Biến đổi khí hậu đang tàn phá sức khỏe của hàng triệu cư dân Trái đất
Một nghiên cứu gần đây cho biết, sức khỏe của hàng trăm triệu người trên khắp thế giới đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu.
Các nạn nhân Pakistan bị say nóng tại một bệnh viện chính phủ ở Karachi, tháng 6 - 2015
Sự nóng lên toàn cầu đã làm tăng khả năng lây truyền của những dịch bệnh chết người như sốt xuất huyết đăng – gơ, căn bệnh có tốc độ lan tỏa nhanh nhất hiện nay. Bên cạnh đó, nó còn dẫn đến sự giảm sút về sản xuất nông nghiệp, gây ra nạn đói nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của nhiều trẻ em. Mặt khác, ô nhiễm không khí do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch cũng gây ra hàng triệu trường hợp tử vong mỗi năm.
Những nội dung trên, được đăng tải trên tờ Lancet, là trích dẫn từ nghiên cứu của 26 đơn vị, tổ chức trên khắp thế giới, bao gồm các trường đại học, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). Theo báo cáo của WMO, nồng độ cacbon dioxit trong khí quyển năm 2016 đã đạt mức tăng kỷ lục, đạt mức cao nhất trong vòng hơn 3 triệu năm.
“Biến đổi khí hậu đang diễn ra và nó đã trở thành vấn đề sức khỏe đối với hàng triệu người trên hành tinh này” – GS. Anthony Costello, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới và đồng chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cho biết. Được biết, nghiên cứu này là sự tiếp nối bài báo cáo năm 2009 – cảnh báo biến đổi khí hậu là mối nguy hại hàng đầu đối với sức khỏe nhân loại trong thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, ông Costello cũng khẳng định những hành động nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu sẽ đem đến lợi ích khổng lồ cho sức khỏe: “Nhìn chung, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng vẫn có cơ hội để chuyển hóa nguy cơ thành cơ hội để cải thiện sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ này.”
“Các nhà khoa học đã liên tục cảnh báo về tình trạng ngày một xấu đi của biến đổi khí hậu. Giờ thì đến lượt các bác sĩ với thông tin sức khỏe của chúng ta đang bị tàn phá dần dần.” – Christiana Figueres, đại diện của Liên Hợp Quốc tham gia đàm phán thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, đồng chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, chia sẻ.
Trong 40 chỉ số được đánh giá bởi đội ngũ nghiên cứu, gây ấn tượng nhất là mức tăng về số lượng người hơn 65 tuổi chịu ảnh hưởng bởi nắng nóng cực đoan giai đoạn 2000 - 2016, chạm ngưỡng 125 triệu. Con số này khiến các bác sĩ lo ngại bởi ở độ tuổi càng cao, người ta càng dễ bị tổn thương bởi nắng nóng.
Số lượng người cao tuổi chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi nắng nóng tăng mạnh.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khí hậu nóng và ẩm hơn khiến điều kiện nài trời không còn đảm bảo cho lao động làm việc. Năm 2016, nó đã làm khoảng 1 triệu người mất việc, Ấn Độ chiếm một nửa trong số đó.
Nài ra, theo báo cáo, biến đổi khí hậu còn làm tăng khả năng lây lan sốt xuất huyết đăng-gơ, bởi muỗi – sinh vật truyền bệnh và virus gây bệnh đều phát triển nhanh hơn. Từ năm 1990, số trường hợp mắc sốt xuất huyết đăng-gơ đã tăng gấp đôi qua mỗi thập kỷ và hiện tại, chạm mức 100 triệu ca/ năm. Tương tự sốt xuất huyết đăng-gơ, các dịch bệnh khác như sán màng cũng sẽ nhanh chóng lan tỏa nhờ tác động của biến đổi khí hậu.
Các bệnh nhân xếp hàng chờ khám chữa bệnh trong đợt dịch sốt xuất huyết đăng-gơ ở Bhopal, Ấn Độ.
Ô nhiễm không khí vẫn được biết đến như nguyên nhân gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm, nhưng báo cáo khoa học mới nhất nhấn mạnh rằng khoảng 800,000 trường hợp tử vong liên quan chủ yếu đến quá trình đốt cháy than đá. Theo GS. Paul Wilkinson, tin đáng mừng là ngành sản xuất than đá đã phát triển cực hạn vào năm 2013 và hiện có dấu hiệu giảm sút. “Tuy nhiên, đó mới chỉ là “bước nặt tích cực đầu tiên, chúng ta vẫn còn cả chặng đường dài trước mắt.”
Tác động của biến đổi khí hậu không giới hạn đối với các nước nghèo, mà còn ảnh hưởng đến những quốc gia phát triển như Anh. TS. Toby Hillman, Đại học Y Hoàng gia cho biết, ở Anh, ô nhiễm không khí đã khiến khoảng 40,000 người chết mỗi năm. Bên cạnh đó, ông này cũng chỉ trích mức ngân sách hạn chế để khuyến khích các hình thức di chuyển lành mạnh bằng xe đạp hay đi bộ, đồng thời, đề cập đến các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra vấn đề sức khỏe như lũ lụt.
Nài thực trạng trên, nghiên cứu còn nhấn mạnh đến những nguy cơ trước mắt, như sự sụt giảm sản lượng lương thực do hạn hán. Thậm chí, GS. Hugh Montmery, Đại học Luân Đôn, đã cảnh báo rằng “sẽ có hàng triệu trẻ em suy dinh dưỡng.”
Tại Somalia, gần 700,000 người phải rời nơi cư trú do ảnh hưởng của hạn hán và khủng hoảng lương thực.
Nhiều ý kiến cho rằng sự nóng lên của trái đất có thể hạn chế rét đậm rét hại trong mùa đông, nguyên nhân gây tử vong sớm tại các quốc gia nằm ở vĩ độ cao hơn. Tuy nhiên, thực tế, sự biến đổi ở Bắc cực sẽ làm tăng cường thêm các đợt rét đột ngột. GS. Georgina Mace, Đại học Luân Đôn, cho rằng tác động tích cực của nóng lên toàn cầu đối với sản xuất lương thực chỉ mang tính cục bộ và ngắn hạn: “Những gì quá mức đều trở thành tiêu cực.”
Thanh Thanh (Theo The Guardian)
Nội dung box.
|
Cùng chuyên mục
Bình luận