Chiến tranh qua đi không đồng nghĩa lịch sử bị lãng quên

(Sóng trẻ) - Sống trong hoà bình, ấm no, hạnh phúc thì thế hệ trẻ càng cần trân quý hơn cuộc sống, hiểu rõ lịch sử và biết ơn công lao của những người lính cụ Hồ không ngại thân mình, một lòng vì độc lập dân tộc. 

Ngày 22/12 - Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam là một dịp để chúng ta nhắc lại những thương đau mà oai hùng thời kháng chiến, nhớ đến những giây phút thiếu thốn hay những mất mát đầy ám ảnh trong tháng ngày chiến đấu bảo vệ đất nước. Đặc biệt, thông qua câu chuyện của Luật sư Nguyễn Duy Lãm (Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Phổ biến Giáo dục Pháp luật Bộ tư pháp, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Bộ) thì chúng ta càng thấm thía hơn nỗi đau mà chiến tranh đem lại.

Bác là bộ đội chiến trường Đồng bằng sông Cửu Long B2 những năm 71 - 73. Tháng 5 năm 1972, Bác bắt đầu hành quân 4 tháng trời vào miền Đông Nam Bộ chiến đấu chống giặc Mỹ. Sau đó, năm 1973, đơn vị di chuyển xuống Đồng bằng sông Cửu Long, trực tiếp chiến đấu ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp thời bấy giờ. Trong trận chiến này, Bác bị thương dẫn đến không thể chiến đấu, về lại miền Bắc học tập phục vụ đất nước. Nói đến chiến tranh, Bác Duy Lãm lập tức thốt lên: “Vô cùng, vô cùng khó khăn!”

Khi được hỏi về những khó khăn thời kháng chiến, Bác chia sẻ: “Đầu tiên là đi bộ từ ngoài Bắc vào miền Đông Nam Bộ mất 4 tháng trời. Ngày nào cũng đi, có ngày đi đêm, có ngày đi ngày. Nhiều anh bộ đội sốt rét trên đường không chữa được phải hy sinh. Trông tội lắm. Cái thứ hai là tương quan lực lượng thì mình không thể so sánh với quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn. Mọi thứ mình đều không có, chỉ có ý chí và tinh thần. Vũ khí của Mỹ, ngụy là vũ khí tối tân còn bộ đội Việt Nam chỉ có súng bình thường, đạn cũng thiếu. Nhiều khi đánh nhau trực tiếp với quân ngụy, đạn mình không đủ, chỉ có 2 băng đạn, bắn hết 30 viên thì phải lắp đạn rời vào bắn tiếp. Thậm chí nhiều khi đạn không nổ, pháo không nổ bởi vì vận chuyển từ ngoài Bắc vào, đi theo đường biển, vũ khí bị ngấm nước. Nói chung, chiến trường đánh nhau hết sức ác liệt. Đã vào chiến trường ai cũng xác định sẽ hy sinh, khó có người nào nghĩ mình sẽ sống”.

1.jpg
Chân dung Luật sư Nguyễn Duy Lãm - bộ đội cụ Hồ những năm 71-73 (Ảnh: NVCC)

Để có được hoà bình ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua nhiều khó khăn, đối mặt với nhiều trận chiến khốc liệt. Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc mà chúng ta có được đánh đổi từ xương máu của những người lính cụ Hồ. Không ít người đã hy sinh, không ít người đã mất đi cơ thể hoàn thiện, tất cả vì nền độc lập dân tộc. Luật sư Nguyễn Duy Lãm đã chia sẻ về một hồi ức ám ảnh khó có thể nào quên: “Có lần chiến đấu trực diện với quân nguỵ chi viện cho cái bốt ở huyện Cái Bè, Tiền Giang khiến cho 4 người bị thương, trong đó có tôi. Chúng tôi được du kích đặt lên xuồng đưa vào trạm phẫu thuật. Lúc đó trời tối, trên đường, xuồng lao vào gốc cây đổ, thế là lật xuồng. Hôm đấy tôi bị thương ở một tay, tay còn lại vẫn giúp tôi bơi vào bờ được. Tuy nhiên, có anh Đại đội trưởng người ở Vĩnh Phúc bị đứt động mạch đùi, mất ngay khi vừa mới đến được trạm phẫu thuật vì không kịp chữa trị. Một anh khác là Chính trị viên Phó Đại đội người Thanh Hóa bị thương toàn thân, một lúc sau du kích mới đưa anh ấy lên bờ được, tức tốc vào trạm phẫu thuật. Trong lúc phẫu thuật thì B52 của địch đến, lúc đó đang ở trên nóc hầm. Mọi người đã cố hết sức nhưng không cứu được, anh ấy cũng hy sinh”.

2.jpg
Những nỗi đau ám ảnh thời chiến tranh (Ảnh: Triển lãm ảnh “Ký ức chiến tranh”, “Việt Nam, cuộc chiến ác liệt”)

Thế hệ trẻ và lịch sử dân tộc

“Giới trẻ Việt Nam không muốn tìm hiểu về chiến tranh. Thật khó để chúng ta nói về nó” - Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp chia sẻ.

Chúng ta đang được sống trong một đất nước hoà bình, hưởng chế độ công bằng - dân chủ - văn minh, chúng ta không thấu cảm được nỗi đau thời đại ông cha ta đã từng trải qua và chúng ta dường như không khao khát tìm hiểu về nó. Chúng ta chỉ có thể biết về quá khứ thông qua bộ môn Lịch sử. Thế nhưng, trên các diễn đàn xã hội vẫn luôn sôi nổi chủ đề “bỏ môn Lịch sử” với nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ có khoảng 9 - 10% thí sinh dự thi Đại học khối C trong tổng số nguyện vọng xét tuyển Đại học theo nhiều tổ hợp khác nhau. Học sinh không muốn học Lịch sử bởi vì cho rằng đây là một môn học không được trọng thị, bên cạnh đó, nó còn mang nhiều lý thuyết, số liệu dẫn đến ngán ngẩm.

274655382_1960604614123525_1488381147242135374_n.png
Nhân dân ăn mừng chiến thắng 30/04 (Ảnh: Sưu tầm)


Tuy nhiên, liệu Lịch sử có đúng là môn học nên bỏ đi? Lịch sử chính là sợi dây liên kết ta với quá khứ. Chỉ thông qua Lịch sử, chúng ta mới biết đến những trận chiến huy hoàng của cha ông, mới thấm nhuần tinh thần kiên cường, bất khuất và mới hằn in trong lòng những câu chuyện mất mát đầy ám ảnh thời cách mạng. Chiến tranh không còn nhưng nó đã trở thành nỗi kinh hoàng không thể nào phai mờ. Chúng ta không được phép quên đi nỗi kinh hoàng này bởi chỉ khi có nó, chúng ta mới biết thế nào là trân trọng cuộc sống hiện tại!

Trong xã hội ngày nay, giới trẻ chúng ta cần tìm hiểu về lịch sử, nắm được những giai đoạn quá khứ, thấu cảm những câu chuyện thời kháng chiến. Từ đó, chúng ta rút ra ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa bản thân. Nhiệm vụ quan trọng nhất của thế hệ trẻ ngày nay chính là ra sức học tập, phát triển chính mình để góp phần xây dựng đất nước ngày một vững mạnh, xứng đáng với công lao cha ông đi trước. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN