Ấn tượng Viêng Chă

(Sóng Trẻ): Viêng Chăn (Vientiane) có nghĩa là thành phố trọn đầy viên mãn như trăng rằm. Đến Viêng Chăn, ấn tượng đầu tiên mà ta nhận thấy là thành phố không tiếng còi. Cơ man nào là ô tô "Xịn" nhưng bạn chỉ nghe tiếng động cơ "vo vo" như tiếng bầy ong vào mùa mật…

Viêng Chăn ( Vientiane) có nghĩa là thành phố trọn đầy viên mãn như trăng rằm. Đến Viêng Chăn, ấn tượng đầu tiên mà ta nhận thấy là thành phố không tiếng còi. Cơ man nào là ô tô "Xịn" nhưng bạn chỉ nghe tiếng động cơ "vo vo" như tiếng bầy ong vào mùa mật…

Viêng Chăn là thủ đô của Lào từ 1563 dưới vương triều vua Sệt Thả Thi Rát. Viêng Chăn có 2 vùng, nội đô và  vùng ven rộng 19.837 km2, dân số  hơn một triệu người. Có bốn khu chính:  Chăn Tha Bu Ry và Say xệt Thả là trung tâm;  Sỷ Khong Tha Bòng phía Tây và Sy sạt tha na phía Nam. Năm 1566, vua Sệt Thả thi Rát cho xây dựng cảnh quan That Luổng với ngôi chùa và đại tháp cùng tên và năm 1565 xây dựng Chùa Phra keo.  Lào là xứ Chùa chiền (Thạt và Vát), nên các khu phố ở Viêng Chăn đều mọc lên những ngôi chùa, (Cả nước Lào có  hơn 1.400 ngôi chùa). Đến Viêng Chăn,  bạn sẽ viếng thăm chùa nổi tiếng như That Luổng và Chùa Phra Keo, rồi Chùa Ông Tự, Chùa Sí Mương, Chùa Sisaket, xuổn Xiêng Khuôn (còn gọi là vườn Phật), quần thể hàng trăm pho tượng đúc theo Phật thoại, vùng Thà-Đừa, cách trung tâm thành phố khoảng 25 km. Viêng Chăn còn có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, rất bề thế. Hiện Hội Việt kiều đang quên góp xây tiếp chùa Phật tích.

Đến thủ đô Viêng Chăn người ta thường nhắc tới Lễ Hội That Luổng (Bun That Luổng). Lễ hội được diễn ra trong khuôn viên của ngôi tháp nổi tiếng nhất nước Lào – Tháp Luổng (Thạt Luổng). Nhiều tài liệu cho rằng Thạt Luổng được xây dựng từ 1566 dưới triều vua Sệt Thả Thi Rạt. Theo truyền thuyết, trong tháp này có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. That Luổng gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn son thếp vàng rực rỡ, uy nghiêm.

Lễ Hội That Luổng được tổ chức hàng năm vào ngày 13 đến 15 tháng 12 lịch Lào ( tháng 11 dương lịch), nhằm cầu phước an lành cho tất cả mọi người, sự giao hòa giữa trời đất, núi sông và thần thánh.

Phần lễ gồm: rước Phí Mương ( thần mường bản) từ Chùa Sí Mương đến That Luổng. Bun có nghĩa là phước,  lễ trong Bun That Luổng còn mang ý nghĩa ngày “Hội thề”. Từ thời vua Chầu Pha Ngừm (thế kỷ XIV) cho đến 1975, do quốc vương làm chủ tế và sau này do chủ tịch nước làm chủ tế. Trong lễ hội người ta thấy có mặt đầy đủ chức sắc, từ trung ương đến các bản mường và các tầng lớp dân chúng. Mỗi vị quan chức có một cái kiệu gắn sáp ong xếp thành hàng ngang trước nơi hành lễ. Nhà sư chủ trì cầm một cuộn dây bằng sợi vải trắng, vàng đi vòng nối các vị quan chức tỉnh mường, làng bản lại với nhau ngụ ý cam kết trung thành, thống nhất, đoàn kết thương yêu đùm bọ chở che lẫn nhau, không chia rẽ thù hằn.

Phần Hội là những trò vui chơi, giải trí văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán, triển lãm cho đến ẩm thực. Về văn hóa văn nghệ, người Lào đặc biệt phô diễn các làn điệu dân ca dân vũ nổi tiếng như Lăm Lưởng (hát truyện thơ), khắp, xởng, cạp,  lăm vạy, lăm loòng, lăm tơi  đến các loại lăm mang tính địa phương như lăm Sa La Văn, lăm Si Phăn Đon (Nam Lào), lăm Tằng Vải ( Trung lào), khắp Săm Nửa, lăm Luông Pha Bàng (Bắc Lào)... và cả những vũ điệu quốc gia, quốc tế như LămVông, sam ba...

Đặc biệt người đến Hội Bun Thạt Luổng rất lưu ý trò diễn " Ti Khi ", một trò chơi dân gian chính thống trong lễ hội trước sự chứng kiến của vị chủ tịch nước. Ti Khi được chia ra hai phe. Phe áo đỏ tượng trưng cho quan chức và Phe áo trắng hay cởi trần là nông dân. Mỗi trận đấu được chia làm 3 hiệp, mỗi hiệp 20-30 phút và mang tính ước lệ ... Theo tín ngưỡng dân gian, nếu năm nào phe quan chức thắng phe nông dân thì đất nước sẽ khó được yên, người dân làm ăn thất bát, chính vì thế mà năm nào phe áo trắng hay cởi trần đều thắng. Nài ra, “Ti khi” còn mang ý nghĩa cầu an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, trên dưới hòa thuận, đất nước thanh bình, người dân no ấm, xóa bỏ thù hằn, đoàn kết sum họp cùng xây dựng đất nước bản làng phồn vinh hạnh phúc.

Giữa lòng thành phố, trên trục đường chính đại lộ Lạn Xạng (Triệu voi), sừng sững đài A nu Sả va ly (đài tưởng niệm chiến sĩ), từ sau 1975 được đổi tên thành Pa Tu Xay (Đài chiến thắng). Đài này được xây dựng từ 1958, và chỉnh sang lại sau năm 2000. Theo một số tài liệu  cho rằng “Đài chiến thắng” mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, nhưng các họa tiết trang trí và những bức phù điêu lại rất đặt thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Pa Tu Xay, chúng ta sẽ nhìn thấy toàn cảnh thành phố Viêng Chăn.

Con đường Sỷ Mương – Sảm xẻn Thay sầm uất trù phú, mang dấu ấn kiến trúc Pháp pha lẫn kiến trúc cổ truyền Lào chạy  suốt đến vùng Sỷ Khảy – Vát Tạy.  Địa hình Viêng Chăn thoai thoải dọc theo triền sông Mê Kông nhìn sang bờ bên  kia là tỉnh Nóng Khai của Thái Lan. Năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc cầu Hữu Nghị Lào-Thái ( Khua Mit ta Phạp Lao Thay) dài 1240m. Bên bờ sông vừa mọc lên một khách sạn 5 sao duy nhất do người Hoa xây dựng gọi là Đon Chăn pha lệt , khai trương vào năm 2007 nơi này đã diễn ra hội nghị cấp cao các nước A sean, còn nữa chạy dài bên mép nước là những hàng ăn, quán cóc rất đa dạng về món ăn Lào.

Cộng đồng người Việt có mặt tại Viêng Chăn từ những năm 1930 của thế kỷ trước. Hiện có khoảng 10.000 người, sống chủ yếu trong mười ba Bản (Phường) như Thạt Kháo, Sí Mương, Khua Đin, Sa La Đeng, Ban Phai, Đông Pa Lan, Sái Lôm ... với rất nhiều nghề kiếm sống, nhưng đại đa số là buôn bán, thầu xây dựng, may mặc và sản xuất một số mặt hàng công nghiệp nhẹ. Những người Việt ở đây sinh hoạt thành câu lạc bộ Việt kiều, nổi bật có Câu lạc bộ đồng hương Việt kiều Xiêng Khoảng hơn 200 hộ. Chủ tịch câu lạc bộ này là ông Khăm Chăn Sỷ Phăn Thoong, giám đốc công ty Cha Lơn Xay (kinh doanh khách sạn và xây dựng). Hiện nay Viêng Chăn đã có ngôi trường dành riêng cho người Việt trên một khuôn viên rộng 10 ha, cách trung tâm khoảng 25km.

Chính phủ Lào rất quan tâm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đều phát triển, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt kiều.  Trong giai đoạn hiện nay, phía Lào lại càng đề cao truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt với Việt Nam, giáo dục cho các thế hệ luôn gìn giữ và phát huy.

Lang Quôc Khánh
Đài PT-TH Nghệ An

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN