Người con Tây Nguyên miệt mài, say mê giữ gìn nhạc cụ dân tộc

(Sóng trẻ)-Âm nhạc Tây Nguyên vô cùng đa dạng, mang nét độc đáo riêng biệt. Nó gần gũi, quen thuộc với hơi thở cuộc sống con người và cuộc sống thiên nhiên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa dân tộc dân gian đang ngày dần bị mai một. Nhưng đâu đó, chúng ta vẫn thấy có những người con Tây Nguyên miệt mài cống hiến, giữ gìn linh hồn âm nhạc cho dân tộc mình. 

49e570c01_y_sinh.jpg

Nghệ nhân Y Sinh

Để hiểu thêm về sự phong phú và đa dạng, cũng như việc giữ gìn phát triển văn hóa của âm nhạc Tây Nguyên, phóng viên báo điện tử Sóng Trẻ có cuộc trò chuyện với nghệ nhân Y Sinh-Nghệ nhân loại hình Nghệ Thuật trình diễn dân gian tỉnh Kon Tum. Hiện tại, bà đang là nhóm trưởng làng dân tộc Xơ Đăng tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

PV: Thưa nghệ nhân, được biết dù không được đào tạo trường lớp cơ bản về âm nhạc nhưng công việc của bà bây giờ lại gắn liền với nó. Mối cơ duyên nào khiến bà dành tâm huyết gắn bó với công việc bây giờ? 

Nghệ nhân Y Sinh: Ngay từ thủa thơ ấu tôi đã được lớn lên, được sống hòa mình với âm nhạc Tây Nguyên. Và rồi tôi đã bị tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng đàn với những làn điệu, âm hưởng của dân tộc mình cuốn hút. Nhìn bà con trong làng, người lớn họ đánh rồi cứ thế mình nghe, thuộc mình đánh theo. Tình yêu với các loại hình nhạc cụ dân tộc cứ thế lớn dần theo thời gian năm tháng, đặc biệt từ khi tôi trở thành giáo viên tiểu học trường nội trú học viên Đăk Tô. Lúc bấy giờ, Nhà trường có tham gia thi phong trào VHVN do tỉnh Kon Tum tổ chức. Mọi người hỏi tôi: “Cô có biết chơi các loại đàn, cồng, chiêng không”. Tôi trả lời: “Có chứ”. Sẵn chút ít năng khiếu về âm nhạc cùng với niềm đam mê, thế là tôi tự mày mò, học hỏi và lao vào chơi các loại nhạc cụ. Rất vui là lần đầu tiên biểu diễn tôi cũng dành được giải. Sau đó, tôi thành lập các nhóm chế tác nhạc cụ dân tộc để đi biểu diễn giao lưu và học hỏi thêm kinh nghiệm ở một số nơi. 

Năm 1983, tôi được chuyển về làm ở khối công tác Dân vận Mặt trận, rồi sau đó làm công tác ở hội phụ nữ. Tôi thường xuyên có cơ hội được mời tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật trên mọi miền Tổ quốc, mọi người cũng biết đến mình nhiều hơn. Khi nghỉ hưu, rất vui là tôi được Bộ Văn hóa Thôn tin mời về làng văn hóa các dân tộc Việt Nam để truyền dạy và giới thiệu văn hóa âm nhạc dân tộc Xơ Đăng nói riêng, Tây Nguyên nói chung đến với công chúng miền Bắc. 

PV: Âm nhạc truyền thống Tây Nguyên đang có dấu hiệu dần bị mai một. Vậy bà mong muốn điều gì ở thời điểm hiện tại? 

Nghệ nhân Y Sinh: Nguy cơ thất truyền văn hóa âm nhạc truyền thuyết là thực tế hiện nay đang diễn ra. Ngay như chiếc đàn Klông-pút đặc trưng của dân tộc người Xơ Đăng, qua tìm hiểu ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và Đăk Tô, tôi thấy chỉ còn một số làng trong xã Đăk Sao, Đăk Na là còn dùng nhạc cụ này. Người chơi nhạc cụ này chủ yếu là người già lớn tuổi, còn thanh niên họ không mặn mà, tha thiết cho lắm. Tôi chỉ sợ cây đàn này sẽ dần bị rơi vào quên lãng, bởi hình như nó không còn phù hợp với cuộc sống tất bật trong thời buổi hiện nay. Bằng kinh nghiệm của bản thân và tình yêu với nhạc cụ dân tộc, tôi muốn truyền đạt cách chơi các loại nhạc cụ này nhằm giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình và để nhiều người biết hơn nữa với nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên. Tôi nghĩ, người biết chơi các loại nhạc cụ, được nhiều yêu thích và biết đến nhưng khi người đó mất đi mà không lưu giữ, hoặc truyền lại cho thế hệ sau thì điều đó chả còn ý nghĩa gì cả. Kể cả những ngày cuối tuần ở đây, khi mà có khách du lịch đến thăm quan làng văn hóa các dân tộc Việt Nam có nhu cầu, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn, dạy họ cách chơi và nhiệt tình trả lời mọi thắc mắc về các loại nhạc cụ này. 

PV: Được biết, thời gian tới bà có nhiều dự định cho riêng mình? 

Nghệ nhân Y Sinh: Vâng, đúng vậy. Trước đây tôi đã mở lớp dạy miễn phí tại nhà cho bà con, thanh niên có nhu cầu học trong làng. Thời gian tới, tôi sẽ dành thời gian đi sưu tầm thêm một số nhạc cụ dân tộc như đàn ong, đàn môi, đàn Ting Ninh, Sáo Đinh-tút và mở lớp dạy để truyền đạt kinh nghiệm, bày cách chế tác các loại nhạc cụ dân tộc cho con, cháu và thanh niên ở làng đồng bào dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên, để chơi được nhạc cụ dân tộc đúng, hay, giữ gìn được nó thì người chơi đòi hỏi phải có năng khiếu bẩm sinh và quan trọng hơn là phải có niềm đam mê, yêu thích, lòng tự hào dân tộc. 

PV: Sinh ra ở Tây Nguyên, nắm rõ nhạc cụ dân tộc, âm nhạc Tây Nguyên như những đứa con tinh thần của mình. Vậy bà có đánh giá như thế nào về âm nhạc cổ truyền Tây Nguyên trong đời sống đương đại?

Nghệ nhân Y Sinh: Kho tàng âm nhạc truyền thống không chỉ có ý nghĩa như một giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc mà còn đáp ứng nhu cầu hoạt động và sáng tạo âm nhạc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, các dân tộc Việt Nam nói chung. Âm nhạc dân gian phản ánh đầy đủ tâm hồn cốt cách của những con người sống giữa nơi núi rừng hùng vĩ. Đó là mối quan hệ giữa còn người với con người, con người với tự nhiên. Nội xuyên suốt trong toàn bộ tiếng nhạc, tiếng đàn đều phản ánh nói lên mối quan hệ ấy, vươn tới mục tiêu cao đẹp. Những giai điệu bùm bụp,bùm bụp… trong bài: Giã gạo đêm trăng, lên nương phát rẫy, tuốt lúa, lễ hội đâm trâu, ăn lúa mới… của tiếng đàn Klông-pút chẳng hạn. Tất cả tạo nên âm điệu rộn rã, vui tươi giữa con người và tự nhiên, chúng tác động qua lại, gắn bó với nhau một cách bền vững. Bên cạnh đó thì trước bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế, nhạc cụ âm nhạc dân tộc truyền thống cũng bị mai một bởi mặt trái của cơ chế thị trường với những sản phẩm văn hóa nghe nhìn hiện đại. 

PV: Với kinh nghiệm bản thân, bà có thể gợi mở những giải pháp cho việc bảo tồn nhạc cụ dân tộc truyền thống? 

Nghệ nhân Y Sinh: Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật trong môi trường văn hóa mới ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, theo tôi cần đưa chương trình mở dạy lớp các loại nhạc cụ dân tộc vào các cấp học trong nhà trường. Thường xuyên tổ chức các chương trình liên hoan nghệ thuật truyền thống dân tộc trên toàn quốc, trên cơ sở đó nhằm tạo điều kiện cho đồng bào Tây Nguyên mở rộng giao lưu, khích lệ và khơi dậy niềm tự hào dân tộc để bào con ý thức việc bảo vệ giữ gìn nét đẹp truyền thống âm nhạc cổ truyền. Phát huy vai trò các phương tiện truyền thông đại chúng, đưa âm nhạc cổ truyền Tây Nguyên đến gần hơn với công chúng. Mặt khác, Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ với lực lượng làm công tác nghệ thuật tại đia cơ sở địa phương, nhất là đối với đồng bào dân tộc ít người, bởi không ai có thể hiểu được những giá trị to lớn trong âm nhạc của đồng bào bằng chính họ, nơi họ sinh ra và lên lớn. 

 Xin cảm ơn nghệ nhân! 

 Trần Văn Đức 
Lớp K37B.bqp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN