Bình luận: Tỉnh táo trước những luận điểm nguy hiểm, lấy bình phong “dân chủ” để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng

(Sóng trẻ) - Vừa qua khi Chủ tịch nước vừa ký Lệnh công bố 9 Luật được kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 thông qua gồm: Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng... Lợi dụng không gian mạng, những kẻ “bồi bút” những người tự xưng là "nhà dân chủ” nhân quyền lại rêu rao rằng đó là hình thức “đấu đá” nội bộ của đảng. Rồi thì muốn loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng, không có con đường nào khác là xóa bỏ chế độ “độc” đảng do mất “dân chủ” và tiến hành “đa nguyên” về chính trị, đa đảng đối lập như các nước phương Tây hiện nay.


Đây chính là luận điểm nguy hiểm, đánh tráo khái niệm, đánh đồng bản chất, nhằm bóp méo sự thật của các thế lực thù địch. Bởi vì chúng ta đều biết, tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới, bất kỳ quốc gia đó là chế độ Tư bản chủ nghĩa (TBCN) hay là Xã hội chủ nghĩa (XHCN). Hậu quả của tham nhũng là gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội.


Cụ thể gần đây nhất là các vụ đại án tham nhũng đã thu hút dư luận thế giới quan tâm, như: xét xử cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun hye; Cựu tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva; Cựu tổng thống Philippines Joseph Estrada; Cựu tổng thống Nicaragua Arnoldo Aleman; Cựu thủ tướng Ukraine Pavlo Lazarenko; Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Bài học kinh nghiệm cho thấy, nếu quốc gia nào không xây dựng được hệ thống luật pháp chặt chẽ, không có chế tài quản lý nghiêm minh, sẽ là cơ hội cho tệ nạn tham nhũng tồn tại.


Lịch sử hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội V.I. Lênin đã chỉ ra: Nếu có cái gì đó có thể triệt tiêu được chủ nghĩa xã hội thì đó chính là tham nhũng, quan liêu. Tác hại của tham nhũng gây ra sẽ làm giảm sút lòng tin của công dân đối với bộ máy và công chức, viên chức Nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sự phát triển xã hội.


Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhận định, Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ vì nó không mang gươm mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng ta là cần- kiệm - liêm - chính.


Vậy nên, càng không thể lấy tham nhũng để ngụy biện là do mất “dân chủ” trong xã hội, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng ta hiện nay. Thực tiễn đã chứng minh, không phải chế độ đa đảng mới có dân chủ, hay chế độ một đảng thì mất dân chủ. Bởi nguyên nhân chính biểu hiện của sự mất “dân chủ” trong xã hội là ai sẽ nắm về tư liệu sản xuất.


Trong xã hội chủ nghĩa, tư liệu sản xuất nằm trong tay giai cấp vô sản và nhân dân lao động, thực hiện phân công lao động xã hội theo năng lực, dân chủ, công bằng, bình đẳng. Ngược lại trong xã hội tư bản, tư liệu sản xuất chỉ nằm trong tay một nhóm người thiểu số tư sản, được đặc quyền đặc lợi, còn nhân dân lao động bị áp bức thống trị, từ đó sẽ xuất hiện mất dân chủ.


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau. Nói đến đa nguyên chính trị là nói đến hệ thống chính trị có nhiều cực, có nhiều đảng phái đại biểu cho những lợi ích đối lập nhau được tự do hoạt động, đó là một chế độ đa đảng.


Như vậy, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa không có các đảng phái đối kháng về lợi ích, mà lợi ích duy nhất làm chủ xã hội thuộc về nhân dân lao động. Những kẻ đang hô hào, cổ súy cho bình phong “dân chủ” chính là tạo ra mơ hồ ảo tưởng cho quần chúng nhân dân, che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư sản, để rồi dần dần chuyển hóa hệ tư tưởng sang nền dân chủ tư bản mà thôi.


Hiện nay, bình phong “dân chủ” được các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch sử dụng để chống đối, nói xấu Đảng và nhà nước ta thông qua các vấn đề nhạy cảm, bức xúc, những khiếm khuyết còn tồn tại trong xã hội chưa được kịp thời giải quyết dứt điểm, từ đó đòi thực hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội đã quy định.


Nhìn lại những năm qua, khi cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta đã có một bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, thực sự đi vào cuộc sống. Việc công khai xử lý cán bộ, đảng viên ở các bộ, ngành, địa phương, kể cả ở Trung ương, cho thấy cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng hiện nay không phải là việc làm nhỏ lẻ, mà đã trở thành xu thế, thành phong trào lan tỏa rộng khắp, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.


Theo thống kế từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng đến nay, đã xử lý kỷ luật hơn 500 tổ chức đảng và 35 ngàn đảng viên vi phạm, trong đó 1.300 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái; nhất là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 11 đồng chí là Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, khai trừ Đảng 01 đồng chí Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nhiều đồng chí là tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang. Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước.


Đúng như tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và khóa XII) Đảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...


Những tầng nấc, vỏ bọc và mảng màu xám xịt của lợi ích nhóm dần được bóc dỡ đưa ra ánh sáng. Tiêu biểu như: Vụ án xét xử Đinh La Thăng; gần đây nhất là Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có kết luận “vi phạm rất nghiêm trọng” và xóa bỏ tư cách Ủy viên Trung ương đảng đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, trong việc chỉ đạo Mobifon mua lại tập đoàn nghe nhìn toàn cầu AVG làm thiệt hại của nhà nước hàng nghìn tỉ đồng. Hay kết luận “vi phạm rất nghiêm trọng” và khai trừ ra khỏi đảng đối với ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch thành UBND phố Đà Nẵng, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương chờ để xét xử.


Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của đảng, kể từ khi thành lập đến nay, đã đưa 68 vụ án, 57 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 40 vụ án/500 bị cáo với các mức án nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn (10 bị cáo với 11 án tử hình, 19 bị cáo với 20 án tù chung thân, 459 bị cáo tù có thời hạn từ 12 tháng đến 30 năm,...).


Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt trên 31%; việc kê biên, thu giữ tài sản trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đạt trên 35 ngàn tỷ đồng, điển hình như: vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín trên 10.000 tỷ đồng, vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng (giai đoạn I) trên 6.000 tỷ đồng, vụ AVG hơn 8.500 tỷ đồng, vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ trên 1.400 tỷ đồng...


Quan điểm nhất quán của Đảng ta là quyết tâm loại bỏ tham nhũng, làm trong sạch bộ máy công quyền, như Người đứng đầu Đảng ta Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: Không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người.


Đảng chấp nhận đau xót loại bỏ những u nhọt nhức nhối để đổi lấy cơ thể khỏe mạnh, đau nhưng không sợ mất uy tín. Cũng giống như cây có khỏe mạnh thì cành lá phải tốt tươi, chúng ta chặt bỏ những cây sâu bệnh mục rỗng có hại để rừng thêm xanh tươi, cho không khí trong lành, chặt cây để cứu rừng chứ không phải phá rừng.


Điều ấy minh chứng cụ thể cho quan điểm không có “vùng cấm”, mọi quyền lực đều nhốt trong lồng pháp luật, khẳng định nguyên tắc mọi công dân đều dân chủ, bình đẳng trước pháp luật. Đồng thời thể hiện tính tự giác nghiêm minh của đảng, chứ không phải chống tham nhũng là “đấu đá” nội bộ như một số nhà tự xưng “dân chủ” rêu dao, bình luận.


Vì vậy, cấp ủy tổ chức đảng, mỗi cán bộ đảng viên cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo nhận thức rõ bình phong “dân chủ”, đây là con đường tiệm cận ngắn nhất dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa " trong nội bộ. Gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tích cực phê phán, lên án, đấu tranh những hành vi tham nhũng, lãng phí làm tổn hại đến lợi ích quốc gia dân tộc.


Nguyễn Văn Tuân

Lớp k37b - BQP

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN