Giới trẻ Việt: Bao giờ mới hết chế?
(Sóng Trẻ) - Bỏ đi lời thật của bài hát, bắt chước giai điệu và biến tấu lời, hay “chế” nội dung mới từ các câu chuyện… đang tồn tại như một trào lưu của giới trẻ nhằm giải tỏa căng thẳng và một phần nào đó khẳng định cái tôi. Đây có thực sự là giải trí hay giới trẻ đang ngày càng lố bịch?
Hàng ngày, trên mạng xã hội hay trên các trang thông tin, xuất hiện rất nhiều các “sản phẩm chế”, từ các bài hát đang thịnh hành, đến những tác phẩm văn học, truyện tranh, và nhiều sản phẩm sáng tạo khác… Chỉ cần bắt đúng mạch vào những vấn đề mà giới trẻ đang quan tâm hay có tính thời sự, những hình ảnh như thế này sẵn sàng nhận được sự ủng hộ “tới tấp” của cư dân mạng.
Trên mạng xã hội facebook có rất nhiều các hội chế được lập ra như: Hội những người thích chế Đoremon, Hội những người thích chế troll, troll bóng đá... Thông qua các nút like hay chia sẻ mà các câu chuyện chế, bài hát chế được lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Trong đó, đang trở thành cơn sốt trong giới trẻ hiện nay, đó là trào lưu chế Troll. Có nguồn gốc từ nước nài, mới du nhập vào Việt Nam 1 - 2 năm nay thôi nhưng nó nhanh chóng tạo được ấn tượng mạnh trong cộng đồng, nhất là với giới trẻ bởi những gương mặt hài hước (Troll face) hoặc là chế Doremon với nguyên liệu chính là các mẩu chuyện nhỏ hài hước được cái troller biến tấu cho trở lên hài hước hơn.
Sẽ không có vấn đề gì nếu trào lưu này thực sự mang ý nghĩa giải trí. Sự sáng tạo của giới trẻ đang lạm dụng một cách không đúng chỗ, thậm chí còn đi quá mức, gây phản cảm.
Nguyễn Thị Hạnh – sinh viên năm 3, Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Mình hay đọc truyện Đô rê mon chế. Sau mỗi giờ học, hay đang bị stress, mình thấy đọc những câu chuyện ấy rất khá thú vị bởi sự hài hước, dí dỏm đôi khi chế cũng rất công phu, đòi hỏi công sức và sự sáng tạo. Mình hay tìm các câu chuyện có tính giải trí cao để thư giãn. Thế nhưng, không ít bạn lạm dụng việc chế truyện tranh, sử dụng hay đưa các câu nói rất thiếu văn hóa, phản cảm. Đôi lúc rất mất công để đi tìm những câu chuyện có nội dung hay để đọc. Mình cảm thấy khá khó chịu với các câu chuyện thiếu tính lành mạnh ấy”.
Đồng quan điểm, bạn Đoàn Mai Linh, lớp Báo in k32, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Theo mình, đây không phải là một trào lưu xấu, song cũng không phải là điều nên phát huy. Việc chế nhạc/ truyện đôi khi tạo sự hài hước gây tiếng cười, làm cuộc sống bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, nhiều lúc việc "cải biên" quá lố cũng gây hiệu quả ngược. Nhiều bài hát, nhiều mẩu truyện chế rất lố lăng, kệch cỡm, không còn mang mục đích giải trí nữa nên gây phản cảm và cả sự ức chế cho người đọc, người nghe”.
Sự sáng tạo cũng như tự do luôn phải được đặt trong khuôn khổ và chuẩn mực ngôn ngữ và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đây còn là vấn đề bản quyền và thương hiệu của các tác phẩm âm nhạc và văn học. Bạn Hoàng Trí Công, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề cập đến mặt trái nguy hại của nhạc chế: “Mặc dù mục đích của việc chế nhạc và truyện như hiện này của một số bạn chỉ nhằm để giải trí tạo ra sự thoải mái, rất nhiều truyện chế như doremon khiến cho mình đọc cảm thấy rất sảng khoái thế nhưng mình không ủng hộ việc làm này cho lắm, đơn giản bởi vì như vậy là xúc phạm tới bản thân tác giả của những truyện/ ca khúc đó”.
Nghiêm trọng hơn, Nguyễn Thị Thu Hà, sinh viên năm nhất, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thẳng thắn nói: “Giới trẻ ngày nay đang lãng phí chất xám và khả năng sáng tạo của mình vào những thứ vô bổ. Một chút tiếng cười có được từ chế nhạc hay truyện không đủ để giải tỏa tinh thần hay mang lại những điều ý nghĩa, thậm chí còn có phần nông cạn, vô bổ. Thay vì chế những câu truyện hay bài hát nhảm nhí, các bạn nên dành thời gian cho việc tư duy, sáng tạo cho học tập hay công việc, lĩnh vực của mình một cách có ích và thiết thực hơn”.
Lan truyền nhanh và thâm nhập vào mọi lứa tuổi trong giới trẻ, chúng ta còn thấy sự xuất hiện ồ ạt của nhạc chế. Việc bỏ đi lời thật của bài hát, bắt chước giai điệu và biến tấu lời hát đang tồn tại với mục đích giải tỏa và khẳng định cái tôi, đối với những biến tấu không đến mức quá đáng thì có thể chấp nhận, để được vui vẻ trong chốc lát như một trò tiêu khiển vô hại. Nhưng nếu nhìn nhận nghiêm chỉnh về mặt văn hóa thì là đây lại là việc không hay bởi nhạc chế cũng là một cái gì đó không chính thống. Vì vậy, không nên lạm dụng thái quá trò chơi này, nhất là với những nội dung biến tấu thái quá, xuyên tạc, làm vẩn đục ngôn ngữ và sự trong sáng của tiếng Việt cần phải được ngăn chặn kịp thời.
Cuộc sống nhiều áp lực, có không ít bạn trẻ tìm đến với nhạc chế, truyện chế để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên khi được hỏi và nhìn nhận một cách nghiêm túc, đại đa số đều cho rằng trào lưu này đang đi quá lố. Giới trẻ năng động sáng tạo và thường thích thể hiện mình. Nhưng chúng ta đang sống trong xã hội với tổng hòa các mối quan hệ, sự sáng tạo chỉ được chấp nhận và khuyến khích nếu nó thực sự có ý nghĩa giải trí và phù hợp với cái nhìn của xã hội và chuẩn mực của văn hóa dân tộc.
Hàng ngày, trên mạng xã hội hay trên các trang thông tin, xuất hiện rất nhiều các “sản phẩm chế”, từ các bài hát đang thịnh hành, đến những tác phẩm văn học, truyện tranh, và nhiều sản phẩm sáng tạo khác… Chỉ cần bắt đúng mạch vào những vấn đề mà giới trẻ đang quan tâm hay có tính thời sự, những hình ảnh như thế này sẵn sàng nhận được sự ủng hộ “tới tấp” của cư dân mạng.
Trên mạng xã hội facebook có rất nhiều các hội chế được lập ra như: Hội những người thích chế Đoremon, Hội những người thích chế troll, troll bóng đá... Thông qua các nút like hay chia sẻ mà các câu chuyện chế, bài hát chế được lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Trong đó, đang trở thành cơn sốt trong giới trẻ hiện nay, đó là trào lưu chế Troll. Có nguồn gốc từ nước nài, mới du nhập vào Việt Nam 1 - 2 năm nay thôi nhưng nó nhanh chóng tạo được ấn tượng mạnh trong cộng đồng, nhất là với giới trẻ bởi những gương mặt hài hước (Troll face) hoặc là chế Doremon với nguyên liệu chính là các mẩu chuyện nhỏ hài hước được cái troller biến tấu cho trở lên hài hước hơn.
Sẽ không có vấn đề gì nếu trào lưu này thực sự mang ý nghĩa giải trí. Sự sáng tạo của giới trẻ đang lạm dụng một cách không đúng chỗ, thậm chí còn đi quá mức, gây phản cảm.
Nguyễn Thị Hạnh – sinh viên năm 3, Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Mình hay đọc truyện Đô rê mon chế. Sau mỗi giờ học, hay đang bị stress, mình thấy đọc những câu chuyện ấy rất khá thú vị bởi sự hài hước, dí dỏm đôi khi chế cũng rất công phu, đòi hỏi công sức và sự sáng tạo. Mình hay tìm các câu chuyện có tính giải trí cao để thư giãn. Thế nhưng, không ít bạn lạm dụng việc chế truyện tranh, sử dụng hay đưa các câu nói rất thiếu văn hóa, phản cảm. Đôi lúc rất mất công để đi tìm những câu chuyện có nội dung hay để đọc. Mình cảm thấy khá khó chịu với các câu chuyện thiếu tính lành mạnh ấy”.
Đồng quan điểm, bạn Đoàn Mai Linh, lớp Báo in k32, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Theo mình, đây không phải là một trào lưu xấu, song cũng không phải là điều nên phát huy. Việc chế nhạc/ truyện đôi khi tạo sự hài hước gây tiếng cười, làm cuộc sống bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, nhiều lúc việc "cải biên" quá lố cũng gây hiệu quả ngược. Nhiều bài hát, nhiều mẩu truyện chế rất lố lăng, kệch cỡm, không còn mang mục đích giải trí nữa nên gây phản cảm và cả sự ức chế cho người đọc, người nghe”.
Sự sáng tạo cũng như tự do luôn phải được đặt trong khuôn khổ và chuẩn mực ngôn ngữ và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đây còn là vấn đề bản quyền và thương hiệu của các tác phẩm âm nhạc và văn học. Bạn Hoàng Trí Công, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề cập đến mặt trái nguy hại của nhạc chế: “Mặc dù mục đích của việc chế nhạc và truyện như hiện này của một số bạn chỉ nhằm để giải trí tạo ra sự thoải mái, rất nhiều truyện chế như doremon khiến cho mình đọc cảm thấy rất sảng khoái thế nhưng mình không ủng hộ việc làm này cho lắm, đơn giản bởi vì như vậy là xúc phạm tới bản thân tác giả của những truyện/ ca khúc đó”.
Nghiêm trọng hơn, Nguyễn Thị Thu Hà, sinh viên năm nhất, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thẳng thắn nói: “Giới trẻ ngày nay đang lãng phí chất xám và khả năng sáng tạo của mình vào những thứ vô bổ. Một chút tiếng cười có được từ chế nhạc hay truyện không đủ để giải tỏa tinh thần hay mang lại những điều ý nghĩa, thậm chí còn có phần nông cạn, vô bổ. Thay vì chế những câu truyện hay bài hát nhảm nhí, các bạn nên dành thời gian cho việc tư duy, sáng tạo cho học tập hay công việc, lĩnh vực của mình một cách có ích và thiết thực hơn”.
Lan truyền nhanh và thâm nhập vào mọi lứa tuổi trong giới trẻ, chúng ta còn thấy sự xuất hiện ồ ạt của nhạc chế. Việc bỏ đi lời thật của bài hát, bắt chước giai điệu và biến tấu lời hát đang tồn tại với mục đích giải tỏa và khẳng định cái tôi, đối với những biến tấu không đến mức quá đáng thì có thể chấp nhận, để được vui vẻ trong chốc lát như một trò tiêu khiển vô hại. Nhưng nếu nhìn nhận nghiêm chỉnh về mặt văn hóa thì là đây lại là việc không hay bởi nhạc chế cũng là một cái gì đó không chính thống. Vì vậy, không nên lạm dụng thái quá trò chơi này, nhất là với những nội dung biến tấu thái quá, xuyên tạc, làm vẩn đục ngôn ngữ và sự trong sáng của tiếng Việt cần phải được ngăn chặn kịp thời.
Cuộc sống nhiều áp lực, có không ít bạn trẻ tìm đến với nhạc chế, truyện chế để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên khi được hỏi và nhìn nhận một cách nghiêm túc, đại đa số đều cho rằng trào lưu này đang đi quá lố. Giới trẻ năng động sáng tạo và thường thích thể hiện mình. Nhưng chúng ta đang sống trong xã hội với tổng hòa các mối quan hệ, sự sáng tạo chỉ được chấp nhận và khuyến khích nếu nó thực sự có ý nghĩa giải trí và phù hợp với cái nhìn của xã hội và chuẩn mực của văn hóa dân tộc.
Phạm Thị Hồng Nhung
Báo mạng điện tử K30
Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận