Cô gái dân tộc Giáy: đi làm công ty để được học Đại học

Lò Thị Hằng xinh đẹp trong trang phục của dân tộc Giáy.
Lò Thị Hằng xinh đẹp trong trang phục của dân tộc Giáy.

“Em muốn sống một cuộc đời độc lập, tự do và hạnh phúc”. Đó là lý do khiến cô gái trẻ người dân tộc Giáy Lò Thị Hằng đã dũng cảm quyết tâm theo mẹ đi làm công ty để tích góp đủ tiền lên Hà Nội nhập học. 

Lò Thị Hằng, sinh năm 2005, là một cô gái dân tộc Giáy, lớn lên tại Làng thanh niên lập nghiệp biên giới Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Sinh ra trong một gia đình đông anh em, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em vẫn không ngừng phấn đấu, vươn lên. Hiện tại, em đang theo học ngành Quan hệ Công chúng của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Không chỉ có thành tích học tập khá, Lò Thị Hằng còn tham gia nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.

Tôi đã có dịp ngồi cùng Lò Thị Hằng để hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình cũng như quá trình vươn lên nghịch cảnh của cô gái trẻ người dân tộc Giáy. 

- Em có thể chia sẻ một chút về câu chuyện em phải đi làm ở công ty để kiếm tiền học đại học được không?

Ngay sau khi thi tốt nghiệp THPT, em đã ngỏ ý muốn học đại học với mẹ. Tuy nhiên, mẹ em đã kịch liệt phản đối vì mẹ nghĩ rằng học đại học không để làm gì, không thể thành công được. Thậm chí mẹ còn nói với em rằng: “ Tao không cho tiền, mày lấy gì đi học.” Vì câu nói đó của mẹ, em đã quyết định sẽ đi lên Hà Nam theo mẹ để làm việc nhằm kiếm thêm nhu nhập để lên Hà Nội học. Em làm khoảng được 1 tháng thì hay tin mình đã đỗ ngành Quan hệ Công chúng của Học viện Thanh thiếu niên. Lúc đó, em cũng đã tích góp được một số tiền nhất định nên đã thuyết phục mẹ một lần nữa. Nhìn thấy được sự quyết tâm đó của em, cuối cùng mẹ đã gật đầu đồng ý. 

- Chặng đường tiếp tục theo đuổi con chữ ở bậc đại học của em đã gặp phải những khó khăn gì?

Khó khăn nhất là vấn đề kinh tế. Ở nhà, mẹ em là trụ cột kinh tế chính vì bố em bị tai biến khiến nửa thân người biệt liệt. Chị em thì phải chăm lo cho gia đình chồng. Em khó khăn trong việc chi trả học phí, chi phí sinh hoạt tại Hà Nội. Vì vậy, em đã vừa học vừa đi làm, thậm chí có thời điểm, em làm đến 2,3 công việc cùng một lúc để chi trả đủ chi phí của mình. 

Và điều khó khăn cuối cùng đó là sự cô đơn. Em hiếm khi chia sẻ những khó khăn mà mình gặp phải cho người thân. Vì nếu biết em khó khăn, mẹ sẽ bắt em thôi học và về đi làm ngay lập tức. Em cũng không có nhiều bạn bè để thoải mái tâm sự. Đa số, em đều phải trải qua một mình. 

Đối mặt với những khó khăn đó, em đều luôn cố gắng giữ cho mình tinh thần lạc quan và kiên định. Em phải cố gắng nỗ lực học tập mỗi ngày. May mắn là em đã gặp được rất nhiều con người cùng chung chí hướng thông qua trường lớp và các hoạt động em tham gia. Chính họ đã truyền cho em cảm hứng để tiếp tục kiên trì hiện thực hóa ước mơ của mình.

Lò Thị Hằng tham gia dự án thiện nguyện “Chạm” tại Làng trẻ Hữu Nghị.
Lò Thị Hằng tham gia dự án thiện nguyện “Chạm” tại Làng trẻ Hữu Nghị.

- Điều gì đã thôi thúc em vượt qua hoàn cảnh gia đình, môi trường xung quanh và cố gắng tiếp tục học đại học?

Em nghĩ là có 3 điều đã trở thành động lực giúp em dám đưa ra quyết định và kiên trì với sự lựa chọn của mình. Thứ nhất, đó là chị em. Chị em đã phải gác lại ước mơ đại học vì hoàn cảnh gia đình; sau đó, chị buộc phải lấy chồng sớm. Cuộc hôn nhân này khiến chị em không hạnh phúc. Em thật sự rất đáng tiếc cho chị. Em biết là trong làng, không chỉ có mỗi chị em mà còn có rất nhiều các bạn khác cùng trang lứa cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự. Em muốn thay chị viết tiếp ước mơ còn dang dở của mình.

Thứ hai, đó là bố em. Em muốn học để kiếm tiền chữa bệnh cho bố. Em đạt được thành tích học sinh Khá trong 12 năm liên tiếp cũng là nhờ bố. Bố luôn là người động viên em chăm chỉ học tập. 

Cuối cùng là quãng thời gian đi theo mẹ làm việc ở công ty tại Hà Nam. Lí do em đi làm hoàn toàn là vì em muốn sẽ tích góp được một số tiền nhất định để lên Hà Nội học đại học. Khoảng thời gian đó, nó đã giúp em nhận ra rằng, cuộc đời của em rồi sẽ giống như chị, giống như mẹ và gia đình em vẫn sẽ bấp bênh như thế. Em đã hạ quyết tâm: “Mình phải thay đổi nó và chỉ có con đường học tập mới giúp mình thay đổi”. 

Chính những điều trên đã thôi thúc em quyết tâm lên Hà Nội học đại học cho bằng được. May mắn là hiện tại, mẹ đã ủng hộ em nhiều hơn vì nhìn thấy được nỗ lực của em mỗi ngày. Giờ đây chính mẹ là động lực lớn nhất để em tiếp tục phấn đấu. 

Cô gái dân tộc Giáy rạng rỡ chụp hình tốt nghiệp cấp 3.
Cô gái dân tộc Giáy rạng rỡ chụp hình tốt nghiệp cấp 3.

- Ước mơ sau này của em là gì? 

Trong ngắn hạn, em sẽ tiếp tục kiên trì con đường học tập trong thời gian tới. Em ước mình sẽ tốt nghiệp ngành Quan hệ Công chúng với tấm bằng Giỏi, từ đó nhiều cơ hội việc làm sẽ mở ra với em. Em muốn được trở thành người hùng thầm lặng đứng sau cánh gà của các sự kiện lớn. Bên cạnh đó, em muốn tham gia vào nhiều hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ nhiều bạn ở vùng núi giống em hơn. Dù bản thân em cũng là người chưa thể làm ra nhiều về kinh tế, nhưng “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” (Hồ Chí Minh). Những chuyến đi thiện nguyện không chỉ giúp được cho các bạn cần hỗ trợ mà còn giúp cho chính bản thân em thấy yêu cuộc sống này hơn và khao khát muốn sống tích cực, tử tế. Bởi mỗi chuyến đi như vậy, em đều luôn thầm cảm ơn rằng: “ Cuộc đời của mình đâu đến nỗi tệ nhất, còn nhiều cuộc đời tệ hơn thế cơ mà.” 

Trong dài hạn, em muốn sau khi ổn định cuộc sống ở Hà Nội, em sẽ về quê để chăm lo cho bố và nuôi em trai ăn học. Trong làng của em đa số các bạn đều phải bỏ dở việc học vì hoàn cảnh gia đình. Có rất nhiều bố mẹ cũng có suy nghĩ tương tự như mẹ em. Em mong muốn sẽ góp một phần nhỏ để thay đổi “nếp nghĩ” đó. 

Để đạt được những mục tiêu trên, em cần phải cố gắng nỗ lực học tập và trau dồi rất nhiều. Mỗi ngày, em đều dành ra một khoảng thời gian cố định dành cho việc học tập và cố gắng duy trì thói quen này đều đặn. Hiện tại, em đang trong quá trình tự học tiếng Anh tại nhà. Vì em bắt đầu với con số âm nên quá trình này là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, em sẽ quyết tâm theo đuổi nó đến cùng. 

- Nếu được gửi một thông điệp nào đó đến các bạn người dân tộc Giáy như em nói riêng và các bạn dân tộc thiểu số nói chung, đó sẽ là gì?

Điều mà em muốn gửi đến các bạn đó là: “Thế giới ở miền xuôi có rất nhiều điều để khám phá. Hãy mạnh dạn bước ra khỏi vòng an toàn của mình, chỉ khi bạn dám làm, bạn mới có thể học hỏi và trau dồi thêm kiến thức. Cuộc đời mình phải do mình làm chủ. Học tập và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình là cách để giúp đỡ cho dân tộc mình.” 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN