Phân hóa giàu nghèo nhìn từ đời sống sinh viê
(Sóng Trẻ) - Sự khác biệt trong mức sống của các bạn sinh viên thời “bão giá” đã cho thấy một phần nào đó sự chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư hiện nay.
Phạm Văn Hòa (21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội) chỉ vào chục quả trứng dưới gầm giường, cười nói: “Hàng tiếp tế mẹ tôi vừa gửi lên đấy. Lúc nào mà không có thì cuối tháng chỉ có mì tôm “chay” thôi. Có tháng, ngay cả mì tôm cũng chẳng có tiền mà mua. Rồi lại chạy đi vay bạn bè khắp nơi. Vay tiền, vay mì tôm…Gia đình ở nông thôn, chủ yếu là làm ruộng thì 2 triệu bố mẹ gửi cho tôi cũng là quá nhiều rồi, làm gì dám xin thêm nữa. Biết thế nhưng tiết kiệm thế nào cũng thiếu. Vẫn phải đi vay thôi. Tháng nào đi làm thêm được thì may ra không phải đi vay nữa”.
Đầu tháng, bố mẹ dưới quê gửi cho Hòa 2 triệu đồng để trang trải chi tiêu trong tháng. Tiền thuê nhà đã “ngốn” hơn 1/3 số tiền này, rồi tiền ăn, tiền điện nước, sinh hoạt phí cứ tăng vù vù…2 triệu đồng là không đủ. Cuối tháng vay tiền bạn, đầu tháng trả nợ đã trở thành “điệp khúc” quen thuộc đối với Hòa trong gần 4 năm sinh viên.
Trái ngược với Hòa, cuộc sống sinh viên của Vũ Thị Thu Phương (22 tuổi, sinh viên năm cuối Học viện Báo chí Tuyên truyền) có phần dư giả hơn và chi tiêu khá thoải mái: “Quê tôi ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Bố mẹ là công nhân viên chức. Mức sống cũng khá ổn định. Mỗi tháng gia đình gửi cho tôi 3 triệu để chi trả mọi chi phí trong cuộc sống. Khoản tiền này chiếm khoảng 1/3 mức chi tiêu của gia đình. Nhưng năm nay, do các khoản chi tiêu của tôi đã tăng lên như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, giá cả thực phẩm cũng bắt đầu nâng giá, và cũng phải chi trả một khoản tiền không nhỏ cho tiền xăng xe, nên tôi phải xin gia đình chu cấp thêm 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng mỗi tháng để đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân”.
Từ hai ví dụ trên, có thể thấy, sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các hộ gia đình đang có khoảng cách ngày càng lớn, thể hiện ngay ở mức sống của các bạn sinh viên. Theo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010” của Tổng cục Thống kê, trung bình các hộ dân cư phải chi hơn 3 triệu đồng cho một thành viên đang đi học. Nhóm hộ giàu nhất chi 6,8 triệu, cao hơn nhóm hộ nghèo nhất 6,2 lần; hộ dân cư ở thành thị chi 5,3 triệu đồng, cao hơn hộ ở nông thôn 2,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố lớn cao gấp khoảng 10 lần ở các vùng, tỉnh nghèo.
Sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các hộ gia đình càng tăng thì mức sống của các bạn sinh viên sẽ còn khác nhau hơn nữa, sẽ là một “bức tranh đối lập”, khi mà một bên chẳng phải lo nghĩ về tiền, còn một bên phải lo ăn từng bữa.
Những số liệu trên cho thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng năm 2002 sang mức chênh lệch. Thực tế này phù hợp với đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng này đang có xu hướng tăng lên. Nếu không tìm cách cải thiện tình hình thì sự chênh lệch giàu - nghèo sẽ ngày càng rõ nét và gay gắt hơn, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Khoảng cách giàu nghèo có xu hướng tăng dần
(Nguồn: Internet)
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về “Chia sẻ thông tin trong lĩnh vực an sinh xã hội” được công bố giữa năm 2011, số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ mức thu nhập 200 ngàn đồng/người/tháng lên 400 ngàn đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và 260 ngàn đồng/người/tháng lên 500 ngàn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị. Theo mức chuẩn vừa nêu thì nước ta hiện nay tỉ lệ hộ nghèo chiếm 20%.
Trong khi đó, khảo sát do Công ty Quản lý tài sản Merrill Lynch Global Wealth Management và Hãng tư vấn Capgemini của Mỹ thực hiện về số lượng các triệu phú đôla tại châu Á trong nửa đầu năm 2011 cho thấy, số lượng những người có tài sản từ 1 triệu USD tại châu Á trong đó có Việt Nam đang tăng mạnh. Đặc biệt, Việt Nam có mức tăng tới 33% so với cùng kỳ năm 2010 và là mức cao nhất của châu lục.
Hướng tới khu vực nông thôn, mỗi năm, Chính phủ dành ra khoảng 1 nghìn tỷ đồng để đầu tư cho khoa học nông nghiệp, nhưng vẫn chưa hình thành được ngành nông nghiệp công nghệ cao. Các gói kích thích kinh tế, chú trọng hỗ trợ lãi suất cho khu vực nông nghiệp nông thôn của Chính phủ cũng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Trong tương lai, các biện pháp như điều tiết tăng lương cho tầng lớp nghèo, đổi mới chính sách lao động việc làm, tăng đầu tư công vào những khu vực kém phát triển, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng môi trường kinh doanh tự do, dân chủ và công bằng…sẽ là những việc cần làm để giải quyết chênh lệch thu nhập ở nước ta hiện nay.
Ngọc Anh
Báo mạng điện tử K.29
Phạm Văn Hòa (21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội) chỉ vào chục quả trứng dưới gầm giường, cười nói: “Hàng tiếp tế mẹ tôi vừa gửi lên đấy. Lúc nào mà không có thì cuối tháng chỉ có mì tôm “chay” thôi. Có tháng, ngay cả mì tôm cũng chẳng có tiền mà mua. Rồi lại chạy đi vay bạn bè khắp nơi. Vay tiền, vay mì tôm…Gia đình ở nông thôn, chủ yếu là làm ruộng thì 2 triệu bố mẹ gửi cho tôi cũng là quá nhiều rồi, làm gì dám xin thêm nữa. Biết thế nhưng tiết kiệm thế nào cũng thiếu. Vẫn phải đi vay thôi. Tháng nào đi làm thêm được thì may ra không phải đi vay nữa”.
Đầu tháng, bố mẹ dưới quê gửi cho Hòa 2 triệu đồng để trang trải chi tiêu trong tháng. Tiền thuê nhà đã “ngốn” hơn 1/3 số tiền này, rồi tiền ăn, tiền điện nước, sinh hoạt phí cứ tăng vù vù…2 triệu đồng là không đủ. Cuối tháng vay tiền bạn, đầu tháng trả nợ đã trở thành “điệp khúc” quen thuộc đối với Hòa trong gần 4 năm sinh viên.
Trái ngược với Hòa, cuộc sống sinh viên của Vũ Thị Thu Phương (22 tuổi, sinh viên năm cuối Học viện Báo chí Tuyên truyền) có phần dư giả hơn và chi tiêu khá thoải mái: “Quê tôi ở Hương Khê, Hà Tĩnh. Bố mẹ là công nhân viên chức. Mức sống cũng khá ổn định. Mỗi tháng gia đình gửi cho tôi 3 triệu để chi trả mọi chi phí trong cuộc sống. Khoản tiền này chiếm khoảng 1/3 mức chi tiêu của gia đình. Nhưng năm nay, do các khoản chi tiêu của tôi đã tăng lên như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, giá cả thực phẩm cũng bắt đầu nâng giá, và cũng phải chi trả một khoản tiền không nhỏ cho tiền xăng xe, nên tôi phải xin gia đình chu cấp thêm 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng mỗi tháng để đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân”.
Từ hai ví dụ trên, có thể thấy, sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các hộ gia đình đang có khoảng cách ngày càng lớn, thể hiện ngay ở mức sống của các bạn sinh viên. Theo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010” của Tổng cục Thống kê, trung bình các hộ dân cư phải chi hơn 3 triệu đồng cho một thành viên đang đi học. Nhóm hộ giàu nhất chi 6,8 triệu, cao hơn nhóm hộ nghèo nhất 6,2 lần; hộ dân cư ở thành thị chi 5,3 triệu đồng, cao hơn hộ ở nông thôn 2,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố lớn cao gấp khoảng 10 lần ở các vùng, tỉnh nghèo.
Sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các hộ gia đình càng tăng thì mức sống của các bạn sinh viên sẽ còn khác nhau hơn nữa, sẽ là một “bức tranh đối lập”, khi mà một bên chẳng phải lo nghĩ về tiền, còn một bên phải lo ăn từng bữa.
Những số liệu trên cho thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng năm 2002 sang mức chênh lệch. Thực tế này phù hợp với đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng này đang có xu hướng tăng lên. Nếu không tìm cách cải thiện tình hình thì sự chênh lệch giàu - nghèo sẽ ngày càng rõ nét và gay gắt hơn, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Khoảng cách giàu nghèo có xu hướng tăng dần
(Nguồn: Internet)
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về “Chia sẻ thông tin trong lĩnh vực an sinh xã hội” được công bố giữa năm 2011, số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ mức thu nhập 200 ngàn đồng/người/tháng lên 400 ngàn đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và 260 ngàn đồng/người/tháng lên 500 ngàn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị. Theo mức chuẩn vừa nêu thì nước ta hiện nay tỉ lệ hộ nghèo chiếm 20%.
Trong khi đó, khảo sát do Công ty Quản lý tài sản Merrill Lynch Global Wealth Management và Hãng tư vấn Capgemini của Mỹ thực hiện về số lượng các triệu phú đôla tại châu Á trong nửa đầu năm 2011 cho thấy, số lượng những người có tài sản từ 1 triệu USD tại châu Á trong đó có Việt Nam đang tăng mạnh. Đặc biệt, Việt Nam có mức tăng tới 33% so với cùng kỳ năm 2010 và là mức cao nhất của châu lục.
Hướng tới khu vực nông thôn, mỗi năm, Chính phủ dành ra khoảng 1 nghìn tỷ đồng để đầu tư cho khoa học nông nghiệp, nhưng vẫn chưa hình thành được ngành nông nghiệp công nghệ cao. Các gói kích thích kinh tế, chú trọng hỗ trợ lãi suất cho khu vực nông nghiệp nông thôn của Chính phủ cũng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Trong tương lai, các biện pháp như điều tiết tăng lương cho tầng lớp nghèo, đổi mới chính sách lao động việc làm, tăng đầu tư công vào những khu vực kém phát triển, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng môi trường kinh doanh tự do, dân chủ và công bằng…sẽ là những việc cần làm để giải quyết chênh lệch thu nhập ở nước ta hiện nay.
Ngọc Anh
Báo mạng điện tử K.29
Cùng chuyên mục
Bình luận