Chuyện của những làng nghề chưa chết

(Sóng trẻ) - Theo Courrier du Vietnam (17/3/2003) ở nước ta có hơn 2000 làng nghề. Nhưng hiện nay con số về số làng nghề đã chết, số làng nghề còn sống và liệu những làng nghề đó có “sống khỏe” hay không thì lại chưa có bất kì tài liệu nào đề cập tới.

Dân nghề giết nghề

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần và biến mất. Đến một số làng nghề như thêu (Quất Động - Hà Nội) lược sừng (Thụy Ứng - Hà Nội), sơn mài (Hạ Thái - Hà Nội), đúc đồng (Điện Bàn - Quảng Nam), dễ dàng bắt gặp tình cảnh hoang tàn, đìu hiu của các xưởng tái chế.

Lí do của tình trạng này phải kể đến sự làm ăn chụp giật không giữ uy tín của người dân làng nghề khiến cho các sản phầm làng nghề bị mất dần uy tín trên thị trường. Những làng nghề từng “vang bóng một thời” như Bát Tràng, Vạn Phúc cũng đang đứng trước nguy cơ “chết mòn”. Một số hộ làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng đã nhập gốm sứ Trung Quốc về rồi gắn nhãn hiệu Bát Tràng để bán. Ông Phạm Văn May phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Bát Tràng xác nhận hiện nay có hơn 95% mẫu mã, màu men gốm Bát Tràng là hàng Trung Quốc.

1b8915c3d_mbattrang.jpg

Ngày nay rất khó để tìm được một sản phẩm Bát Tràng chính hiệu


Người dân ở làng lụa Vạn Phúc thì mua lụa ở làng khác về pha rồi gắn mác sản phẩm của làng. Ở làng nghề sơn mài Hạ Thái, để có được lợi nhuận cao, nhiều người dân đã thay loại sơn ta truyền thống bằng sơn công nghiệp để giảm thiểu giá nguyên liệu. Cách làm này không những làm giảm chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. “Một lần bất tín vạn lần bất tin”, sau những vụ việc này những làng nghề trên khó có thể lấy lại được thương hiệu và uy tín của mình đối với khách hàng.

Mối lo ngại hàng Trung Quốc

Không chỉ cạnh tranh ở mặt hàng tiêu dùng, mà hiện nay các sản phẩm Trung Quốc còn đang lấn át dần các sản phẩm của làng nghề. Ở nhiều làng nghề truyền thống mẫu mã và phương thức sản xuất vẫn còn đơn giản và lạc hậu khiến cho sản phẩm mẫu mã không phong phú mà giá thành lại cao. Cũng dễ hiểu khi người dân ưa chuộng hàng Trung Quốc hơn bởi lẽ giá thành thấp mà lại có nhiều kiểu dáng mẫu mã.

1b8915c3d_lua.jpg

Người mua gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt sản phẩm làng nghề và Trung Quốc


So với gốm Bát Tràng gốm Trung Quốc có giá rẻ hơn một nửa. Làng Vạn Phúc giờ cái khó nhất là tìm được Lụa Vạn Phúc vì hầu hết lụa và thuốc nhuộm đều đã nhập từ Trung Quốc về. Các sản phẩm như tranh thêu (Quất Động – Hầ Nội ), mây tre đan (Ninh Sở - Hà Nội ), Đồ gỗ (Vạn Điểm – Hà Nội )... đều cũng gặp phải tình cảnh cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng từ Trung Quốc ồ ạt tràn sang.

Ô nhiễm làng nghề - bái toán cũ chưa có lời giải

Vấn đề ô nhiễm làng nghề từ nhiều năm trở lại đây đã được nhắc đi nhắc lại mỗi khi nói đến làng nghề nhưng thực tế cho đến nay tình trạng này không có xu hướng cải thiện mà còn diễn ra theo chiều hướng trầm trọng hơn. Ô nhiễm làng nghề không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong làng mà còn ảnh hưởng đến cả chất lượng sản phẩm và môi trường của các khu vực lân cân.

Ở hai thôn Mẫn Xá và Quang Độ (Bắc Ninh) làm nghề tái chế nhôm hiện nay không khí và nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bới các chất thải trong quá trình tái chế. Ở làng Hạ Thái, Thụy Ứng cũng gặp phải tình trạng ô nhiễm tương tự khi sản xuất sơn mài và các sản phẩm từ sừng.

1b8915c3d_anh_3.jpg.jpg

Bãi rác thải của một xưởng tái chế nhôm thôn Mẫn Xá (Bắc Ninh)


Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ phương thức sản xuất của người dân làng nghề vẫn còn thô sơ lạc hậu, sản xuất kiểu manh mún. Vì thế đối với một hộ sản xuất rất khó để chi trả số tiền đầu tư cho máy móc hiện đại hoặc trang thiết bị để giảm ô nhiễm môi trường.

Đứng trước những vấn đề trên những làng nghề đã chết gần như không có khả năng thể tái sinh và những làng nghề còn đang sống không tránh khỏi nguy cơ mai một. Đối với mỗi làng nghề, mỗi nghề không hẳn là kế sinh nhai mà còn chứa đựng những nét văn hóa riêng của làng, của dân tộc. Số phận của những làng nghề còn đang sống, của những giá trị văn hóa tốt đẹp cho đến nay vẫn là vấn đề còn đang bỏ ngỏ.

Nguyễn Thị Mai Anh
Truyền Hình K31A1
Ảnh: nguồn Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN