Ở Hà Nội, nhưng vẫn nhớ Hà Nội 

(Sóng trẻ) - Người dân Thủ đô đang trong những ngày thực hiện Chỉ thị giãn cách xã hội của UBND Thành phố, không khí vắng vẻ ở hiện tại khiến ai cũng phải thấy nhớ cảnh ồn ào, náo nhiệt vốn có của Hà Nội.

Ngày 23/7 UBND TP. Hà Nội ban hành Chỉ thị 17 (dựa theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ) quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố (6h ngày 24/7 đến 8/8). Tuy nhiên, sau 2 tuần triển khai, tình hình dịch Covid-19 trên địa Thành phố vẫn diễn biến phức tạp với việc ghi nhận thêm nhiều ca mắc trong cộng đồng. Ngày 6/8, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành Công điện số 18/CĐ-UBND về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố đến ngày 23/8.

Những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của UBND Thành phố, các tuyến đường của Thủ đô trở nên vắng vẻ, yên tĩnh lạ thường.

… Hà Nội bỗng trở nên “im lặng”

Sau khi hỏa tốc áp dụng Chỉ thị 16, ngày 24/7, Hà Nội trở nên vắng lặng. Cảnh người đạp xe, tập thể dục đông đúc quanh hồ Tây; sự ồn ào; náo nhiệt của những khu chợ hay cảnh tắc đường trong những giờ cao điểm cũng không còn. Nhịp sống của Thủ đô những ngày này giường như chậm lại. Nhà nhà đóng cửa, phố xá im lìm. “Từ trên nhà nhìn xuống thấy đường phố vắng tanh. Hà Nội những ngày thực hiện giãn cách xã hội vắng hơn mùng 1 Tết.” - Chị Trần Thị Lý chia sẻ cảm nhận.

nho-ha-noi-2.jpg
Hồ Gương cuối tuần không một bóng người khi Hà Hội thực hiện giãn cách xã hội.

Những khu phố chỉ vang vọng tiếng loa: "Gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh. Mỗi người dân phải là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài để cùng chung tay chống dịch".

Các cửa ngõ ra, vào Thủ đô cũng được lực lượng chức năng kiểm soát chặt. Vì sau khi UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, rất nhiều người rời Hà Nội để về quê.

Không giống quyết định của nhiều người, chị Lê Hồng Thuý (Hoà Bình) đã chọn ở lại Hà Nội. Vốn là giáo viên mầm non, đã 3 tháng kể từ khi dịch bùng phát trở lại chị Thuý không thể đến lớp, nhưng chị cũng không chọn về quê vì chị hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh.

Đợt dịch lần này diễn biến phức tạp, khó lường với những biến chủng mới nguy hiểm. Việc mỗi người phải tự nâng cao ý thức, siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch để bảo về bản thân và mọi người xung quanh rất cần thiết. Chọn ở lại Hà Nội có lẽ là quyết định đúng đắn của tôi, Hà Nội là nơi tôi có thể chủ động bảo vệ bản thân và hạn chế lây lan dịch bệnh cho người thân trong trường hợp xấu nhất.” – chị Thuý chia sẻ.

nho-ha-noi-3.jpg
Đường Xuân Thuỷ (Cầu Giấy) thưa thới người trong giờ cao điểm.

Sự ồn ào, bụi bặm, đông đúc khiến mọi người khó chịu đến phát cáu đã quá quen thuộc với người dân Thủ đô. Nhưng trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, thật khó để bắt gặp.

 “Thèm” không khí của Thủ đô

Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội. Thì chẳng cần phải đi đâu xa, mọi người vẫn thấy “nhớ” Hà Nội: nhớ cảnh đường phố nhộn nhịp đến tắc đường mỗi giờ tan tầm; nhớ những con phố nhộn nhịp về đêm; nhớ cả tiếng rao của những gánh hàng rong;…

nho-ha-noi-4.jpg
Trường Trinh, Ngã Tư Sở, Lê Văn Lương, ...  là những đoạn đường thường xuyên xảy ra tắc nghẽn trong những giờ cao điểm, cũng trở nên vắng lặng.

Theo quyết định của UBND Thành phố, người dân Thủ đô đã trải qua gần 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên, gia đình anh Vũ Văn Đại và chị Trần Thị Lý (Hà Đông, Hà Nội) là một trường hợp đặc biệt, vì trước đó gia đình đã phải tự thực hiện cách ly. Theo lời kể của chị anh, gia đình đã thực hiện cách ly từ ngày 24/5 vì hàng xóm của anh chị lần lượt là F2, F1. “Khi biết được thông tin, hai cợ chồng vừa sợ, vừa lo. Bản chất công việc của hai vợ chồng đều có thể ở nhà làm việc, nên vợ chồng mình quyết định tự cách ly để bảo vệ sức khoẻ của gia đình nhất là 2 đứa nhỏ.” – anh Đại kể.

Theo tâm sự của chị Lý, do dịch Covid-19 đã hơn nửa năm anh chị và 2 con chưa về quê thăm ông bà nội ngoại, mặc dù quê của anh chị chỉ cách Hà Nội gần 3 tiếng đi ô tô, “mình cũng không nhớ lần gần nhất cả gia đình đi chơi là vào khi nào”.

nho-ha-noi-5.jpg

Khi Hà Nội giãn cách xã hội toàn thành phố, anh chị đã tận dụng khoảng không gian nhỏ của ban công để trồng rau. “Công việc phụ mẹ, trồng và chăm sóc rau giúp 2 con có thêm những niềm vui trong những ngày giãn cách xã hội.” – chị Lý chia sẻ thêm.

Những ngày giãn cách xã hội, nhiều lúc mình thấy thèm không khí Hà Nội, nhớ những lần đưa gia đình đi chơi vào cuối tuần. Ngày trước, cảnh tắc đường giờ tan tầm làm mình rất khó chịu. Nhưng khi Hà Nội dãn cách xã hội, phải ở trong nhà quá lâu, đôi khi mình thấy nhớ cả khung cảnh, cảm xúc ấy.” – anh Đại tâm sự.

Với gia đình anh Đại – chị Lý, thời gian cách ly xã hội là thời gian anh chị được gần gũi, quan tâm, chăm sóc gia đình nhiều hơn. Còn với chị Thuý, đây lại khoảng thời gian chị có thể quan tâm gia đình từ xa. “Ngày trước phải đi làm không có thời gian nên một tuần mình chỉ gọi điện về cho bố mẹ 2-3 lần/tuần, có khi cả nửa tháng. Nhưng từ khi dịch bùng phát trở lại, ngày nào cũng gọi về cho bố mẹ. Nhìn mọi người khoẻ mạnh mình thấy vui, hạnh phúc, không còn thấy nhàm chán trong thời gian nghỉ dịch.” – chị Thuý chia sẻ.

nho-ha-noi-7.jpg
Chị Thuý chọn sẽ về quê ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát ổn định.

Được phát phiếu đi chợ trong thời gian giãn cách xã hội nhưng vì sống một mình nên chị Thuý chỉ ra ngoài mua đồ khi phải đi mua đồ thực sự cần thiết. “Người ta thương nói, khi đi mới thấy nhớ thấy thương. Mà sao mình đang ở Hà Nội, mà vẫn thấy nhớ Hà Nội. Đã gần 1 tháng Hà Nội thực hiện dãn cách xã hội, mình không đi ra khỏi làng Phú Đô, không đi cafe cùng bạn bè, cũng không về quê thăm gia đình. Mình thấy nhớ sự ồn ào, náo nhiệt, vội vã vốn có của Hà Nội.

nho-ha-noi-6.jpg
Với Hương Giang , "dịch Covid -19 đã dạy cho chúng ta nhiều bài học quý".

Khi được hỏi về cuộc sống trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, bạn Phạm Hương Giang – Sinh viên năm 3, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tâm sự: “Mặc dù không về quê, nhưng mình không cô đơn, vì mình nhận được sự quan tâm, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần từ ngôi nhà chung - khoa Văn học, cả những lời động viên từ người thân, bạn bè”. Thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội là toàn bộ thời gian Giang dành cho bản thân như: tập thể dục mỗi sáng, học nấu ăn, viết nhật kí,… những việc mà chưa bao giờ làm. “Thời gian giãn cách xã hội quá lâu khiến mình nhớ Hà Nội, nhớ những lần cùng lũ bạn đi vòng quanh Hồ Tây, nhớ cả vị xôi xéo của bà cụ đầu ngõ”.

Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã từng viết: “Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Hà Nội luôn mang những vẻ đẹp riêng, trở thành những dấu ấn đặc biệt cho những ai đã từng đặt chân đến mảnh đất “nghìn năm văn hiến” này. Thế nhưng, trong những ngày toàn Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, chẳng phải đi đâu mà người dân vẫn “nhớ” Hà Nội. Ai cũng mong dịch bệnh sớm ổn định để Hà Nội được trở về nhịp sống được vốn có.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN