Văn học mạng Trung Quốc: Đãi cát tìm vàng

(Sóng Tr) - Dạo một vòng các hiệu sách, có thể thấy sự “lên ngôi” của những đầu sách văn học mạng, nhất là văn học mạng Trung Quốc. Với tốc độ phát triển của internet và nhất là hợp thị hiếu người đọc thì thực tế trên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, những hệ lụy mà văn học mạng đem lại là vấn đề đáng để suy ngẫm.

Có rất nhiều tranh luận đa chiều về định nghĩa văn học mạng là gì, tính chất và sự phát triển của nó. Có thể hiểu đó là loại văn học được hình thành và phát triển trên những trang web hay là được tìm thấy trên thế giới mạng, trong một môi trường mà người viết và người đọc gần như không có giới hạn.

Trong hơn 10 năm phát triển của Internet tại Việt Nam, người viết - người đọc cũng bắt nhịp với những thay đổi mang tính xu hướng mà rõ ràng nhất là sự thay đổi của phương tiện giao tiếp tương tác giữa người đọc từ diễn đàn, báo mạng, blog cá nhân cho đến mạng xã hội... Những sáng tác được trình diễn dưới nhiều hình thức như blog entry, topic/post, note/comment... cho thấy sự đa dạng trong việc thể hiện tác phẩm của người viết.

Văn học mạng Trung Quốc du nhập vào nước ta phần nhiều theo con đường đó, chia thành nhiều xu hướng khác nhau, từ ngôn tình đến kiếm hiệp, giả tưởng… và ngày càng bành trướng. Dần dần, chúng xuất hiện với cả bản in, được độc giả hưởng ứng, trở thành một phân khúc “ăn nên làm ra” trên thị trường sách truyện.

“Bát nháo” văn học mạng

Trong những năm trở lại đây, số lượng văn học mạng Trung Quốc trên thị trường ngày càng nhiều, khó có thể thống kê chính xác. Cũng vì nhiều nên chất lượng cũng giảm sút, mang hơi hướng thương mại hóa, ít những tác phẩm thực sự  hay. Thời “Xin lỗi em chỉ là con đĩ”, “Mẹ điên” do Trang Hạ dịch sôi sục trên các trang mạng thì văn học mạng còn được chú trọng về chất lượng. Còn hiện nay, nhìn đi nhìn lại, điểm mặt đặt tên, chưa thấy có cái tên nào thực sự đặt dấu ấn.



"Xin lỗi em chỉ là con đĩ" được coi là tác phẩm đặt nền móng cho sự phát triển của văn học mạng.

Đồng ý là văn học có cả chức năng giải trí, nhưng không vì thế mà sáng tạo nên những tác phẩm đọc xong rồi quên ngay. Sự bão hòa của văn học mạng Trung Quốc hiện nay đồng nghĩa với sự dễ dãi trong sáng tạo của tác giả. Chính dịch giả Trang Hạ, trong một lần trả lời phỏng vấn đã tâm sự: “Mấy năm trước, có lần lựa được vài cuốn sách văn học thiếu nhi có vẻ tử tế một chút để mua bản quyền về Việt Nam, xong tôi loại những sách văn học ngôn tình ra một thùng khác trả lại đại lý bản quyề
n. Ngay lập tức, một công ty sách tư nhân mới mở của Việt Nam chạy tới bảo, “ngôn tình chứ gì, để anh lấy cả thùng này luôn”! Rồi họ bê đi hơn năm mươi cuốn ngôn tình, không thèm mở ra xem là cuốn gì. Nghe nói, số sách đó họ phát hành trong hơn một năm rưỡi, thu về tính ra gần một tỷ.”

Văn học mạng Trung Quốc vẫn “hút hàng”


Tuy chất lượng giảm sút nhưng văn học mạng Trung Quốc vẫn có sức hấp dẫn lớn với giới trẻ. Mỗi tác phẩm có hàng triệu lượt đọc. Sách phát hành bán chạy, tái bản nhiều lần. Tại sao lại có nghịch lý như vậy?



Số lượng đầu sách văn học mạng Trung Quốc chiếm phân nửa số lượng đầu sách
văn học nước nài tại nhiều nhà sách.
(Ảnh: Vietnamnet)

Trước hết, những tác phẩm này đáp ứng đúng thị hiếu của đông đảo độc giả. Giới trẻ hiện đại luôn căng thẳng với công việc, học tập và nhịp sống nhanh, gấp. Nhu cầu giải trí vì thế được coi trọng. Những tác phẩm văn học mạng với tính giải trí, hài hước, những motip không tưởng… giúp người đọc thư giãn.

Sau nữa, văn học mạng trong nước còn quá ít ỏi, phụ thuộc vào cảm hứng người viết nên sự dồi dào của văn học mạng Trung Quốc càng có cơ hội phát triển. Trần Thu Trang, Keng, Hà Kin… là những cái tên uy tín cho thương hiệu văn học mạng Việt Nam nhưng như thế vẫn là quá chênh lệch so với số lượng đông đảo của đội ngũ các tác giả Trung Quốc.

Thêm nữa, cũng phải kể đến trình độ tiếp nhận của độc giả hiện nay đang thấp dần, dễ dãi dần. Họ chấp nhận những “lối mòn” trong cách viết, cốt truyện, không cần những tác phẩm có chiều sâu, nội dung tư tưởng lớn lao.
Khi thực hiện một cuộc phỏng vấn nhanh với nhiều bạn trẻ (đặc biệt là các bạn nữ tuổi “teen”), có đến hơn 80% trả lời rằng có đọc và yêu thích văn học mạng Trung Quốc. Con số này thể hiện sức phủ sóng rộng khắp của loại hình văn học này đối với giới trẻ.

Mạng internet là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Văn học mạng sinh sôi và phát triển từ cái nôi đó. Có cầu ắt có cung. Đó là quy luật tất yếu muôn đời!

Mừng lo lẫn lộn!

Không thể phủ nhận vẫn có những tác phẩm văn học mạng Trung Quốc xuất sắc, có giá trị về nghệ thuật. Những cái tên quen thuộc như: Cố Mạn, Tào Đình, Minh Hiểu Khê… là những tác giả có cách viết tốt, văn phong trong sáng, nhiều suy tư, tạo nên những tác phẩm mang chiều sâu ý nghĩa. “Bong bóng mùa hè” của Minh Hiểu Khê, “Bên nhau trọn đời” của Cố Mạn, “Phấn hoa lầu xanh” của Tào Đình… được coi là những tác phẩm “vàng trong cát”. Cũng không thể phủ nhận sự phát triển của dòng văn học này đang phần nào hâm nóng lại văn hóa đọc vốn đang bị mài mòn trong giới trẻ.



"Bên nhau trọn đời" là tác phẩm gây được nhiều tiếng vang

Tuy nhiên, văn học mạng Trung Quốc đang có những tác động tiêu cực tới tinh thần, tư tưởng người đọc. Những chi tiết không có thật đã và đang ảnh hưởng đến tâm lý người đọc trẻ, nhất là nữ giới. Nhiều bạn nữ không chỉ coi văn học mạng là sản phẩm để thư giãn, mà bị đắm chìm vào thứ giá trị ảo đó.

Sự lý tưởng hóa tình yêu, cuộc sống trong nhiều tác phẩm khiến người đọc dễ lầm tưởng, vỡ mộng, hụt hẫng khi sống trong đời thật. Kiểu cốt truyện “nàng lọ lem – chàng hoàng tử”, “tình yêu bất diệt” được lặp lại ở nhiều bộ truyện. Hệ lụy là rất nhiều nữ sinh hiện nay yêu sớm, tin tưởng mù quáng vào tình yêu. Nhiều truyện còn tập trung quá sâu vào sex, khơi dậy trí tò mò của nhiều bạn trẻ. Những cái tên kiểu như “Lỡ tay chạm ngực con gái” quả thật đã “câu” được hơn 10000 lượt đọc nhờ cái tên.

Sự phát triển của văn học mạng từ thế giới ảo sang những trang giấy thật còn tạo cơ hội cho “công nghiệp in lậu” phát triển. Chưa kể đến lối dịch thuật theo kiểu “công nghiệp”, vô trách nhiệm của nhiều dịch giả và tòa soạn, khiến nhiều tác phẩm có giá trị nhưng khi được đem về Việt Nam lại trở thành phế phẩm.

Kết

Không tấy chay văn học mạng Trung Quốc, nhưng mỗi người hãy là những độc giả sáng suốt, thông minh, biết chọn lựa những tác phẩm chất lượng để lấp kín khoảng thời gian rảnh rỗi!
 
Hà Thanh
Lớp Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN