WHO cảnh báo: Đại dịch COVID-19 khó có thể chấm dứt trong cuối năm nay

(Sóng trẻ) - Nhờ những chính sách giãn cách xã hội cũng như các chương trình tiêm chủng, tình hình COVID-19 ở một số nước đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, theo giám đốc điều hành Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc cho rằng dịch bệnh sẽ kết thúc vào cuối năm nay là một điều "không tưởng".

dhr-covid-ward-edinburg-mg-tt-15.jpeg
Đại dịch COVID-19 chưa có khả năng chấm dứt trong năm 2021 (Ảnh: Internet)

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva, Tiến sĩ Michael Ryan cho hay, dù việc tiêm vắc-xin cho những người có thể trạng yếu và nhân viên y tế sẽ giảm bớt áp lực cho các bệnh viện, cũng như xóa bỏ tâm lý e sợ của mọi người, thì vẫn rất khó kiểm soát virus.

"Nếu cho rằng chúng ta sẽ giải quyết xong đại dịch trong năm nay, vậy tôi e đây là một suy nghĩ phi thực tế, và còn quá sớm để nghĩ vậy" - Ông Ryan phát biểu.

Vào tuần trước, lần đầu tiên sau hai tháng, số ca nhiễm mới trên toàn cầu tăng mạnh, chủ yếu tập trung tại các khu vực: Châu Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á và Đông Địa Trung Hải.

Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Điều này thật đáng thất vọng, nhưng cũng chẳng mấy bất ngờ". Theo ông, những lý do gia tăng ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là do người dân mất cảnh giác, và một số nơi đang bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội.

52700252_303.jpg
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Internet)

Tiến sĩ Tedros cảnh báo: dù vắc-xin cứu sống được nhiều người, nhưng nếu các quốc gia chỉ dựa vào đó để chống lại dịch bệnh thì quả là sai lầm. Điều quan trọng là mọi người vẫn phải tuân thủ các biện pháp y tế đã được đưa ra trước đó.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Tedros còn bày tỏ sự quan ngại về viêc bất bình đẳng trong tiếp cận vắc-xin giữa các nước: "Thật đáng tiếc là một số quốc gia vẫn còn ưu tiên việc tiêm chủng cho những thanh niên trẻ, khỏe mạnh, có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn, thay vì các nhân viên y tế và những người lớn tuổi". Ông cũng cho biết mình cảm thấy rất vui mừng khi chiến dịch tiêm chủng đã bắt đầu ở Châu Phi từ hôm thứ hai vừa rồi, nhưng đáng tiếc rằng chiến dịch này xảy ra chậm hơn các nước phát triển trên thế giới tới tận ba tháng.

un0423192.jpg
Hôm thứ hai vừa rồi, chiến dịch tiêm chủng COVID-19 đầu tiên tại Châu Phi đã được thực hiện (Ảnh: Internet)

"Các quốc gia không chạy đua với nhau. Đây là cuộc chạy đua chung, cùng chống lại virus. Chúng tôi không yêu cầu các quốc gia đặt người dân của họ vào tình thế nguy hiểm. Chúng tôi yêu cầu tất cả các quốc gia tham gia vào nỗ lực toàn cầu, nhằm ngăn chặn virus ở khắp mọi nơi" - ông Tedros nhấn mạnh.

Nguồn: The Guardian

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Người đẹp Thái Lan đăng quang Miss World 2025

Người đẹp Thái Lan đăng quang Miss World 2025

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Tối ngày 31/5, đêm chung kết Miss World 2025 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế HITEX, thành phố Hyderabad, Ấn Độ. Đại diện Thái Lan - Opal Suchata Chuangsri đã xuất sắc đăng quang ngôi vị cao nhất của cuộc thi. 

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN