Dịch vụ 4G và tiềm năng của nó ở thị trường Việt Nam
(Sóng trẻ) - Công nghệ kết nối di động 4G đã xuất hiện và được đón nhận phổ biến trên mạng lưới viễn thông thế giới từ khá lâu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ 4G vẫn chỉ được triển khai trong các buổi hội thảo tại Việt Nam.
Sự khác biệt giữa 3G và 4G
Hẳn là người dùng điện thoại thông minh (smartphone) tại Việt Nam đã quen thuộc với mạng 3G – hay còn được biết đến với tên gọi khác là Third Generation Technology (công nghệ thế hệ thứ 3). Mạng 3G cho phép người dùng di động có thể chuyển dữ liệu thoại (nghe, gọi, nhắn tin) và tải các dữ liệu nài thoại (truy cập email, lướt web, tải hình ảnh…).
So với công nghệ 2G trước đây thì 3G tỏ rõ sự cải tiến mạnh mẽ trong việc truyền và tải. 3G cho phép người dùng smartphone truy cập internet, sử dụng các dịch vụ định vị toàn cầu GPS, truyền, nhận dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau.
Tốc độ của mạng 3G chuẩn của một số mạng di động tại Việt Nam là 21Mbps (megabyte) và đã được cải tiến lên 42Mbps trong vài tháng trở lại đây. Người dùng có thể thông qua những gói cước có sẵn của nhà mạng để sử dụng 3G. Lưu lượng 3G và tốc độ truy cập mạng sẽ tùy thuộc vào giá trị của gói cước, ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu truy cập thế giới nội dung đa phương tiện của người dùng.
Cũng giống với 3G, cái tên 4G (do Học viện kỹ nghệ điện và điện tử - IEEE đặt ra) chính là tên viết tắt của Forth Generation Technology – công nghệ thế hệ thứ 4. Về cơ bản, 4G được hiểu là thế hệ mạng tiếp nối của 3G và là công nghệ truyền thông không dây thứ tư có tốc độ tải lớn hơn 3G xấp xỉ 40 lần. Trong khi nhà mạng Mobifone chỉ mới nâng cấp tốc độ băng thông lên 42Mbps - mức cao nhất của dịch vụ 3G tại Việt Nam thì tốc độ băng thông ở điều kiện lý tưởng của 4G đã lên tới 1.5Gbps (gigabyte, 1Gbps = 1024Mbps).
Sự vượt trội về tốc độ của dịch vụ 4G
Có thể thấy, công nghệ 4G có ưu thế về tốc độ vượt trội hơn hẳn những người anh em trước của mình. Theo nghiên cứu và triển khai mạng 4G tại một số nước trên thế giới, tốc độ tải của mạng này đạt xấp xỉ 100Mps tại các thiết bị, phương tiện có tính di động cao (xe hơi, tàu lửa) và 1Gbps tại các vật thể, phương tiện có tính di động thấp (tương đương với việc ngồi im hay tốc độ đi bộ của người dùng di động). Việc mạng 4G hỗ trợ tốc độ băng thông lớn có thể giúp việc chia sẻ tài nguyên và dữ liệu mạng trở nên thuận tiện hơn cho nhiều người dùng cùng lúc. Tốc độ cao của mạng 4G có thể giúp các dịch vụ sử dụng ứng dụng di động, các hội nghị truyền hình trực tuyến, chơi game trực tuyến… có cơ hội phát triển và bùng nổ mạnh hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, tương lai 4G sẽ được sử dụng thay thế mạng LANs truyền thống và mạng cáp quang là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
2015 – Thời điểm triển khai mạng lưới 4G tại Việt Nam
Nhận thấy sức hút mạnh mẽ của mạng 4G, hơn 300 nhà mạng tại 100 quốc gia trên thế giới đã triển khai và đưa vào sử dụng hiệu quả công nghệ này. Tại khu vực Đông Nam Á, dịch vụ 4G đã được phát triển tại các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến như Singapore, Malaysia, Indonesia…
Còn tại các quốc gia thuộc lưu vực tiểu vùng sông Mekong, công nghệ 4G vẫn đang trong bước đầu triển khai. Ở Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã cấp giấy phép thử nghiệm 4G cho 5 doanh nghiệp bao gồm: VNPT, Viettel, CMC, VTC và FPT từ năm 2010.
Tuy vậy, trong 4 năm qua, vẫn chưa có doanh nghiệp nào chịu đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ này vào thực tế, dù Viettel và VNPT là hai nhà mạng đã thử nghiệm 4G thành công. Không chỉ có các nhà mạng chần chừ trong việc đưa kế hoạch đi vào thực tiễn, mà cả Bộ TT&TT cũng chưa thể chắc chắn về nước đi còn nhiều vội vàng này.
Thực tế việc sử dụng mạng di động ở Việt Nam cho thấy, người dùng đã quen với giá cước rẻ lẫn tốc độ trung bình của mạng 3G. Việc ngay lập tức biến mạng 4G với chi phí băng thông đắt đỏ trở thành mạng chất lượng cao nhưng giá cước vừa phải để phù hợp nhu cầu người sử dụng là việc không hề đơn giản. Hơn nữa, việc triển khai mạng 4G LTE (công nghệ truyền thông không dây tốc độc cao dành cho các thiết bị di động và trạm dữ liệu) còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng và chất lượng cung cấp dịch vụ. Nhiều báo cáo khảo sát thị trường cho thấy rất khó để đưa 4G LTE vào sử dụng bởi kinh tế Việt Nam vào những năm 2009 -2010 không cho phép nhiều người dân mua sắm các thiết bị di động có hỗ trợ công nghệ này. Nài ra, các ứng dụng cần nhiều băng thông thích hợp với mạng 4G lại chưa phát triển, bởi vậy, thời điểm đó vẫn chưa cần tới 4G.
Năm 2015 được coi là tiếp nối của sự bùng nổ smartphone. Các loại di động thông minh ngày càng đa dạng hóa về chủng loại, chức năng mà giá thành cũng rất phù hợp với người dùng tầm trung. Các smartphone giá rẻ từ 100 tới 150 USD xuất hiện và được các nhà mạng tích cực rao bán. Dự báo sắp tới, các thiết bị hỗ trợ 4G sẽ ngày càng phổ biến và có giá rẻ hơn trước rất nhiều. Tuy Việt Nam đi sau các nước trong khu vực về việc triển khai mạng 4G LTE một khoảng thời gian khá lâu nhưng sự “tụt hậu” này sẽ tác động khá tích cực tới chi phí đầu tư cho 4G. Nhận thấy tiềm năng phát triển thực sự của mạng 4G đã tới với thị trường viễn thông Đông Nam Á, Bộ TT&TT đã lựa chọn năm 2015 là thời điểm thích hợp để triển khai công nghệ 4G tại Việt Nam.
Tương lai của mạng 4G tại Việt Nam
Ngày 26.3.2015 vừa qua, Bộ TT&TT bảo trợ cho Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG ASEAN và Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo quốc tế 4G LTE năm 2015 khu vực sông Mekong.
Hội thảo được coi là nền móng đầu tiên cho việc chính thức đưa mạng 4G vào sử dụng trong thực tiễn, vạch ra những định hướng phát triển công nghệ, hạ tầng và hệ sinh thái 4G. Hội thảo còn tập trung thảo luận về chủ đề phát triển và quản lí dịch vụ nội dung số hoạt động trên nền tảng công nghệ 4G và khẳng định chắc chắn rằng, năm 2015 chính là thời điểm phù hợp nhất cho bước tiến của mạng 4G sau hơn 4 năm nghiên cứu, chuẩn bị xây dựng kế hoạch.
Rút kinh nghiệm từ quá trình xây dựng mạng 3G, Bộ TT&TT đã nghiên cứu lộ trình, chính sách phát triển 4G như một bước đi tất yếu. Với việc các thiết bị di động ngày càng tiên tiến như hiện nay, tương lai của mạng 4G tại Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn. Là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây, 4G cho phép người sử dụng có thể truyền tải dữ liệu đa phương tiện với tốc độ cực cao. Tuy vậy, việc xây dựng mạng băng rộng tiếp tục là vấn đề được đặt ra khi quá trình lắp đặt trạm băng tần số là rất khó khăn. Các nghiên cứu về sử dụng lại hạ tầng các doanh nghiệp đã đầu tư để tránh chồng chéo giữa 2G và 3G sẽ tiếp tục là chủ đề cần bàn luận.
Các chuyên gia viễn thông khẳng định, mạng 4G sẽ không xung đột với 3G, thậm chí chúng sẽ tồn tại song song với nhau trong thị trường viễn thông tại Việt Nam trong một vài năm sắp tới. Nài ra, việc loại bỏ mạng 2G không phải là phương án cần thiết khi nhu cầu sử dụng mạng này vẫn rất phổ biến tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Năm 2015 tiếp tục sẽ là một thách thức cho những dự định về phát triển viễn thông tại Việt Nam nhưng chắc chắn sẽ là một khởi đầu thuận lợi cho việc áp dụng mạng 4G vào thực tiễn.
Trần Loan
Báo mạng điện tử K33
Trần Bình Minh
Cùng chuyên mục
Bình luận