Chợ tự phát, phạt rồi lại phát

(Sóng trẻ) - Có cầu ắt có cung, quy luật ấy khiến nhiều khu chợ tự phát, chợ tạm đang “tràn xuống” khắp lòng đường Hà Nội. Dù có dẹp bỏ bao nhiêu lần, những khu chợ ấy chỉ tạm dừng hoạt động một thời gian rồi lại phất lên, y như nấm mọc sau mưa.

Lộn xộn, thiếu mĩ quan 

Trong các ngóc ngách tập trung dân cư ở tập thể Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân, Hà Nội), những người bán hàng rong chiếm dụng để làm nơi buôn bán. Ban đầu, cũng chỉ là vài xe hàng rau củ nhỏ lẻ, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, số lượng tăng lên hàng chục lần. Và, cho đến nay, khu vực này đã tạo thành một chợ cóc có quy mô khá lớn với tất cả các loại mặt hàng. Những khu chợ tự phát thế này vừa làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng xấu mỹ quan thành phố. 

9ee92d02c_anh_2.png

Chợ tự phát ở Khu tập thể Thanh Xuân Bắc

Hoạt động chợ búa thường rất ồn ào, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân. Không khí quanh chợ thì thường xuyên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Người bán hàng không phải ai cũng có ý thức không xả rác bừa bãi. Tàn cuộc chợ là sự “góp mặt” đầy đủ của mọi loại rác thải, mùi hôi thối của những rau củ ế ẩm, mùi tanh của tôm cá. Nước thải cứ ngang nhiên đập vào mũi người đi đường và hơn hết là các gia đình trong phạm vi chợ. Vào sáng sớm hay xế chiều, xe máy, ô tô đổ về từ mọi hường khiến lòng đường gần như bị bịt kín và mọi người phải rất vất vả mới có thể di chuyển qua những khu vực này. 

Chia sẻ về vấn đề này, anh Tr.Kiên (Thanh Xuân, Hà Nội) khá bức xúc: “Vì nhà nằm trong khu vực chợ tạm nên hầu như ngày nào cũng có vài người bán hàng rong để mẹt hàng hoặc dựng xe ngay trước ngõ nhà mình, sáng sớm đi làm cũng có mà chiều về nhà cũng có. Đôi lúc còn ngại đi ra đường vì phải dắt xe qua hàng “chướng ngại vật” bất đắc dĩ. Không cho người này thì cũng có người khác đến”. 

Chợ tự phát - bài toán cần một lời giải thỏa đáng

Đối phó với tình trạng này, thành phố Hà Nội đã đề ra các quy định cơ bản về cấm buôn bán lấn chiếm lòng đường, ở các tuyển đường hẻm. Kèm theo đó là tổ chức cán bộ quản lí đô thị đến nhắc nhở, thu m hàng hóa, xử phạt, cắt cử người trong coi. Tuy nhiên, những bất cập vẫn nảy sinh không ít.  

Trước khi xe tuần tra cơ động đến “dọn dẹp” khu chợ tạm thì mọi hoạt động mua bán đang diễn ra bình thường. Bỗng nhiên từ đầu đến cuối ngõ, các gành hàng rong dáo dác xô xe chạy. Có người thì nấp vào góc hẻm khuất, có người thì lánh tạm vào cửa hàng cố định của người khác. Khu chợ tấp nập bỗng nhiên gọn gàng hơn hẳn. Chỉ khổ cho mấy cô hàng mới vừa kịp lấy ít nghìn tiền lẻ của khách mà không chạy kịp, lập tức bị lật tung toàn bộ hàng hóa. Trái cây, rau củ các loại văng tung tóe, dẫm be bét ngay lối đi. 

Đây là cảnh tượng vẫn thường xuất hiện ở chợ tạm khu tập thể Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) và hầu như ở cả các khu chợ tạm khác nữa. Cả hàng cả xe có thể bị hốt sạch, tống lên xe tuần và đưa về đồn. Và nếu số hàng đấy có giá trị thấp hơn số tiền nộp phạt thì chủ thương sẵn sàng “bỏ của chạy lấy người”. 

Chị Hương, chủ một gánh hàng rong hoa quả buồn bã chia sẻ: “Biết sai quy định đấy, nhưng nếu không bán như thế này thì cũng chẳng biết làm gì để kiếm sống. Cũng chẳng có đủ điều kiện để thuê cửa hàng cố định, thế nên bán thì cứ bán còn đuổi lúc nào thì phải chạy thôi”. 

Hoạt động của các cơ quan chức năng hoàn vẫn còn manh mún, chưa đem lại hiệu quả và đôi khi còn tạo phản cảm đối với người dân. Như ví dụ trên, hình ảnh kẻ rượt người chạy ấy trông thật khó coi. Nhất là khi những người buôn thúng bán bưng ở các chợ tạm đa phần là người lao động nghèo, thu nhập thấp. 

Phải hiểu rõ một điều rằng, không phải tự nhiên phát sinh ra chợ tạm, cũng không phải tự nhiên mà nó tồn tại được lâu dài. Đó là xuất phát từ nhu cầu của chính những người dân. Với thói quen mua sắm đơn giản, họ rất ngại vào chợ lớn hay siêu thị khi chỉ mua bó rau hay hay quả chanh, củ hành. 

Có  ý kiến cho rằng nên xây dựng và phát triển các trung tâm thương mại nhưng trên thực tế, dự án này không mấy khả thi. Bởi nhiều đối tượng có thu nhập thấp như công nhân, học sinh, sinh viên…không thể vào mua sắm được. 

Bạn Mỹ Hoài (SV ĐH Hà Nội) cho biết: “Chợ cóc gần phòng mình cái gì cũng có, lại khá rẻ. Mặc dù hơi cản trở lối đi nhưng nếu không có nó thì ngày nào mình cũng phải đi đến chợ lớn cách hơn 1km, giá cả cũng chỉ có tương đương thậm chí còn đắt hơn”.

Dù có nhiều bất cập, dù bị các cơ quan chức năng kiểm soát gắt gao, các khu chợ tạm vẫn tồn tại bền bỉ bởi nó giải quyết được nhu cầu của người dân. Thế nên, có thay đổi thế nào thì cũng phải là các phương án đáp ứng và chú trọng đến yêu cầu của đại bộ phận người dân. Có như vậy, tình trạng chợ tự phát mới có thể được giải quyết triệt để, căn cơ. 

Phan Thị Thùy Trang

BMĐT – K30


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN