Cô giáo của người dân Chài
(Sóng Trẻ) - Cho dù những lúc mệt mỏi hay ốm đau nhưng chưa bao giờ cô nghỉ dạy dù chỉ một buổi, gần hai mươi năm qua với tinh thần nhiệt huyết của mình cô Nguyễn Thị Nga đã tình nguyện dạy cho hàng nghìn trẻ em và người dân xóm chài biết đến con chữ. Tuy không phải là giáo viên vậy mà mọi người xóm chài ven sông Cầu, thôn Yên Tập Bắc, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) luôn gọi cô với cái tên trìu mến là “cô giáo của xóm chài”.
Vào một buổi chiều giữa tháng ba, trời bất chợt đổ mưa rào, khiến con đường đất đá nằn nghèo dẫn đến nhà cô Nga thật trơn và lầy lội. Tuy vậy, chúng tôi cũng không khó khăn gì khi hỏi đến nhà cô bởi người dân nơi đây từ trẻ con đến người già ai ai cũng quá quen với tên cô.
Căn nhà rộng khoảng hai mươi mét vuông là nơi ở của cô Nga đã mấy chục năm qua. Nhiều người nghĩ bao năm qua cô Nga dạy chữ cho trẻ em xóm chài chắc hẳn gia đình cô cũng phải có điều kiện. Thế nhưng, nài chiếc giường và chiếc xe đạp cũ…trong nhà cô không có gì đáng giá. Vậy mà cô vẫn ngày ngày làm công việc thầm lặng và cao cả không một chút tính toán tư lợi cá nhân.
Nhiều người cũng nghĩ cô “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, nhưng đối với cô việc thấy những đứa trẻ xóm chài đọc và viết được chữ do công sức của cô bỏ ra là cô vui mừng đến phát khóc chứ không còn nghĩ gì đến cuộc sống của riêng mình nữa.
Tận tuỵ với nghề “Vớt chữ”
Mỗi khi nhắc đến cái lớp học của cô Nga thằng bé Dũng 8 tuổi quê Hải Dương lại hớn hở gieo vui như có ai đó mang cho em một món quà. Dũng nói, cháu thích lớp học của mẹ Nga nên tối nào cũng bắt mẹ đưa lên lớp học. Mẹ Nga dạy cho cháu biết đọc, biết viết, mẹ Nga còn mua cho cháu cả vở và bút viết nữa…
Không chỉ có Dũng, những đứa trẻ khác và cả những người lớn tuổi quanh cái xóm chài ven sông đều coi cô như ân nhân..Chị Đông năm nay 48 tuổi theo học lớp của cô Nga 3 tháng đến nay cơ bản chị đã biết viết và đánh vần được các con chữ. Chị cho biết đa số các gia đình quanh xóm chài này đều có hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện để đi học. Cô Nga đến tận nhà động viên đến lớp và dạy chữ. Nay thì nhiều người đã được “mở mày mở mặt”. Đầu tiên nhiều người nghĩ đến lớp sẽ phải nộp tiền nên rụt rè không muốn đi, nhưng khi biết cô Nga dạy mà không hề có sự đòi hỏi gì thậm trí còn cho cả vở và bút viết nên già trẻ bảo nhau đến lớp học của cô.
Theo chân cô Nga xuống dưới xóm chài vào một buổi chiều để đi động viên các em nhỏ lên lớp học. Từ đầu đến cuối xóm đâu đâu cũng có tiếng í ới gọi cô giáo Nga. Người thì gọi cô xuống cho cân Hến, người thì gọi cho mớ tôm, mớ cá, người thì gọi xuống để kể chuyện …Cứ như vậy cô Nga bị họ kéo vào, ai cũng muốn cô ở lại thuyền để nói chuyện…
Lớp học có một không hai
Đã hơn 8 giờ tối mà vẫn chưa có ai đến học. “Có lẽ hôm nay họ đi kéo hến mệt, ăn cơm muộn nên chắc ngại không lên lớp nữa”, cô Nga chia sẻ. Nhưng chỉ mấy phút sau, có những ánh đèn pin rọi lên từ dưới sông cùng với những tiếng í ới gọi nhau. Cô Nga lại bắt đầu buổi dạy của mình.
Lớp học hôm nay chỉ có 6 người, 2 mẹ con nhà chị Xuân, 2 mẹ con bé Dũng, chị Đông 48 tuổi và chị Dung 35 tuổi. Dường như sự có mặt của tôi làm cho họ không được tự nhiên và tập trung.
Tuy chưa được học về phương pháp sư phạm nhưng cô Nga tỏ ra rất có kinh nghiệm trong việc dạy chữ. Người nào nhanh trí chỉ ba đến bốn tháng là đọc thông viết thạo, cộng trừ hai con số. Cô Nga chia sẻ “Dạy chữ cho trẻ con ở đây cái khó nhất không phải là dạy đọc, dạy viết. Phải làm sao cho bọn nhỏ hiểu cái chữ tôi dạy cho chúng không phải cái cuối cùng chúng nên học mà là cái đầu tiên chúng nên có. Nhiều cháu học trước quên sau, nhiều khi cũng nản lắm nhưng không bỏ được. Ngày nào cũng vậy, nhiều khi đang làm dở việc nhà nhưng phải để đấy vì có học trò đến í ới cô ơi cho em vào nhà luyện chữ”. Có những ngày mưa to gió lớn, các em không đến học được, cô đành theo thuyền sang bên kia sông dạy chữ. Có lần, cô suýt bị lật thuyền khi đi dạy chữ trong một tối mưa bão!
Những kỷ niệm khó phai!
Gần hai mươi năm trôi qua cô Nga không nhớ được hết tên những người mà cô đã dậy. Thế nhưng nhiều kỷ niệm vui, buồn mà cô đã từng trải qua thì cô không thể nào quên được.
Lần đầu tiên khi nhận được một lá thư của một em bé đã được cô dạy chữ gửi cho cô vui sướng oà lên khóc khi nghĩ mình đã làm được việc gì đó thật ý nghĩa. Nhìn những nét chữ và những ngôn từ đẹp của cô học trò bé nhỏ, cô cảm thấy mình đã không uổng công.
Một học trò khiến cô nhớ đến nhiều trong ký ức, là anh lê Văn Hiến quê ở Hải Dương. Trước khi đến học chữ của cô, anh đã được học chữ ở trường hai năm nhưng anh không theo được. Anh không biết viết cũng không đọc được. Nhưng với sự dạy bảo tận tình, cặn kẽ của cô, chỉ sau năm tháng anh đã đọc được chữ và tính toán rất thành thạo. Hiện giờ anh là thuyền trưởng đồng thời là chủ thuyền vài trăm tấn. Nhiều lần anh viết thư hỏi thăm cô và khoe rằng bây giờ anh đọc chữ trên tivi và hát được cả Karaoke rất hay nữa. Không chỉ có anh Hiến, còn niều anh chị khác nữa nhờ có cô mà đã tìm được ánh sáng của tri thức. Họ biết ơn lắm!
Đối với cô Nga niềm vui lớn nhất là được nhìn thấy, nghe thấy những trẻ em và những người dân chài nghèo đọc được và viết được chữ. Đằng sau những tấm bằng khen treo kín trên tường nhà cô là sự hy sinh, cống hiến hết mình vì một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn cho những người dân nghèo xóm chài.
Đinh Bá Đô
Lớp Báo ảnh K.26
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Vào một buổi chiều giữa tháng ba, trời bất chợt đổ mưa rào, khiến con đường đất đá nằn nghèo dẫn đến nhà cô Nga thật trơn và lầy lội. Tuy vậy, chúng tôi cũng không khó khăn gì khi hỏi đến nhà cô bởi người dân nơi đây từ trẻ con đến người già ai ai cũng quá quen với tên cô.
Căn nhà rộng khoảng hai mươi mét vuông là nơi ở của cô Nga đã mấy chục năm qua. Nhiều người nghĩ bao năm qua cô Nga dạy chữ cho trẻ em xóm chài chắc hẳn gia đình cô cũng phải có điều kiện. Thế nhưng, nài chiếc giường và chiếc xe đạp cũ…trong nhà cô không có gì đáng giá. Vậy mà cô vẫn ngày ngày làm công việc thầm lặng và cao cả không một chút tính toán tư lợi cá nhân.
Nhiều người cũng nghĩ cô “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, nhưng đối với cô việc thấy những đứa trẻ xóm chài đọc và viết được chữ do công sức của cô bỏ ra là cô vui mừng đến phát khóc chứ không còn nghĩ gì đến cuộc sống của riêng mình nữa.
Tận tuỵ với nghề “Vớt chữ”
Mỗi khi nhắc đến cái lớp học của cô Nga thằng bé Dũng 8 tuổi quê Hải Dương lại hớn hở gieo vui như có ai đó mang cho em một món quà. Dũng nói, cháu thích lớp học của mẹ Nga nên tối nào cũng bắt mẹ đưa lên lớp học. Mẹ Nga dạy cho cháu biết đọc, biết viết, mẹ Nga còn mua cho cháu cả vở và bút viết nữa…
Không chỉ có Dũng, những đứa trẻ khác và cả những người lớn tuổi quanh cái xóm chài ven sông đều coi cô như ân nhân..Chị Đông năm nay 48 tuổi theo học lớp của cô Nga 3 tháng đến nay cơ bản chị đã biết viết và đánh vần được các con chữ. Chị cho biết đa số các gia đình quanh xóm chài này đều có hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện để đi học. Cô Nga đến tận nhà động viên đến lớp và dạy chữ. Nay thì nhiều người đã được “mở mày mở mặt”. Đầu tiên nhiều người nghĩ đến lớp sẽ phải nộp tiền nên rụt rè không muốn đi, nhưng khi biết cô Nga dạy mà không hề có sự đòi hỏi gì thậm trí còn cho cả vở và bút viết nên già trẻ bảo nhau đến lớp học của cô.
Theo chân cô Nga xuống dưới xóm chài vào một buổi chiều để đi động viên các em nhỏ lên lớp học. Từ đầu đến cuối xóm đâu đâu cũng có tiếng í ới gọi cô giáo Nga. Người thì gọi cô xuống cho cân Hến, người thì gọi cho mớ tôm, mớ cá, người thì gọi xuống để kể chuyện …Cứ như vậy cô Nga bị họ kéo vào, ai cũng muốn cô ở lại thuyền để nói chuyện…
Lớp học có một không hai
Đã hơn 8 giờ tối mà vẫn chưa có ai đến học. “Có lẽ hôm nay họ đi kéo hến mệt, ăn cơm muộn nên chắc ngại không lên lớp nữa”, cô Nga chia sẻ. Nhưng chỉ mấy phút sau, có những ánh đèn pin rọi lên từ dưới sông cùng với những tiếng í ới gọi nhau. Cô Nga lại bắt đầu buổi dạy của mình.
Lớp học hôm nay chỉ có 6 người, 2 mẹ con nhà chị Xuân, 2 mẹ con bé Dũng, chị Đông 48 tuổi và chị Dung 35 tuổi. Dường như sự có mặt của tôi làm cho họ không được tự nhiên và tập trung.
Tuy chưa được học về phương pháp sư phạm nhưng cô Nga tỏ ra rất có kinh nghiệm trong việc dạy chữ. Người nào nhanh trí chỉ ba đến bốn tháng là đọc thông viết thạo, cộng trừ hai con số. Cô Nga chia sẻ “Dạy chữ cho trẻ con ở đây cái khó nhất không phải là dạy đọc, dạy viết. Phải làm sao cho bọn nhỏ hiểu cái chữ tôi dạy cho chúng không phải cái cuối cùng chúng nên học mà là cái đầu tiên chúng nên có. Nhiều cháu học trước quên sau, nhiều khi cũng nản lắm nhưng không bỏ được. Ngày nào cũng vậy, nhiều khi đang làm dở việc nhà nhưng phải để đấy vì có học trò đến í ới cô ơi cho em vào nhà luyện chữ”. Có những ngày mưa to gió lớn, các em không đến học được, cô đành theo thuyền sang bên kia sông dạy chữ. Có lần, cô suýt bị lật thuyền khi đi dạy chữ trong một tối mưa bão!
Những kỷ niệm khó phai!
Gần hai mươi năm trôi qua cô Nga không nhớ được hết tên những người mà cô đã dậy. Thế nhưng nhiều kỷ niệm vui, buồn mà cô đã từng trải qua thì cô không thể nào quên được.
Lần đầu tiên khi nhận được một lá thư của một em bé đã được cô dạy chữ gửi cho cô vui sướng oà lên khóc khi nghĩ mình đã làm được việc gì đó thật ý nghĩa. Nhìn những nét chữ và những ngôn từ đẹp của cô học trò bé nhỏ, cô cảm thấy mình đã không uổng công.
Một học trò khiến cô nhớ đến nhiều trong ký ức, là anh lê Văn Hiến quê ở Hải Dương. Trước khi đến học chữ của cô, anh đã được học chữ ở trường hai năm nhưng anh không theo được. Anh không biết viết cũng không đọc được. Nhưng với sự dạy bảo tận tình, cặn kẽ của cô, chỉ sau năm tháng anh đã đọc được chữ và tính toán rất thành thạo. Hiện giờ anh là thuyền trưởng đồng thời là chủ thuyền vài trăm tấn. Nhiều lần anh viết thư hỏi thăm cô và khoe rằng bây giờ anh đọc chữ trên tivi và hát được cả Karaoke rất hay nữa. Không chỉ có anh Hiến, còn niều anh chị khác nữa nhờ có cô mà đã tìm được ánh sáng của tri thức. Họ biết ơn lắm!
Đối với cô Nga niềm vui lớn nhất là được nhìn thấy, nghe thấy những trẻ em và những người dân chài nghèo đọc được và viết được chữ. Đằng sau những tấm bằng khen treo kín trên tường nhà cô là sự hy sinh, cống hiến hết mình vì một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn cho những người dân nghèo xóm chài.
Đinh Bá Đô
Lớp Báo ảnh K.26
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận