Giao lưu trực tuyến: “Nữ giới làm báo: Cơ hội và Thách thức"

(Sóng Trẻ) - Những câu chuyện, kỉ niệm, kinh nghiệm về nghiệp làm báo đối với người phụ nữ trong thời đại hiện nay được chia sẻ cùng khách mời là nữ nhà thơ, nhà báo Bình Nguyên Trang, Phó trưởng Ban Cảnh sát toàn cầu, Báo Công an nhân dân, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại B11 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

9924700e1_banneredit.jpg

Nghề báo đi nhiều và cần sự can đảm. Do vậy, khi người phụ nữ theo đuổi nghề này thì sẽ phải đánh đổi rất nhiều và còn cả những sự hy sinh khó có thể nói thành lời. Tuy nhiên, không ít chị em phụ nữ vẫn lựa chọn báo chí là con đường để mình theo đuổi và để tiến xa hơn.

Tất cả những thắc mắc về người phụ nữ làm báo sẽ được vị khách mời là nữ nhà thơ, nhà báo Bình Nguyên Trang -  Phó trưởng Ban Cảnh sát toàn cầu, Báo Công an nhân dân giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến ngày hôm nay với chủ đề :”Nữ giới làm báo – Cơ hội và Thách thức”.

[Trailer] Giới thiệu khách mời Giao lưu trực tuyến: Nữ nhà báo Bình Nguyên Trang

Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham dự của đông đảo các bạn sinh viên lớp Báo mạng điện tử K33 và các sinh viên khác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

15h, buổi giao lưu trực tuyến chính thức bắt đầu.

430d29d72_i_0261.jpg
Nhà báo Phạm Quý Trọng – Ban Tuyên Giáo Trung Ương tặng hoa cho khách mời của chương trình 

Nội dung buổi giao lưu trực tuyến:

Câu hỏi: Bản thân là một người phụ nữ làm báo, chị nghĩ mình có lợi thế gì hơn so với nam giới? ([email protected])

Trả lời: Tôi khá là phân vân ở ý kiến này, nếu anh là nam giới thì anh có lợi thế riêng, còn phụ nữ thì chẳng còn lợi thế nào hơn nài sử dụng chính cái nữ tính của anh. Nữ tính cũng là một vũ khí. Khi bạn đi khai thác thông tin từ ai đó hay ở sự kiện thì chính sự mềm mại, khéo léo của bạn đôi khi giúp bạn hành nghề tốt hơn cả nam giới.

Câu hỏi: Trong suốt cả quãng thời gian theo nghề, chị nhớ nhất là kỷ niệm nào ? Chị có thể chia sẻ cho mọi người được biết không? ([email protected])

Trả lời: Tôi thường nhớ nhiều về chuyến đi đầu, vì nó có nhiều bỡ ngỡ, sau nhiều thời gian ngẫm lại thấy đáng yêu và buồn cười. Khi mới trở thành PV báo Tiền phong, tôi có chuyến công tác đầu tiên, lúc ấy tôi có nhiều mơ mộng với nghề. Mỗi chuyến đi xa như thế thường phải có đồng nghiệp đi cùng nhưng tôi đi một mình, lên những đồn biên phòng rất xa, lại không ai giúp đỡ, không có quan hệ, sự nhanh nhạy cũng không. Nó rất vất vả và nguy hiểm. Các anh bộ đội biên phòng rất ngạc nhiên vì tôi mới ra trường. Khi tôi quay về tòa soạn để viết bài, bản thân không có kinh nghiệm, dồn hết tư liệu vào 1 tác phẩm dạng ghi chép, cả chuyến đi chỉ viết được một bài. Sau khi trưởng thành hơn thì chỉ cần mình có kinh nghiệm thì có thể khai thác được nhiều thông tin, chẻ nhỏ vấn đề và viết được rất nhiều bài báo. Những bài học này rất quý với mình, khiến mình hiểu nghề hơn.

870b6a81b_i_0287.jpg

bb8d54fe1_i_0290.jpg
Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham dự của đông đảo các bạn sinh viên

Câu hỏi: Gắn bó theo nghiệp báo chí đã lâu, trải qua không ít các khó khăn, thử thách, chị đã bao giờ có ý định chuyển nghề không? (Lý do nào giúp chị tiếp tục với nghề?) ([email protected])

Trả lời: Tôi làm nghề báo tròn 20 năm, phải thú nhận tôi đã có ý nghĩ bỏ nghề vì có những giây phút tôi thất vọng. Có những người đồng nghiệp của tôi bẻ ngỏi bút, dùng sức mạnh báo chí đển chụp lợi cá nhân. Những lúc đó tôi thực sự thất vọng, nản chí. Có lúc những sự thật ko đc tôn trọng. Trong vài trường hợp chính tiếng nói nhà báo bị bất lực lúc đó tôi cảm thấy vô cùng thất vọng. Chính vì thế tôi đã vài lần muốn bỏ nghề. Nhưng vượt qua được những điều đó, hiện nay tôi nghĩ tôi không thể chọn nghề khác.

Câu hỏi: Hiện nay, có không ít các bạn nữ tốt nghiệp báo chí những lại không đi theo nghề báo. Chị nghĩ như thế nào về tình trạng trên ? ([email protected])

Trả lời: Tôi nghĩ điều này là hết sức bình thường. nếu có một số, thậm chí nhiều, bạn nữ học báo nhưng không đi theo nghề báo thì cũng không có gì là xấu, mà là các bạn nhận thức, dự liệu được những khó khăn của công việc này. Hoặc các bạn có một nỗi sợ, muốn tìm công việc khác phù hợp với mình hơn. Bởi làm nghề báo thì phải có sự dũng cảm, không ngại khó, không ngại vất vả; nếu các bạn sợ “tàn phai” thì một người phụ nữ cứ suốt ngày ở nài đường thì không thể giữ gìn nhan sắc của mình được. rồi còn nhiều yếu tố khác như gia đình, môi trường xung quanh. Khi đứng ở ngưỡng cửa cuộc đời mà các bạn lựa chọn không đi theo nghề báo thì cũng là một lựa chọn sáng suốt đấy chứ.

Câu hỏi: Viết báo đã khó, chị lại còn công tác ở tờ báo Công an nhân dân – cơ quan ngôn luận của lực lượng Công an nhân dân. Hẳn có nhiều điểm khác biệt so với các tờ báo khác. Chị có thể chia sẻ một ít về điều đó không? ([email protected])

Trả lời: Tờ báo nào nó cũng có hoạt động khác nhau nhưng đều phải tuân theo nguyên tắc chung của báo chí. CAND có những đặc thù riêng: ưu tiên đến các vấn đề an ninh trật tự, bình yên cuộc sống… phóng viên của báo phải hiểu mục đích của báo mình.

Câu hỏi: Thế mạnh của các tờ báo trong ngành công an là đưa thông tin về các vụ việc hình sự, vụ án. Vậy làm thế nào để những thông tin này không rơi vào tình trạng giật gân,câu khách mà vẫn thu hút được bạn đọc? ([email protected])

Trả lời: Đây là câu hỏi rất hay và thú vị nhưng không dễ để trả lời. Mỗi người viết báo đề tài về vụ án đặt cho mình rất nhiều cơ hội. Cá nhân tôi cho rằng bản thân những vấn đề vụ án đã gây cho bạn đọc tò mò, dovậy khi phản ánh vụ án hình sự bạn phải viết ở góc độ nào để ko đưa tin giật gân, câu khách. Đầu tiên bạn phải đặt yếu tố nhân văn lên hàng đầu. Bạn không đặt các chi tiết vụ án lên đầu, không khắc họa quá sâu các tình tiết, chi tiết riêng tư. Cho dù họ phạm tôi nhưng ta vẫn phải tôn trọng họ, không đc lợi dung chuyện đó để câu khách vì như vậy là vi phạm đạo đức báo chí. Hơn nữa viết về vụ án, người phạm tội, hãy xuất phát từ thân phận con người chứ không phải vấn đề tiêu khiển, Khi đó phân tích tâm lý kẻ phạm tội ta có thể nhận ra điều gì đó trong xã hội, từ đó ngăn chặn được những vụ việc tương tự. Đó mới là một nhà báo viết về hình sự chân chính.

Câu hỏi: Với sự phát triển của báo chí hiện nay, không phải dễ dàng để được cộng tác, làm việc cho một tờ báo. Để có thể theo nghiệp báo, không ít các bạn nữ phải đánh đổi nhiều thứ (gia đình, tình yêu, sức khỏe…) Chị cảm thấy như thế nào về thế nào về điều này ? ([email protected])

Trả lời: Điều đầu tiên tôi nghĩ là các bạn đừng đánh đổi điều gì cả, đừng vì công việc của mình có khó khăn mà phải đánh đổi. Dùng từ đánh đổi thì nặng nề quá, đúng là phụ nữ làm báo có khó khăn nhưng đừng đánh đổi. Khi bạn làm báo tức là bạn đã chọn nghề này, phải làm sao cho những thứ khác phù hợp với công việc, làm bạn thoải mái với công việc. Ví dụ như với gia đình mà bạn tìm được một người hiểu cho công việc của bạn thì rất tốt. Còn nếu nói là đánh đổi vì công việc thì có lẽ phụ nữ ai cũng sợ nghề báo mất.

Câu hỏi: Có đề cập đến gia đình, tình yêu…Vậy gia đình, người thân của chị cảm thấy như thế nào khi mẹ mình, vợ mình, con mình… suốt ngày đi lo chuyện thiên hạ? ([email protected])

Trả lời: Tôi thì thường không dám hỏi cảm giác của mọi người, nhưng tôi đặt mình vào vị trí của họ để hiểu những khó khăn khi trong nhà có người phụ nữ đi sớm về muộn, bất kể ngày nghỉ ngày lễ. Có lúc thức khuya, vật vã về những bài báo, mình lơ là những chăm sóc gia đình. Mình hiểu rằng có lúc họ phiền long, khó chịu. Mình cảm được điều đó và cố gắng hài hoà hơn, bù đắp ở những lúc khác, biết ơn họ về những sự hy sinh ấy. Nó khó khan nhưng phụ thuộc vào sự khéo léo, của mình.

Câu hỏi: Để cân bằng được giữa gia đình và công việc, ắt hẳn chị đã phải cố gắng rất nhiều. Chị có thể chia sẻ một chút về điều đó không? ([email protected])

Trả lời: Tôi cố gắng để mình ko phải quá nỗ lực trong vấn đề tình cảm vì nếu mình cứ cố gắng quá nó sẽ chỉ ở một thời điểm, không lâu dài được. Mình sống tự nhiên nhất, bằng sự nhạy cảm của người phụ nữ hãy dung hòa các việc trong ngày, giữa gia đình và cơ quan. Nói thì dễ nhưng làm r khó. Với phụ nữ có lúc rất nan giải. Mình không bao giờ có thể nói to về tình cảm nhưng phải chân thật. Sự đam mê với nghề mong mọi người sẽ hiểu và mong sẽ được đền đáp.

Câu hỏi: Được biết, nài làm báo, chị còn là một nhà thơ với bút danh Bình Nguyên Trang. Cơ duyên nào đưa chị đến với thơ ca vậy? ([email protected])

Trả lời: Tôi còn làm thơ trước cả biết làm báo bởi thơ là một cái rất tự nhiên với tôi. Khi còn nhỏ thì mình đã làm thơ gửi cho các báo tuổi học trò. Cũng từ nguyên cớ đấy mà khi thi đại học mình xác định gắn với nghề viết và mình chọn nghề báo. Có lẽ cái thơ ca cũng là cái khởi đầu để khi đến với nghề báo thì mình chắc chắn hơn.

Câu hỏi: Vậy có thể nói rằng, duyên với thơ ca đã tạo những tiền đề đầu tiên cho chị theo nghiệp báo chí . Vậy làm sao để chị có thể trung hòa giữa thơ ca và báo chí khi cả hai có quá nhiều điểm khác biệt? ([email protected])

Trả lời: Mọi thứ đề khá tự nhiên. Nói đúng hơn là mình cần có ý thức để khi làm công việc nào đó, như khi làm báo thì phải tính táo, phải có kỹ năng. Lúc đấy không thể sử dụng con người yêu thơ của mình để làm báo. Hàng ngày phải đến cơ quan, biên tập, gặp nhân vật… đó là nghề báo của mình. Còn thơ nó riêng tư hơn, là góc khuất của mình, không bộc lộ nhiều lắm trong cuộc sống của mình.

Câu hỏi: Có một đoạn thơ như:
"Anh yêu em, bố mẹ cản ngăn
Con gái báo chí đoảng và vụng lắm
Đi viết tối ngày, vắng nhà thăm thẳm
Anh cưới em về sẽ hóa đá… vọng thê
Bạn bè anh cũng lắm đứa chê
Nhà báo quyết đoán, đỡ mày khối việc
Nhưng cá tính quá thì đến trời cũng chết
Xưa Tây Thi hiền mà còn nghiêng nước Phù Sai…"

Chị có suy nghĩ như thế nào về những điều mà bài thơ trên nhắc đến về phụ nữ làm báo? ([email protected])

Trả lời: Bài thơ rất thú vị để ta hình dung về nhà báo nữ. Có điều tôi muốn chia sẻ về chữ “cá tính” của nhà báo nữ. Thời tôi còn là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi nghĩ nghề báo khác hiện nay lắm. Buổi đầu tiên tôi nghĩ người làm báo hơi bụi bặm, mặc quần áo thủng te tua, 1 cô gái mạnh mẽ, cá tính thể hiện ngay bên nài, các bạn bè tôi hồi đó cũng nghĩ thế. Sau 20 năm làm báo, tôi cảm nhận chữ “cá tính” đó lại khác, cá tính và nữ tính nhà báo không mâu thuẫn. Nhà báo nữ là người mạnh mẽ và nữ tính nhất vì họ có thể làm tròn bản thân trong nhiều vai diễn, họ không mạnh mẽ trong gia đình như những người đàn ông, họ thể hiện cá tính ở cách nhìn nhận vấn đề, chính là chính kiến, góc nhìn của họ trong bài báo. Tôi nghĩ phụ nữ làm báo rất thú vị.

Câu hỏi: Đã bao giờ chị đem những khó khăn trong làm báo vào thơ chưa ? Hiện tại chị có thể sáng tác, hay đọc lại 1 bài thơ mà chị sáng tác về nghề báo không? ([email protected])

Trả lời: Tôi chưa có một bài thơ nào viết thằng về nghề báo, hay mô tả một người nữ làm báo hay những vất vả của nghề báo, nhưng các bài thơ của tôi thì thường ra đời trong quá trình tác nghiệp, từ trải nghiệm hay sự kiện nào đó gặp trên đường đi. Đấy là hai nghề hỗ trợ lẫn nhau. Hôm nay nhân câu hỏi của bạn tôi xin đọc một bài thơ. Bài này nó nghiêng về cảm xúc của người làm báo, trong khoảnh khắc ấy mình có chút băn khoăn về nghề, băn khoăn về những sự việc mình chưa lý giải được. Bài thơ này có tên “Ghi ở một góc đường” 

.
Nhà báo Bình Nguyên Trang đọc một trích đoạn thơ tặng độc gỉa


Câu hỏi: Báo Nhà báo & Công luận đã đưa ra quan điểm “Thực tế, cơ quan báo chí nào cũng có nhiều chị, em ế chồng, đa số ở bộ phận phóng viên. Phóng viên đi nhiều, quen nhiều nên thường mơ cao, mà mấy anh trên cao thì lại thích mấy em gái trẻ chân dài chứ chẳng thèm lấy mấy em nhà báo lõi đời chỉ quen phê phán người khác”. Theo chị có thực tế này diễn ra tại các tòa soạn hay không? Tại sao lại diễn ra thực trạng này? ([email protected])

Trả lời: Cái nhận xét này có tàn nhẫn quá không a? (Cười) Tôi nghĩ rằng là thế hệ bọn tôi lớn tuổi an bài rồi. Nếu các nhà báo trẻ nữ mới nghe câu này sẽ cảm thấy sợ hãi  Người ta muốn chỉ ra 1 điều có thật trong giới báo chí đó là: các nhà báo nữ lập ra đình muộn hơn do công việc. Nhà báo nữ quá bận rộn, đi lại nhiều, nay đây mai đó, tính chất công việc năng động, khiến cho họ cảm thấy có thể sống một  mình hơn những người phụ nữ làm công việc tĩnh hơn. Lý do nữa là phụ nữ làm báo thường ứng đối mọi chuyện nhanh hơn khiến các bạn nam nghĩ ngại., vì thích ng phụ nữ có thể kiểm soát đc, yếu đuối 1 chút, hiểu dễ dàng hơn chứ cảm giác về người phụ nữ làm báo khí kiểm soát hơn.Tôi đã trải qua 3 cơ quan rồi, thì đúng là phụ nữ làm báo lập gia đình muộn hơn, có thể họ chọn cuộc sống một mình.

Câu hỏi: Báo chí hiện đại, sự cạnh tranh là điều không tránh khỏi ( thời lượng, tốc độ đưa tin, giá trị thông tin…) Những nữ phóng viên cũng không thể tránh khỏi guồng quay đó. Theo chị, điều này là cơ hội hay thử thách cho nữ nhà báo? ([email protected])

Trả lời: Cả 2. Nó vừa là cơ hội khi bạn được sống trong một thế giới chuyển động, đa chiều, có nhiều nguồn tin lựa chọn, thoải mái, tự do trong cách sang tạo. Còn thách thức là phải hòa nhập trong dòng chảy thong tin, nghề báo lại có nhiều áp lực và phải sống được trong áp lực đó, phải luôn sẵn sang. Trong dòng chảy đòi hỏi bạn vẫn là chính mình, vẫn phải có cá tính của riêng mình.

Câu hỏi: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, đặc biệt sự phát triển mạnh của mạng xã hội, nhất là tình trạng làm báo trên facebook như hiện nay, có gây khó khăn, thách thức gì đối với các nữ phóng viên? ([email protected])  

Trả lời: Về tình trạng này, tôi nghĩ đó là “cơ hội” của nhà báo nữ, nếu bạn lựa chọn làm báo trên mạng, bạn có thể người nh hơn trong điều hòa máy lạnh, không phải vất vả đi lại mưa nắng, thoải mái hơn, nhàn nhã hơn. Đó là “cơ hội” để trở thành nhà báo không ai biết đến. Nói nghĩa đen đó là thách thức. Có tình trạng trong báo chí đó là làm việc trên facebook, sáng tác trên mạng xã hội, họ lạm dụng thông tin trên mạng, sự thật báo chí hiện nay bị hiểu sai bởi người ta tiếp cận sự thật qua mạng ảo. Sự thật phải đến, chứng kiến, bằng nhãn quan và của riêng nhà báo đó. Nếu lạm dụng mạng xã hội làm báo thì đó là con đường sai, không bao giờ trở thành nhà báo thực sự nếu bạn không đi và trải nghiệm.

75f047fea_i_0254.jpg
Chương trình nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía độc giả

Câu hỏi: Một điều dễ dàng nhận ra là hiện nay, công nghệ khoa học phát triển, báo chí yêu cầu nhiều hơn nữa từ phóng viên các kỹ năng về công nghệ. Vậy chị nghĩ sao về thực tế trên khi mà phụ nữ thì thường kém kỹ thuật([email protected])

Trả lời: Tôi nghĩ rằng những kĩ thuật, kĩ năng đấy thì về bản năng phụ nữ có thể kém, nhưng theo tôi quan sát thì nhà báo nữ cũng không kém nhà báo nam đâu, họ cũng nhanh nhạy và giỏi giang lắm. Đương nhiên những lĩnh vực như truyền hình cần nhiều máy móc kĩ thuật thì phụ nữ có thể hơi kém một chút nhưng báo phát thanh hay điện tử thì nhà báo nữ bình đẳng với nhà báo nam, cũng giỏi giang không kém nhà báo nam.

Câu hỏi: Vậy theo chị, cơ hội phát triển nghề nghiệp của một nữ nhà báo, phóng viên so với một nam nhà báo, phóng viên có điểm gì khác biệt? ([email protected])

Trả lời: Tôi nghĩ cơ hội dành cho nam nữ đều như nhau. Vấn đề là cá nhân người làm báo đón nhận cơ hội như thế nào và phát triển cơ hội đó ra sao.

Câu hỏi: Làm nghề đã lâu, trải qua không ít thăng trầm, chị có thể chia sẻ một chút kinh nghiệm trong quá trình đi lấy tin bài cho các nữ phóng viên không? ([email protected])

Trả lời: Vấn đề này hơi rộng lớn nhưng tôi cũng có thể nói một vài điều từ kinh nghiệm cá nhân. Tôi nghĩ không chỉ nhà báo nữ mà cả nhà báo nam, với một nhà báo, việc chính của anh là gì, công việc suốt đời là gì? Đó là lấy thông tin, dù có máy móc hỗ trợ thì anh vẫn phải gặp một hay nhiều người để khai thác thông tin. Vấn đề là anh phải đến gần, lấy được thông tin đúng nhất giá trị nhất, anh phải làm gì để lấy được những thông tin ấy. Nhà báo phải trở thành nhà tâm lý giỏi. Từ kinh nghiệm cá nhân gặp gỡ nhiều người, lấy tin bài thì tôi thấy khi mình tiếp cận một thông tin thì mình phải hiểu người ta, làm sao để họ trao cho mình sự tin tưởng, gạt bỏ rào cản giữa hai người xa lạ gặp nhau, để người ta tin tưởng, muốn nói chuyện với mình, trao cho mình thông tin. Đó là cả một sự khéo léo, một kĩ năng. Tôi thấy về cái này thì nhà báo nữ còn khéo léo hơn cả nhà báo nam nhờ có sự nhạy cảm của phụ nữ.

Câu hỏi từ khán gỉa Tuấn Vũ - BMĐT K33: Là cựu sinh viên Học viện Báo chí, chị có thể chia sẻ hay lời khuyên nào dành cho các bạn sinh viên (nhất là các bạn đang ngồi ở đây, sắp ra trường) để trở thành một nữ nhà báo danh tiếng như hiện nay ?

Trả lời: Không phải như hình ảnh ban đầu mình nghĩ, khó khăn, cực nhọc  vất vả, không hề như hình ảnh ban đầu mình tưởng tượng trong đầu óc. Hãy cố gắng tận dụng những năm tháng tuổi trẻ, tìm hiểu nhiều hơn, hỏi các anh chị đi trước nhiều hơn. Cùng với việc học trên lớp, phải bước ra cuộc sống, nhập vào cuộc sống nhiều hơn, như thế mới không bỡ ngỡ. Có những người học cùng với tôi, học rất giỏi, kết quả rất cao, nhưng sau đó họ mất tích trong làng báo. Họ làm việc gì đó khác không phải làm báo, nhưng họ đã bỏ nghề, tức là họ đã thấy bất lực, vỡ mộng. Nghề báo là nghề sẽ gây ra nhiều sự vỡ mộng, nó giống như showbiz vậy. Hãy cố gắng, bước ra đời sống, đừng ngại khó ngại khổ, phải lăn xả, chịu khổ nhục, mở rộng giác quan. Cái ghế nhà trường chỉ là nền tảng ban đầu mà thôi.

Câu hỏi từ khán giả Thùy Linh - BMĐT K33: Một thực tế đáng phải đề cập ở đây nữa là câu chuyện đau lòng về việc các nữ nhà báo bị lợi dụng, đánh đập… Tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp nào để bảo vệ các phóng viên nữ. Chị có đề xuất gì cho việc bảo vệ những nữ nhà báo không?

Trả lời: Trong quá trình đi tác nghiệp, rủi ro của nhà báo nữ cao hơn, nhà báo nữ có thể bị lạm dụng, đánh đập, đối xử không tốt. Hiện tại tất cả những vấn đề đó trông vào sự giúp đỡ của hội nghề nghiệp tuy nhiên cũng chưa rõ ràng, về pháp luật cũng chưa có văn bản luật nào. Bạn phải tự bảo vệ mình, ý thức về nguy hiểm mình sẽ gặp. Khi đi xa hay vào vùng nguy hiểm, hãy luôn có đồng nghiệp đi cùng, mình phải tự bảo vệ mình là tốt nhất.

Câu hỏi từ khán giả Lê Loan - BMĐT K33
Ở Việt Nam, có nhiều quan điểm không mấy tích cực về nhà báo như, họ là những người ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, những người chuyên đi soi mói chuyện của người khác... Và những quan điểm đó vô hình chung ảnh hưởng đến các nhà báo, đặc biệt là các nhà báo nữ. Chị có suy nghĩ gì về điều này

Trả lời: Định kiến đối với nhà báo nữ thì tôi nghĩ thế này, việc đầu tiên là bạn phải có một niềm tin chắc chắn vào bản thân. Bạn là nhà báo nữ thì bạn là người có vai trò xóa tan định kiến đấy. Tôi nghĩ xã hội bây giờ không còn nhiều định kiến ấy. Còn cái định kiến nhà báo đi soi mói đời tư người khác thì nó chỉ là một phần rất nhỏ thôi. Báo chí không đi soi mói mà chỉ có một vài nhà báo hành nghề bằng cách ấy thì đó là lựa chọn của họ. Còn tác động và ảnh hưởng của nhà báo đối với xã hội lớn hơn rất nhiều. Còn với nhà báo nữ, khi bạn làm nghề thật sự thì đấy không phải vấn đề quá lớn mà bạn phải quan tâm.

Câu hỏi từ khán giả Hà Trang - BMĐT K33
Phụ nữ làm báo gặp không ít những thách thức, khó khăn. Có lẽ nào, phụ nữ tham gia vào làng báo lại vất vả lắm, nguy hiểm đến như vậy mà không có bất kì một thuận lợi hay cơ hội nào chăng? Theo chị phụ nữ làm báo có cơ hội hay không? Cơ hội đó là gì? 

Trả lời: Như tôi đã nói ban đầu, trong tâm thức của tôi không có sự phân biệt giữa nam và nữ làm báo. Cái đòi hỏi của nghề báo vô cùng khắc nghiệt, dù bạn là nam hay nữ thì những vấn đề khó khăn kĩ năng ấy bạn phải làm chủ và vượt qua. Khi độc giả đọc một tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin thì họ không quan tâm bạn là nam hay nữ mà họ quan tâm thông tin ấy có giá trị gì, tác động đến xã hội như thế nào. Vì thế theo tôi thì phụ nữ không được phép suy nghĩ mình là nữ mình được ưu tiên trong khi tác nghiệp. Có thể trong một vài trường hợp thì đúng thế, và người khácc nghĩ thế, nhưng trong tâm thức bạn không nên nghĩ thế, mà như thế cũng là bạn tự tạo cho mình một rào cản về giới tính. Trong ý nghĩ bạn nên tự trọng hơn. Đây cũng là vấn đề về bình đẳng giới.

91a861524_i_0306.jpg

75f047fea_i_0315.jpg
Khán giả trong hội trường B11 tham gia đặt câu hỏi cho khách mời nhà báo Bình Nguyên Trang

Chương trình giao lưu trực tuyến kết thúc vào lúc 16h10.

Mặc dù vẫn còn rất nhiều những câu hỏi, sự quan tâm gửi về từ khắp nơi qua những kênh thông tin của buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay nhưng do thời lượng chương trình có hạn, BBT sẽ gửi những câu hỏi chưa được giải đáp trực tiếp đến khách mời và tiếp tục cập nhật tới quý vị độc giả.

75f047fea_i_0326.jpg
BBT Sóng Trẻ chụp ảnh cùng khách mời

Xin chân thành cảm ơn khách nhà báo Bình Nguyên Trang -  Phó trưởng Ban Cảnh sát toàn cầu, Báo Công an nhân dân đã dành thời gian giao lưu và chia sẻ nhiều điều hữu ích và thú vị tới các độc giả của Sóng Trẻ. Cảm ơn Nhà báo Phạm Quý Trọng – Báo Tuyên Giáo Trung Ương đã luôn đồng hành, tư vấn và hướng dẫn BBT thực hiện thành công chương trình này. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi, quan tâm và ủng hộ chương trình.

Báo mạng điện tử K33 / BBT Sóng Trẻ
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN