Có nên hợp pháp hóa mại dâm?
(Sóng Trẻ) - Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã làm nóng dư luận khi “xới xáo” đề xuất: Có nên công nhận mại dâm là một nghề hay không? Vấn đề này đang gây nên rất nhiều tranh cãi.
Công khai sẽ giảm bớt thiệt hại và dễ quản lí
Đồng tình với quan điểm “hợp pháp hóa mại dâm”, TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội đã chỉ ra nhiều tác hại của “mại dâm lén lút”, bà khẳng định: “Khi mại dâm lén lút thì “tảng băng chìm” sẽ rất lớn, dẫn đến tình trạng tội phạm như buôn bán phụ nữ, cưỡng ép phụ nữ hành nghề mại dâm, trong đó có cả trẻ em. Nài ra, bệnh tật không được kiểm soát thì chi phí điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV sẽ rất lớn, thậm chí theo cấp số nhân khi người nọ “bắc cầu” qua người kia”. Trong khi đó, TS cũng chỉ ra nhiều điểm tích cực hơn, khi mại dâm được công khai hoạt động như một “nghề: “nếu mại dâm trở thành nghề, phải đăng ký công khai, có chỗ hoạt động cụ thể thì người ta phải cân nhắc thiệt hơn (…). Người bán dâm phải đăng ký, được khám bệnh và có quyền từ chối quan hệ tình dục không an toàn, được pháp luật bảo vệ nếu bị bạo lực”.
Theo kết quả thăm dò ý kiến do báo điện tử giaoduc.net.vn thực hiện (từ 13/06 đến nay), có tới 76,5% bạn đọc đồng tình với quan điểm coi mại dâm là một nghề. Số lượng đọc giả không đồng tình chỉ chiếm 22,5 (1% là ý kiến khác).
Bạn Hồng Lưu, ĐH Sư phạm chia sẻ thắng thắn: “Công nhận mại dâm là một nghề chẳng dễ dàng gì, thế nhưng đó là một phương pháp tốt để quản lí, trong khi chúng ta không thể chặn đứng thì chi bằng công nhận và kiểm soát nó trong chừng mực, mấy nước nài cũng làm điều này rồi”.
Trong thực tế, khi pháp luật ngăn cản, tình trạng mại dâm vẫn ngày càng tăng nhanh và khó kiểm soát. Ngày 2/8/2012, tại trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục Phòng, chống Tệ nạn Xã hội đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và cai nghiện phục hồi. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, lực lượng công an các cấp đã đấu tranh, triệt phá được 528 vụ hoạt động mại dâm, bắt giữ 1.897 đối tượng, cao hơn 49 vụ so với cùng kỳ năm nái. Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 416 vụ , tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011 về số vụ đưa ra xét xử (Bộ LĐ – TB&XH).
Nhiều người xem “hợp pháp hóa mại dâm” như một phương pháp khả thi để quản lí hoạt động này khi nó đang gia tăng nhanh chóng.
“Há miệng mặc quai”
Các nhà chức trách xem mại dâm và một bộ phận của đời sống xã hội, không thể triệt tiêu nên buộc phải thừa nhận và đưa nó vào khuôn khổ. “Vậy không lẽ ma túy, đề đóm, bài bạc, đá gà... cũng sẽ hợp thức hóa sao? Đó cũng là những mặt trái xã hội đang tồn tại trên khắp thế giới mà chưa có quốc gia nào giải quyết được”, bạn Long – đọc giả báo VNExpress bức xúc.
Thêm vào đó, thủ tục hợp thức hóa mại dâm cũng hết sức phức tạp. Ở Đức, một nước đã hợp thức hóa mại dâm từ lâu. Công việc quản lý rất nghiêm ngặt, đòi hỏi người chủ chứa phải có danh sách nhân viên, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, công khai thu nhập, nhân viên phải đi xét nghiệm sức khỏe hàng tháng, hàng quý.
Nài ra còn rất nhiều thủ tục như kê khai thuế, đảm bảo an ninh. Ở nước ta, công việc quản lí vốn đã rất lỏng lẻo, giờ lại công khai mại dâm với từng đó thủ tục liệu có khả thi. Họ đang hoạt động mại dâm không thuế không vốn, giờ bắt họ đóng thuế, bảo hiểm cho nhân viên, kê khai giấy tờ, có gì đảm bảo họ sẽ làm nghiêm?
Nhiều quốc gia đã công nhận mại dâm như một nghề, nhưng tỷ lệ này rất nhỏ so với các nước trên thế giới. Ở Hà Lan, một sự thật đáng buồn là hợp thức hóa ma túy, mại dâm đã vô tình tạo ra một khu vực tệ nạn trong thành phố. Chính phủ đã làm hư giới trẻ, dẫn đến lối sống buông thả và đồi trụy của nhiều thanh niên mua dâm.
Hợp thức hóa mại dâm có thể hạn chế những hậu quả về lây nhiễm HIV. Thế nhưng, trên thực tế, quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất lại chính là Thái Lan – nơi mà “ngành công nghiệp không khói” được công nhận từ lâu.
Một hậu quả ít người lường tới là khi công khai danh tính của những cô gái bán dâm rồi thì số phận của họ sẽ thế nào? Với cái nghề ấy, liệu họ có thể lấy chồng và có một gia đình hạnh phúc? Nhiều gười đàn ông “chán cơm thèm phở” nhưng chắc chắn không ai chịu lấy “phở” thay “cơm”. Dù họ có vượt qua, thì gia đình và xã hội có chấp nhận?
Bức xúc với vấn đề hợp pháp hóa mại dâm, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Phạm Văn Kính nhấn mạnh: “Thừa nhận là đánh đổ văn hóa truyền thống”. Theo quan điểm của ông: “Luật pháp chỉ quản lý con người ở mức tối thiểu nhưng đạo đức xã hội là tối đa. Với tôi, mại dâm (kể cả mua lẫn bán dâm) đều vi phạm đạo đức truyền thống lẫn pháp luật. Hợp pháp hoạt động mại dâm, nếu có, sẽ “đánh đổ” văn hóa truyền thống dân tộc. Văn hóa truyền thống của đất nước có nhiều nét đẹp, nét xấu nếu có những hủ tục chưa bị bãi bỏ hay tiến bộ. Chống mại dâm là nét đẹp chứ không phải là hủ tục”.
Công khai sẽ giảm bớt thiệt hại và dễ quản lí
Đồng tình với quan điểm “hợp pháp hóa mại dâm”, TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội đã chỉ ra nhiều tác hại của “mại dâm lén lút”, bà khẳng định: “Khi mại dâm lén lút thì “tảng băng chìm” sẽ rất lớn, dẫn đến tình trạng tội phạm như buôn bán phụ nữ, cưỡng ép phụ nữ hành nghề mại dâm, trong đó có cả trẻ em. Nài ra, bệnh tật không được kiểm soát thì chi phí điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV sẽ rất lớn, thậm chí theo cấp số nhân khi người nọ “bắc cầu” qua người kia”. Trong khi đó, TS cũng chỉ ra nhiều điểm tích cực hơn, khi mại dâm được công khai hoạt động như một “nghề: “nếu mại dâm trở thành nghề, phải đăng ký công khai, có chỗ hoạt động cụ thể thì người ta phải cân nhắc thiệt hơn (…). Người bán dâm phải đăng ký, được khám bệnh và có quyền từ chối quan hệ tình dục không an toàn, được pháp luật bảo vệ nếu bị bạo lực”.
Tình trạng mại dâm ngày càng khó kiểm xoát
Theo kết quả thăm dò ý kiến do báo điện tử giaoduc.net.vn thực hiện (từ 13/06 đến nay), có tới 76,5% bạn đọc đồng tình với quan điểm coi mại dâm là một nghề. Số lượng đọc giả không đồng tình chỉ chiếm 22,5 (1% là ý kiến khác).
Kết quả thăm dò
Bạn Hồng Lưu, ĐH Sư phạm chia sẻ thắng thắn: “Công nhận mại dâm là một nghề chẳng dễ dàng gì, thế nhưng đó là một phương pháp tốt để quản lí, trong khi chúng ta không thể chặn đứng thì chi bằng công nhận và kiểm soát nó trong chừng mực, mấy nước nài cũng làm điều này rồi”.
Trong thực tế, khi pháp luật ngăn cản, tình trạng mại dâm vẫn ngày càng tăng nhanh và khó kiểm soát. Ngày 2/8/2012, tại trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục Phòng, chống Tệ nạn Xã hội đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và cai nghiện phục hồi. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, lực lượng công an các cấp đã đấu tranh, triệt phá được 528 vụ hoạt động mại dâm, bắt giữ 1.897 đối tượng, cao hơn 49 vụ so với cùng kỳ năm nái. Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 416 vụ , tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011 về số vụ đưa ra xét xử (Bộ LĐ – TB&XH).
Nhiều người xem “hợp pháp hóa mại dâm” như một phương pháp khả thi để quản lí hoạt động này khi nó đang gia tăng nhanh chóng.
“Há miệng mặc quai”
Các nhà chức trách xem mại dâm và một bộ phận của đời sống xã hội, không thể triệt tiêu nên buộc phải thừa nhận và đưa nó vào khuôn khổ. “Vậy không lẽ ma túy, đề đóm, bài bạc, đá gà... cũng sẽ hợp thức hóa sao? Đó cũng là những mặt trái xã hội đang tồn tại trên khắp thế giới mà chưa có quốc gia nào giải quyết được”, bạn Long – đọc giả báo VNExpress bức xúc.
Thêm vào đó, thủ tục hợp thức hóa mại dâm cũng hết sức phức tạp. Ở Đức, một nước đã hợp thức hóa mại dâm từ lâu. Công việc quản lý rất nghiêm ngặt, đòi hỏi người chủ chứa phải có danh sách nhân viên, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, công khai thu nhập, nhân viên phải đi xét nghiệm sức khỏe hàng tháng, hàng quý.
Nài ra còn rất nhiều thủ tục như kê khai thuế, đảm bảo an ninh. Ở nước ta, công việc quản lí vốn đã rất lỏng lẻo, giờ lại công khai mại dâm với từng đó thủ tục liệu có khả thi. Họ đang hoạt động mại dâm không thuế không vốn, giờ bắt họ đóng thuế, bảo hiểm cho nhân viên, kê khai giấy tờ, có gì đảm bảo họ sẽ làm nghiêm?
Nhiều quốc gia đã công nhận mại dâm như một nghề, nhưng tỷ lệ này rất nhỏ so với các nước trên thế giới. Ở Hà Lan, một sự thật đáng buồn là hợp thức hóa ma túy, mại dâm đã vô tình tạo ra một khu vực tệ nạn trong thành phố. Chính phủ đã làm hư giới trẻ, dẫn đến lối sống buông thả và đồi trụy của nhiều thanh niên mua dâm.
Hợp thức hóa mại dâm có thể hạn chế những hậu quả về lây nhiễm HIV. Thế nhưng, trên thực tế, quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất lại chính là Thái Lan – nơi mà “ngành công nghiệp không khói” được công nhận từ lâu.
Một hậu quả ít người lường tới là khi công khai danh tính của những cô gái bán dâm rồi thì số phận của họ sẽ thế nào? Với cái nghề ấy, liệu họ có thể lấy chồng và có một gia đình hạnh phúc? Nhiều gười đàn ông “chán cơm thèm phở” nhưng chắc chắn không ai chịu lấy “phở” thay “cơm”. Dù họ có vượt qua, thì gia đình và xã hội có chấp nhận?
Bức xúc với vấn đề hợp pháp hóa mại dâm, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Phạm Văn Kính nhấn mạnh: “Thừa nhận là đánh đổ văn hóa truyền thống”. Theo quan điểm của ông: “Luật pháp chỉ quản lý con người ở mức tối thiểu nhưng đạo đức xã hội là tối đa. Với tôi, mại dâm (kể cả mua lẫn bán dâm) đều vi phạm đạo đức truyền thống lẫn pháp luật. Hợp pháp hoạt động mại dâm, nếu có, sẽ “đánh đổ” văn hóa truyền thống dân tộc. Văn hóa truyền thống của đất nước có nhiều nét đẹp, nét xấu nếu có những hủ tục chưa bị bãi bỏ hay tiến bộ. Chống mại dâm là nét đẹp chứ không phải là hủ tục”.
Thanh, Bông, Huyền, Phương, Bình
Lớp báo mạng điện tử K30
Lớp báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận