng vui lắm.
Có lần một em sinh viên tưởng mình là bạn đã tâm sự nói chuyện rất nhiều điều và sau khi vào lớp em ấy biết mình là giáo viên phụ trách lớp đã rất ngạc nhiên và ngượng ngùng. Bản thân mình thì thấy rất hay vì những chia sẻ hồn nhiền của các em kiểu như: Không biết ai chủ nhiệm mình nhỉ? Có già không nhỉ? Không biết có khó tính không?….
PV: Khi còn là sinh viên, anh tham gia công tác đoàn rất nhiệt tình và nhận được nhiều danh hiệu: giấy khen hoạt động đoàn trường năm 2009, bằng khen của Thành đoàn Hà Nội 2008-2009… Vậy khi đã ra trường, trở thành giảng viên, hoạt động Đoàn có còn là niềm đam mê lớn của anh?
NNL: Mình ở lại trường cũng có phần do mong muốn được tiếp tục sống trong không khí Đoàn hội của sinh viên. Vì dường như làm công tác Đoàn đã ngấm vào máu của mình rồi, khi nhìn thấy, khi nghe thấy là mình đã muốn tham gia ngay. Đoàn Hội đã làm mình trẻ ra rất nhiều và những thành tícH, kỹ năng mình có được trong ngày hôm nay cũng là nhờ tham gia hoạt động Đoàn. Thế nên còn cơ hội hoạt động, mình còn cống hiến.
PV: Trong trang blog của mình, anh có viết: “Nhiệt tình - Nhìn xa trông rộng - Hành động. Đó là công thức của sự thành công”. Liệu đó có phải là con đường dẫn anh đến những thành công ngày hôm nay?
NNL: (Cười) Có thể nói đây là kim chỉ nam để mình làm việc và công hiến. Cũng nhờ nó mà mình có thêm nghị lực vượt qua khó khăn và đạt được một số thành tích như ngày hôm nay. Có lẽ con đường thành công của mỗi người là khác nhau nhưng nếu được chia sẻ thì mình nghĩ rằng: Đầu tiên chúng ta nên có đam mê và hãy cố gắng theo đuổi nó bằng “Nhiệt tình - Nhìn xa trông rộng - Hành động” rồi kết quả sẽ đến thôi. Thành công trên đời không dành riêng cho ai cả, nếu bạn chưa thành công thì có nghĩa là bạn chưa trả đủ giá cho sự thành công đó mà thôi. Hãy cố gắng thêm chút nữa!
Nguyễn Mai – Dương Miền
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
PV: Là một trong rất ít sinh viên sau khi tốt nghiệp được giữ lại làm giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, cảm xúc của anh như thế nào khi biết mình sẽ trở thành nhà giáo?
NNL: Khi biết tin mình trúng tuyển giảng viên mình rất vui mừng, xúc động và tự hào. Ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học mình đã mong ước có một ngày sẽ được đứng trên bục giảng và tiếp bước các thế hệ thầy cô đi trước tiếp tục đào tạo những thế hệ những nhà kinh tế cho đất nước. Mình đã nỗ lực học tập và hoạt động đoàn rất nhiều để rèn luyện các kĩ năng cần thiết của một nhà giáo. Vì vậy kết quả ngày hôm nay cũng được coi là một thành công trong cuộc sống của mình.
Thầy Nguyễn Nhất Linh hiện là giảng viên khoa Ngân hàng Tài chính của trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
PV: Tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng Tài chính của trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, anh hoàn toàn có thể tìm được những công việc có mức lương hấp dẫn tại nhiều công ty, tại sao anh lại quyết định đến với nghề giáo?
NNL: Đã rất nhiều người hỏi mình câu hỏi này. Và câu trả lời chỉ có một. Mình chọn nghề giáo vì mình yêu thích và đam mê nó. Còn tại sao lại đam mê thì có lẽ xuất phát từ trong nhận thức của mình là nghề giáo là một nghề cao quý, là nghề trồng người. Mẹ mình cũng là một nhà giáo nên mình hiểu rất rõ điều đó. Đồng thời, trong quá trình đi gia sư mình nhận thấy mình cũng có chút năng khiếu trong việc giảng dạy.
Còn lý do tại sao mình không đến các công ty làm việc mà quyết ở lại trường vì mình nghĩ làm nghề gì cũng vậy, khi tâm huyết và hết lòng với nó tự khắc nó sẽ trả ơn mình. Mình là nhà giáo, mình đào tạo ra các nhà kinh tế không có lý do gì mà mình lại không thể giàu có bằng chính năng lực chuyên môn của bản thân mình. Vì vậy, dù có ở đâu thì việc đầu tiên cũng phải hoàn thiện chuyên môn và cố gắng nỗ lực hết mình. Tuổi trẻ là phải xông pha, phải cống hiến đã rồi hãy nghĩ đến tiền bạc và các thứ khác.
PV: Có bao giờ anh nghĩ mình sẽ thử sức ở cả hai lĩnh vực: giảng dạy và làm đúng chuyên ngành theo học tại trường đại học không?
NNL: Chuyên ngành mình học là Ngân hàng Tài chính và mình cũng đang giảng dạy ở Khoa Ngân hàng Tài chính. Vì vậy không thể nói là mình không làm đúng chuyên ngành. Tuy nhiên khi mình đã có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc thì nài việc giảng dạy mình có thể tham gia các công việc khác trong khuôn khổ nhà trường cho phép như là: tư vấn cho các tổ chức, tham gia nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học… Đây là những việc cũng nhằm bổ trợ thêm kiến thức và mở rộng môi trường làm việc của bản thân mình.
PV: Vậy khi đó, anh sẽ chọn nghề giáo làm “nghề tay phải” hay “nghề tay trái”?
NNL: Với mình, chỉ có một nghề là nhà giáo và đó sẽ vừa là nghề tay trái và nghề tay phải.
PV: Là GV trẻ tuổi nhất của một trường đại học, nhưng trẻ tuổi cũng đồng nghĩa với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Vậy theo anh sức trẻ đem lại cho anh những gì?
NNL: Đúng là tuổi trẻ thì kinh nghiệm giảng dạy của mình có thể nói là rất ít. Mình cũng có tích lũy được một chút ít vì trước kia mình luôn mong muốn được làm nhà giáo và trong quá trình học tập bốn năm đại học mình cũng đã học hỏi được của các thầy cô một số kinh nghiệm. Tuy nhiên lợi thế của sức trẻ là ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến, không ngại khó ngại khổ nên mình tin rằng không chỉ bản thân mình mà các thầy cô giáo trẻ khác và các bạn của mình hoạt động trong các môi trường khác sẽ nhanh chóng tiếp thu học tập và lĩnh hội những kinh nghiệm mà các thế hệ các thầy cô, các anh chị đi trước truyền đạt lại.
Nguyễn Nhất Linh (đầu tiên từ trái qua) tại Liên hoan Thanh Niên Việt Trung tổ chức tại Trung Quốc 2010
PV: Anh có thể chia sẻ một vài kỷ niệm, cảm xúc của mình trong những ngày đầu làm thầy giáo?
NNL: Có rất là nhiều kỷ niệm vui khi được trở thành thầy giáo. Cũng trên những giảng đường ngày xưa, bây giờ khi bước đi gặp sinh viên mình đã được các em chào là “thầy”. Rất tự hào và xúc động. Đôi khi các em khen thầy giáo rất trẻ làm mình cũng vui lắm.
Có lần một em sinh viên tưởng mình là bạn đã tâm sự nói chuyện rất nhiều điều và sau khi vào lớp em ấy biết mình là giáo viên phụ trách lớp đã rất ngạc nhiên và ngượng ngùng. Bản thân mình thì thấy rất hay vì những chia sẻ hồn nhiền của các em kiểu như: Không biết ai chủ nhiệm mình nhỉ? Có già không nhỉ? Không biết có khó tính không?….
PV: Khi còn là sinh viên, anh tham gia công tác đoàn rất nhiệt tình và nhận được nhiều danh hiệu: giấy khen hoạt động đoàn trường năm 2009, bằng khen của Thành đoàn Hà Nội 2008-2009… Vậy khi đã ra trường, trở thành giảng viên, hoạt động Đoàn có còn là niềm đam mê lớn của anh?
NNL: Mình ở lại trường cũng có phần do mong muốn được tiếp tục sống trong không khí Đoàn hội của sinh viên. Vì dường như làm công tác Đoàn đã ngấm vào máu của mình rồi, khi nhìn thấy, khi nghe thấy là mình đã muốn tham gia ngay. Đoàn Hội đã làm mình trẻ ra rất nhiều và những thành tícH, kỹ năng mình có được trong ngày hôm nay cũng là nhờ tham gia hoạt động Đoàn. Thế nên còn cơ hội hoạt động, mình còn cống hiến.
PV: Trong trang blog của mình, anh có viết: “Nhiệt tình - Nhìn xa trông rộng - Hành động. Đó là công thức của sự thành công”. Liệu đó có phải là con đường dẫn anh đến những thành công ngày hôm nay?
NNL: (Cười) Có thể nói đây là kim chỉ nam để mình làm việc và công hiến. Cũng nhờ nó mà mình có thêm nghị lực vượt qua khó khăn và đạt được một số thành tích như ngày hôm nay. Có lẽ con đường thành công của mỗi người là khác nhau nhưng nếu được chia sẻ thì mình nghĩ rằng: Đầu tiên chúng ta nên có đam mê và hãy cố gắng theo đuổi nó bằng “Nhiệt tình - Nhìn xa trông rộng - Hành động” rồi kết quả sẽ đến thôi. Thành công trên đời không dành riêng cho ai cả, nếu bạn chưa thành công thì có nghĩa là bạn chưa trả đủ giá cho sự thành công đó mà thôi. Hãy cố gắng thêm chút nữa!
Nguyễn Mai – Dương Miền
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận