Quảng Trị: Chăn nuôi “tại gia” tiềm ẩn nhiều mối nguy

(Sóng trẻ) - Trong thời buổi thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, nhiều hộ dân trong thành phố đã tận dụng đất trống của gia đình để chăn nuôi gia cầm, gia súc. Nhu cầu tự cung tự cấp thực phẩm sạch của người dân là chính đáng, tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những hộ dân lân cận.

Chăn nuôi nhỏ nhưng tiềm ẩn nguy cơ lớn

Theo ghi nhận, nhiều hộ gia đình tại Quảng Trị nuôi số lượng gà chỉ từ 15 đến 20 con, chủ yếu lấy thịt phục vụ nhu cầu trong gia đình. Tuy nhiên, vì hộ chăn nuôi gia cầm tự phát nên điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học không được đảm bảo. Chuồng trại không được vệ sinh thường xuyên, chất thải rắn, chất thải lỏng, xác gia cầm, bụi,… không được xử lý tốt đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng. Theo kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30 - 40 lần so với không khí bên ngoài.

img_0204.JPG
Chăn nuôi gia cầm tại gia tiềm ẩn nhiều mối nguy

Chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu vực dân cư không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến nhiều hộ dân sống xung quanh. Nhiều người dân sinh sống gần hộ gia đình nuôi gà cho biết những hôm trời mưa, mùi phân gà, mùi thức ăn gây ra mùi hôi nồng nặc khiến nhiều nhà đóng kín không dám hé cửa.

Bà N.H.V (46 tuổi, phường Đông Lễ) cho biết, từ khi gia đình hàng xóm nuôi đàn gà này, thức ăn, chất thải của gà thu hút chuột đến sinh sống. Nhiều nhà xung quanh liên tục bị chuột vào nhà cắn hỏng đồ trong gia đình. Trước đây chưa bao giờ có tình trạng xuất hiện nhiều chuột như vậy.

Việc người dân mong muốn tự nuôi gia cầm để lấy nguồn thực phẩm an toàn trong bối cảnh thực phẩm bẩn tràn lan là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc làm này đã làm ảnh hưởng đến lợi ích, sức khỏe của cộng đồng, gây ra những rủi ro cho môi trường sinh thái. Thậm chí, chăn nuôi không có kiến thức, không đảm bảo vệ sinh còn gây bệnh cho đàn gà, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy thì mục đích tự chăn nuôi để có thể ăn sạch của các gia đình không còn hợp lý. 

Cần sớm có các biện pháp xử lý nghiêm

Dù số lượng gia cầm nuôi trong khu vực nhà người dân không nhiều, nhưng tình trạng này vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ dịch cúm lan trên diện rộng, nhất là khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp khi liên tục xuất hiện các biến thể virus mới. Nếu không triển khai các biện pháp xử lý nghiêm khắc, quyết liệt thì sự bùng phát của dịch cúm gia cầm sẽ xảy ra hiện tượng dịch chồng dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân và xã hội.

img_0205.jpg
Ô nhiễm môi trường khi chăn nuôi gia cầm tại gia

Trao đổi với phóng viên, ông Đào Văn An – Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tỉnh Quảng Trị cho biết, trong quá trình công tác, khi tiếp xúc với một số hộ dân tại thành phố, thị xã đã nhận được phản ánh về việc gây ô nhiễm môi trường của những hộ chăn nuôi tại đây. Tuy nhiên, để xử lý tình trạng này cần Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành nghị quyết thì mới xử lý được.

Hiện nay, Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Tỉnh dự thảo Nghị quyết đề xuất Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 vào cuối năm 2021 sắp tới. Khi nghị quyết có hiệu lực, Chi cục sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Tỉnh chỉ đạo các cơ quan pháp luật triển khai để sớm chấm dứt tình trạng chăn nuôi tự phát trong nội thành, nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn và khu dân cư như hiện nay.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Chăn nuôi năm 2018 quy định như sau:

“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.”

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi thì xử phạt đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép với mức phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, đồng thời buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, cụ thể:

“Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”

Tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

“Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.”

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN