Dệt mành cọ - nghề thủ công truyền thống ở Định Hoá
(Sóng trẻ) - Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nơi đây không chỉ có tiềm năng phát triển du lịch mà còn có nhiều tiềm năng phát triển các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, nghề thủ công dệt mành cọ đang được đẩy mạnh tiến tới xây dựng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương gắn với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, ở thôn làng Bầng, xã Đồng Thịnh, Định Hóa, Thái Nguyên có 61 hộ dân thì có tới 27 hộ trên tổng số hơn 100 hộ dân trong toàn xã làm nghề dệt mành cọ Ông Triệu Văn Quản, người có thâm niên trong nghề lâu nhất thôn làng Bầng cho biết: Nghề dệt mành cọ của thôn bắt đầu có từ năm 1983 đến nay đã được hơn 20 năm. Trung bình một hộ dệt mành cọ có một khung dệt, hộ nhiều thì có từ 4 đến 5 khung.
Một thợ dệt trung bình có thể dệt 20 đến 25 chiếc/ ngày. Ước tính, riêng mỗi ngày thôn làng Bầng xuất bán đi bình quân khoảng 700- 800 chiếc mành với giá bán buôn 27.000đ/ chiếc và thu về trên 20 triệu đồng. Nghề dệt mành cọ đã giải quyết công việc thường xuyên cho hơn 60 lao động trong thôn, chủ yếu là phụ nữ với mức thu nhập trên 2 triệu đồng/ người/ tháng. Với ưu điểm mành cọ dệt kín, phẳng, đều và có độ xanh bóng hơn sản phẩm ở những nơi khác nên thôn Làng Bầng sản xuất ra đến đâu đều tiêu thụ được hết đến đó. Nhờ phát triển nghề thủ công này mà nhiều gia đình trong thôn có cuộc sống ổn định, đặc biệt, vào thời điểm nông nhàn, bà con không phải đi làm ăn xa như trước nữa.

Ông Triệu Văn Quản, người thôn Làng Bầng - Đồng Thịnh - Định Hóa - Thái Nguyên, từng có thâm niên hơn 20 năm trong nghề, ông đang thực hiện công đoạn vót nan cọ
Cũng theo ông Vi Văn Sơn, Trưởng xóm thôn Co Quân kiêm chủ nhiệm hợp tác xã mành cọ Hiện tại, trong địa bàn xã Đồng Thịnh không chỉ có riêng làng Bầng làm nghề dệt mành mà còn được mở rộng quy mô sang cả xóm Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2. Bên cạnh đó, xóm Đoàn Kết 1, Đoàn Kết 2, xã Trung Hội vẫn còn một số hộ lưu giữ và làm nghề truyền thống này. Trung bình mỗi năm, các thôn này bán ra thị trường từ 200-250 nghìn chiếc mành cọ, thu về từ 6-7 tỷ đồng, giải quyết cho gần 200 lao động tại địa phương.

Đây là khung dệt mành chưa được cải tiến, trong quá trình dệt cần phải có 2 người hỗ trợ nhau, 1 người đẩy nan vào khung và 1 người dập mành.
Có đi tận nơi, được nhìn tận mắt mới thấy được hết cái khó của người dân trong phát triển nghề truyền thống. Để hoàn thiện 1 sản phẩm thì phải trải qua ít nhất 6 công đoạn đó là: lấy nan từ cây cọ, chẻ nan, vót nan, phơi nan, dệt, cắt chỉ. Và một trong những công đoạn quan trọng nhất và khó nhất ở khâu sản xuất nguyên liệu đó là phải bảo quản nan cọ thật tốt tránh để nan bị ẩm và mốc.
Hơn thế nữa, hoạt động sản xuất của bà con ở đây tự phát, các hộ sản xuất nhỏ lẻ, nên không có điều kiện để tìm các nguồn hàng gốc, sản phẩm làm ra chủ yếu bán cho lái buôn nên thường bị ép giá và giá cả không cao. Sản phẩm làm ra chủ yếu được xuất đi trong địa bàn và các tỉnh như: Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nam Định, Tuyên Quang, Ninh Bình…
Chị Ma Thị Liền, thôn Làng Bầng, xã Đồng thịnh chia sẻ: “Nhiều hôm trời mưa to, chúng tôi đi làm đồng ở xa nhà, chạy về cũng không kịp nữa, nan cọ ngấm hết nước mưa và hôm sau bị mốc hết. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là sản phẩm thủ công của chúng tôi làm ra được công nhận về thương hiệu và được nhà nước công nhận làng nghề truyền thống”.
Hiện nay, ở thôn làng Bầng, xã Đồng Thịnh, Định Hóa, Thái Nguyên có 61 hộ dân thì có tới 27 hộ trên tổng số hơn 100 hộ dân trong toàn xã làm nghề dệt mành cọ Ông Triệu Văn Quản, người có thâm niên trong nghề lâu nhất thôn làng Bầng cho biết: Nghề dệt mành cọ của thôn bắt đầu có từ năm 1983 đến nay đã được hơn 20 năm. Trung bình một hộ dệt mành cọ có một khung dệt, hộ nhiều thì có từ 4 đến 5 khung.
Một thợ dệt trung bình có thể dệt 20 đến 25 chiếc/ ngày. Ước tính, riêng mỗi ngày thôn làng Bầng xuất bán đi bình quân khoảng 700- 800 chiếc mành với giá bán buôn 27.000đ/ chiếc và thu về trên 20 triệu đồng. Nghề dệt mành cọ đã giải quyết công việc thường xuyên cho hơn 60 lao động trong thôn, chủ yếu là phụ nữ với mức thu nhập trên 2 triệu đồng/ người/ tháng. Với ưu điểm mành cọ dệt kín, phẳng, đều và có độ xanh bóng hơn sản phẩm ở những nơi khác nên thôn Làng Bầng sản xuất ra đến đâu đều tiêu thụ được hết đến đó. Nhờ phát triển nghề thủ công này mà nhiều gia đình trong thôn có cuộc sống ổn định, đặc biệt, vào thời điểm nông nhàn, bà con không phải đi làm ăn xa như trước nữa.

Ông Triệu Văn Quản, người thôn Làng Bầng - Đồng Thịnh - Định Hóa - Thái Nguyên, từng có thâm niên hơn 20 năm trong nghề, ông đang thực hiện công đoạn vót nan cọ
Cũng theo ông Vi Văn Sơn, Trưởng xóm thôn Co Quân kiêm chủ nhiệm hợp tác xã mành cọ Hiện tại, trong địa bàn xã Đồng Thịnh không chỉ có riêng làng Bầng làm nghề dệt mành mà còn được mở rộng quy mô sang cả xóm Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2. Bên cạnh đó, xóm Đoàn Kết 1, Đoàn Kết 2, xã Trung Hội vẫn còn một số hộ lưu giữ và làm nghề truyền thống này. Trung bình mỗi năm, các thôn này bán ra thị trường từ 200-250 nghìn chiếc mành cọ, thu về từ 6-7 tỷ đồng, giải quyết cho gần 200 lao động tại địa phương.

Đây là khung dệt mành chưa được cải tiến, trong quá trình dệt cần phải có 2 người hỗ trợ nhau, 1 người đẩy nan vào khung và 1 người dập mành.
Có đi tận nơi, được nhìn tận mắt mới thấy được hết cái khó của người dân trong phát triển nghề truyền thống. Để hoàn thiện 1 sản phẩm thì phải trải qua ít nhất 6 công đoạn đó là: lấy nan từ cây cọ, chẻ nan, vót nan, phơi nan, dệt, cắt chỉ. Và một trong những công đoạn quan trọng nhất và khó nhất ở khâu sản xuất nguyên liệu đó là phải bảo quản nan cọ thật tốt tránh để nan bị ẩm và mốc.
Hơn thế nữa, hoạt động sản xuất của bà con ở đây tự phát, các hộ sản xuất nhỏ lẻ, nên không có điều kiện để tìm các nguồn hàng gốc, sản phẩm làm ra chủ yếu bán cho lái buôn nên thường bị ép giá và giá cả không cao. Sản phẩm làm ra chủ yếu được xuất đi trong địa bàn và các tỉnh như: Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nam Định, Tuyên Quang, Ninh Bình…
Chị Ma Thị Liền, thôn Làng Bầng, xã Đồng thịnh chia sẻ: “Nhiều hôm trời mưa to, chúng tôi đi làm đồng ở xa nhà, chạy về cũng không kịp nữa, nan cọ ngấm hết nước mưa và hôm sau bị mốc hết. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là sản phẩm thủ công của chúng tôi làm ra được công nhận về thương hiệu và được nhà nước công nhận làng nghề truyền thống”.
Ông Hoàng Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Định Hóa cho biết: Để đáp được nguyện vọng và mong ước của bà con thì ngày 20/12/2013 tại xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa đã vinh dự tổ chức lễ đón bằng công nhận làng nghề Dệt mành cọ của UBND tỉnh. Huyện đã và đang đã triển khai kế hoạch khảo sát các địa phương để có kế hoạch xây dựng, đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, có chính sách hỗ trợ bảo tồn các nghề trên địa bàn huyện về vốn, thị trường, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, vốn đầu tư thiết bị, máy móc, tổ chức dạy nghề, truyền nghề, xúc tiến thương mại… để các làng nghề truyền thống của địa phương ngày càng phát triển.
Với những giải pháp cụ thể, thiết thực được đưa ra, hy vọng rằng làng nghề dệt mành cọ sẽ ́p phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong thôn bản, đồng thời là nguồn động viên tinh thần cho bà con, giúp đời sống của bà con được cải thiện và ́p phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo xây dựng đời sống văn minh, ấm no, hạnh phúc.
Huyền Trang
Báo Ảnh K31
Với những giải pháp cụ thể, thiết thực được đưa ra, hy vọng rằng làng nghề dệt mành cọ sẽ ́p phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong thôn bản, đồng thời là nguồn động viên tinh thần cho bà con, giúp đời sống của bà con được cải thiện và ́p phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo xây dựng đời sống văn minh, ấm no, hạnh phúc.
Huyền Trang
Báo Ảnh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận