Hành trang của người trẻ khi bước chân vào nghề báo

(Sóng trẻ) - Làm báo, một công việc mà chỉ nghe thôi người ta cũng có thể hình dung ra được bao vất vả, nhọc nhằn, bao cám dỗ và cả hiểm nguy. Trở thành một nhà báo đã khó, làm một nhà báo giỏi, chân chính lại càng khó hơn… Dẫu vậy, từ sâu thẳm giá trị, nghề báo vẫn luôn có một sức hút lớn đối những người trẻ tuổi. Vậy để có được những thành công ở nghề này, người trẻ cần trang bị cho mình những gì?

Để tìm lời giải cho câu hỏi ấy, PV Sóng trẻ tìm đến và trò chuyện với nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, cây bút phóng sự trứ danh suốt những năm thập niên 90 của thế kỷ XX. Thành công trong lĩnh cực báo chí, ông từng giữ nhiều chức vụ như Ủy viên Ban Chấp hành – Phó Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh; Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo… 

Hiện tại, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã đến tuổi nghỉ hưu. Nhưng với quan niệm “Nghề báo là nợ phải trả bằng đời”, sự nghiệp viết lách của vị nhà báo này vẫn chưa dừng lại.

11bbfbe9c_nbhuynhdungnhan.jpg

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (Ảnh từ Facebook nhân vật)

PV: Trong không khí chào mừng 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, nhà báo có suy nghĩ gì? Những hoạt động của ông trong những ngày này có gì khác so với bình thường?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: - 95 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam là một dấu ấn quan trọng của nền báo chí nước nhà. Đây là một bước phát triển dài kể từ khi số báo “Thanh niên” đầu tiên do Bác Hồ sáng lập ra. Báo Thanh niên là tờ báo đầu tiên trong báo chí cách mạng của chúng ta với vai trò chỉ đạo và tuyên truyền cho cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ đó đến nay, báo chí Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng cả số lượng và chất lượng.

Từ một trường dạy viết báo Huỳnh Thúc Kháng, đến nay chúng ta có đến 5 trường chuyên về báo chí và hàng chục khoa truyền thông của các trường đại học khác; hơn 23.000 nhà báo có thẻ; trên 900 đơn vị báo chí... Đấy là những con số để nói lên sự lớn mạnh của 95 năm báo chí cách mạng Việt Nam.

Về thể loại, các thể loại báo hiện nay rất đa dạng. Chúng ta có báo đa phương tiện, báo truyền thông, báo mạng, báo điện tử; và 4 thể loại chính hiện nay là báo in, báo nói, báo hình và báo mạng. Đôi ngũ làm báo của chúng ta hiện nay làm báo theo khoa học kỹ thuật hiện đại. Tất cả các tòa soạn hiện nay đang chuyển dần theo phương thức tòa soạn không giấy, tọa soạn đa phương tiện, tòa soạn hội tụ. Đấy là mô hình làm báo hiện đại.

Về tình hình làm báo. Ngày nay, chúng ta làm báo vừa để bảo vệ đất nước, tuyên truyền để xây dựng, đấu tranh đối nại, để bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí là đấu tranh chống tham. Báo chí góp công phát hiện, theo đuổi, đấu tranh đưa ra ánh sáng để giúp các cơ quan chức năng Nhà nước chống tiêu cực, tham nhũng một cách hiệu quả nhất.

Với những gì đã đạt được, tôi tin tưởng rằng báo chí Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa theo thời đại công nghệ.

- Đến hẹn lại lên, cứ đến 21/6, các đơn vị báo đài lại tìm đến những nhà báo có quá trình làm báo lâu năm, có bề dày trong công tác và có những công trình, tác phẩm vừa mới ra mắt. Tôi cũng may mắn là một trong những người được các báo quan tâm phỏng vấn, trao đổi nhiều vấn đề nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6...

Năm nay, Ngày Báo chí đối với tôi cúng có điều khác: tôi đã về hưu. Nhưng công việc của tôi thì vẫn còn. Tôi vẫn tiếp tục đi dạy, đi viết và cộng tác một số nơi. Tôi có nhiều đơn đặt hàng đi dạy, đi viết bài, nhiều đơn đặt hàng phỏng vấn. Nhiều trường cũng mời tôi nói chuyện với sinh viên. Dịp 21/6 này tôi cũng có nhiều cuộc đi chấm giải báo chí cho các tỉnh phía Nam.

Cứ mỗi Ngày Báo chí đến, tôi lại tự hứa với mình là làm sao để mình không bị lạc hậu, không bị bỏ rơi để và sẽ tiếp tục cống hiến cho báo chí nước nhà nhiều hơn nữa.

PV: Với trải nghiệm của mình với nghề báo, nhà báo nhận định như thế nào về sự thay đổi trong cách làm báo hiện nay?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân:  Theo thời gian, báo chí Việt Nam ngày càng phát triển. Cuộc sống đa dạng về mặt thông tin nên báo chí phải cạnh tranh với việc đón nhận và xử lý thông tin làm sao vừa trung thực, chính xác, vừa nhanh.

Nếu chỉ chính xác mà chậm thì không được. Chúng ta đang phải thay đổi theo hướng đặt cái nhanh lên mục tiêu trước mắt. Nhưng báo chí chính thống không thể nào chỉ nhanh vì nó đồng nghĩa có thể có nhiều sai xót nài ý muốn. Do đó, nài nhanh vẫn phải đặt yêu cầu về chính xác và trung thực. Tức không được thiên vị, không được làm méo mó thông tin.

Trong một thời đại mà ai cũng có thể làm báo được thì chúng ta đang phải cạnh tranh với mạng xã hội. Và trọng tài của sự cạnh tranh này đó là sự thật, nó sẽ phân xử ai thắng ai thua trong cuộc chạy đua về thông tin nhanh, chính xác và trung thực.

PV: Theo nhà báo, những thuận lợi và khó khăn của người trẻ khi theo đuổi nghề báo hiện nay là gì?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Thời của chúng tôi, khó khăn của việc làm báo là tất cả phải làm bằng tự thân mình, nỗ lực của mình, đầu óc và đôi tay của mình, không hề có công nghệ, không hề có internet. Bây giờ, internet xuất hiện đã làm thay đổi cách viết, cách đọc, thay đổi phương tiện, thay đổi cách làm báo, thay đổi tư duy của những người tiếp nhận thông tin. 

Người làm báo chí hiện nay có thuận lợi là có công nghệ phụ giúp cho mình. Nhưng đó cũng lại là thách thức. Hiện nay, giới trẻ có một vấn đề là quá giỏi công nghệ, bám lấy màn hình máy tính, màn hình điện thoại, đi khai thác lại thông tin của những người đã thông tin trên mạng. Điều đó tạo ra sự lười biếng, sự phụ thuộc và sự ỷ lại. Như vậy là làm báo thiếu trách nhiệm.

Đừng lạm dụng công nghệ, mạng xã hội, đừng chạy đua với nó, đừng để nó tác động ngược trở lại với mình. Và cũng đừng lấy những cái đó để thay đổi bản chất làm báo trung thực, tức tận tay, tận mắt, tận mình đi và nhập cuộc để suy nghĩ mà viết bài. Công nghệ và những thế mạnh của công nghệ - kỹ thuật chỉ là hỗ trợ cho mình mà thôi.

PV: Với những thuận lợi và khó khăn đó, người trẻ cần trang bị những gì để theo đuổi công việc này?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Theo tôi, về mặt tinh thần thì phải luôn giữ được đam mê công việc, yêu thích nghề báo. Đã chọn nghề báo là phải đi theo nghề báo tới cùng thì mới làm nghề tốt được.

Về kỹ năng, nhà báo trẻ nên đọc nhiều hơn, dấn thân vào công việc viết lách của nghề ngay từ khi trên ghế nhà trường. Đừng đợi tốt nghiệp mới làm điều đấy vì các tòa soạn chỉ chọn những người viết giỏi thôi chứ không chọn bằng cấp giỏi. 

Thứ ba là đọc nhiều, viết nhiều và dấn thân hơn một chút nữa. 

PV: Lời khuyên của nhà báo dành cho những bạn trẻ muốn bước chân vào công việc làm báo?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Tôi chỉ có một lời khuyên ngắn gọn dành cho các bạn làm báo trẻ và sinh viên báo chí là: Muốn trở thành nhà báo thì hãy viết đi.

Cảm ơn nhà báo Huỳnh Dũng Nhân về những chia sẻ trên. Chúc nhà báo nhiều sức khỏe và niềm vui.

Đắc Quang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN