“Nghĩa vụ quân sự”, góc nhìn từ ý thức công dâ
(Sóng trẻ)- Đi nghĩa vụ quân sự xoay quanh là biết bao câu chuyện trái chiều từ những “chiêu lách” luật đến tinh thần tự nguyện xin đi, vẫn luôn là vấn đề để đánh giá ý thức mỗi công dân.
Dùng “chiêu” để “lách” luật
Trước khi được nhập ngũ chính thức, theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự thì công dân phải trải qua sơ tuyển khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Nếu sức khỏe không đảm bảo cũng sẽ không phải nhập ngũ. Đây là điểm mấu chốt để những chiêu trò lách luật quân sự được thực hiện.
Công dân thực hiện sơ tuyển khám nghĩa vụ quân sự
Bằng các hình thức khác nhau, nhiều trường hợp đã “đút” cho cán bộ khám sức khỏe để không đạt tiêu chuẩn về sức khỏe như: không đủ chiều cao, cân nặng, huyết áp tăng, nhịp tim không ổn định,… Bạn Phượng (hiện là sinh viên Đại học Tài chính) chia sẻ: “Anh mình trước đây có chạy nghĩa vụ bằng cách đút cho thằng nhìn cân với đo chiều cao để giảm không đủ tiêu chuẩn nhưng phải có quan hệ nữa”.
Việc chạy từ khi khám sức khỏe không chỉ đơn giản là “đút” cho cán bộ khám sức khỏe mà còn cần đến “quan hệ”. Tại một số địa phương, việc khám nghĩa vụ quân sự trực tiếp giao cho cán bộ địa phương thực hiện, việc làm này dễ nảy sinh việc dựa dẫm vào quan hệ để chạy, trốn nghĩa vụ quân sự. Bạn Viện (hiện là sinh viên Cao đẳng Sư phạm) cho biết: “ Tại quê mình, 10 người chỉ có 2 thằng phải đi, vừa rồi có lệnh rồi vẫn không phải đi, nhưng người ta chạy kín lắm, có người quen mới chạy được, người ta nhận chạy từ lúc lên khám là 10 triệu”.
Để chạy không phải đi nghĩa vụ quân sự, nhiều người sẵn sàng bỏ ra vài triệu đến cả chục triệu đồng. Cứ mỗi năm bị gọi là chạy tiền, cô Loan (ở Bắc Ninh) nói: “ Mỗi lần cháu nhà tôi bị gọi nhập ngũ, là tôi mất 3 triệu chạy cho cháu”.
Không dừng lại ở đó, nhiều “chiêu” để “lách” luật nghĩa vụ quân sự còn được truyền tay trên các diễn đàn, trên các mạng xã hội. Ví dụ như xăm da, cách tăng huyết áp,…
Dân mạng mách nhau cách “lách” luật nghĩa vụ quân sự
Trốn nhập ngũ được thực hiện bằng nhiều chiêu trog khác nhau, đang diễn ra ngày càng kín đáo và phổ biến. Điều này phán ánh sự lỏng leo trong công tác quản lí sơ tuyển nghĩa vụ quân sự tại các địa phương hiện nay.
“Vẫn có vàng trong cát”
Hiện tượng “lách” luật, trốn đi nghĩa vụ diễn ra ngày càng nhiều. Nhưng vẫn có những cá nhân nêu cao tinh thần nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc. Nhiều sinh viên mới năm nhất, đã gác lại việc học tập, bảo lưu kết quả, để đăng kí xin đi nhập ngũ.
Đáng chú ý là những công dân nữ tình nguyện nhập ngũ với tâm thế rèn luyện bản lĩnh, bảo vệ chủ quyền đất nước. Họ nhập ngũ với sự thoải mái trong tinh thần với niềm tự hào của gia đình và người thân.
Những nữ tân binh tình nguyện nhập ngũ
Nhập ngũ trong độ tuổi quy định được xem là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi công dân. Chấp hành nghĩa vụ quân sự chính là thước đo ý thức của công dân đối với đất nước.
Cùng là bắt buộc, nhưng ở nơi khác
Trong khi ở Việt Nam, người dân tìm đủ mọi cách để lách luật, trốn nhập ngũ thì ở một số nước trên thế giới việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được đảm bảo bằng sự kỉ luật gần như tuyệt đối.
Cũng dưới hình thức bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định, nhưng tại Hàn Quốc hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam, khi mà gần như tất cả các nam công dân tuổi từ 18-35 của nước này đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khoảng thời gian 21 tháng. Không một nam công dân nào của Hàn Quốc được miễn nghĩa vụ quân sự, dù là người có địa vị cao hay nhân vật của công chúng như diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Những ai đủ tiêu chuẩn mà từ chối thi hành nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị bỏ tù.
Những sao Hàn Quốc cũng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự
Việc không phân biệt bất cứ đối tượng nào thực hiện việc nhập ngũ theo quy định đã biến Hàn Quốc trở thành một quốc gia có luật nghĩa vụ quân sự nghiêm ngặt nhất thế giới.
Luật xử phạt vi phạm nghĩa vụ quân sự
Theo quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP cụ thể:
“Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Nghiên trọng hơn, thì có thể bị khởi tố, chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015:
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Như vậy, việc trốn nhập ngũ khi đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng là thực hiện nghĩa vụ của một người công dân có đủ quyền và nghĩa vụ.
Nguồn ảnh: Mạng Internet
Đàm Công Bắc
Báo chí K36.7
Cùng chuyên mục
Bình luận