Nhà báo Lê Ngọc Sơn: "Không nghĩ đến tiền trước tuổi 30"
(Sóng trẻ) - Thành công của tác phẩm “Đối thoại chính khách” trong thời gian gần đây khiến giới báo chí, truyền thông biết nhiều hơn đến cái tên Lê Ngọc Sơn - một nhà báo trẻ, yêu nghề luôn khao khát cống hiến và sáng tạo không ngừng… Chúng ta hãy cùng đến với những tâm sự của anh về nghề nghiệp để hiểu hơn về nhà báo trẻ tài năng này.
Người làm báo là những người….“thợ”
Xin chào nhà báo Lê Ngọc Sơn, anh là nhà báo trẻ nhưng đã khá thành công trên con đường sự nghiệp với mảng đề tài “Đối thoại chính khách”, anh có thể chia sẻ vấn đề này, thưa anh?
Chính trị là vấn đề nhạy cảm. Người làm báo phải là những người “thợ” thực thụ. Trong xây dựng, tùy từng trường hợp mà người thợ có thể xây nhà, làm cầu, làm đường…Phỏng vấn chính trị gia thì phải chuyển tải được hơi thở chính trị của cuộc sống. Mảng thời sự nội chính của báo Sinh viên Việt Nam luôn xác định nội dung đăng là cái gì và đã là tuần báo thì chất lượng phải sâu hơn báo ngày, có thế thì tờ báo mới tồn tại được và tạo ra sự khác biệt. Đó là yếu tố sống còn của tờ báo.
Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm khi phỏng vấn chính khách, thưa anh?
Mình có thể gọi điện, gửi mail hẹn gặp. Nếu đối tượng phỏng vấn ok thì coi như mình đã thành công 60%. Cần tôn trọng người mình cần gặp, dù người đó là ai, người ta có thể chia sẻ khi mình biết lắng nghe và thực sự cầu thị.
Quá trình phỏng vấn quan chức cực kỳ vất vả, mình phải tạo mối quan hệ thân mật, ấm cúng như người thân trong gia đình. Khi đó, tuổi tác không còn là vấn đề quan trọng, mà vấn đề quan trọng là tri thức, mình phải thể hiện được sự hiểu biết ở nhiều góc cạnh đối tượng quan tâm, như vậy người ta mới tôn trọng mình hơn, dù tuổi tác chỉ hàng bậc cháu người ta.
Không ít người cho rằng một nhà báo trẻ như anh có được thành công sớm như vậy là do may mắn, anh nghĩ sao, thưa anh?
Đúng là may mắn thật (cười). Nhưng may mắn phải đi với sự cố gắng, mình phải luôn học hỏi, tự học là chính, học ở mỗi người một ít, cái này cái kia. Và khi anh ta có sự hiểu biết, cùng với thời gian, anh ta có thể nhìn thấy nhiều góc cạnh của cuộc sống. Một phóng viên không đủ tri thức, kinh nghiệm thì rất dễ bị cuốn vào “ma trận” của đối tượng phỏng vấn, dù phóng viên đó có “gian xảo”.
Tiếp xúc với nhiều chính khách cao cấp, vậy ai là người để lại ấn tượng nhất với anh, thưa anh?
……….(suy nghĩ), với tôi, ba giờ với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là những kỷ niệm, cảm xúc khó quên. Trong ba giờ đó tôi đã viết ba bài, mỗi bài 2000 từ, và sau này tôi cũng mới được biết mình là phóng viên trẻ nhất được phỏng vấn ông trong cuộc đời làm Thủ tướng của ông.
Anh có thể “bật mí” những dự định sắp tới của mình với độc giả của báo SVVN, thưa anh?
Những vấn đề thuộc về tương lai thì chưa thể nói trước, nhưng tôi cũng đã có những dự định cụ thể. Trước mắt, tôi và một số đồng nghiệp đang xúc tiến phỏng vấn những người đã từng đạt giả Nobel đang còn sống trên khắp thế giới, và muộn nhất là trong tháng 5 này sẽ ra mắt bạn đọc. Tôi nghĩ nó sẽ đem lại cho các bạn đọc yêu thích báo Sinh viên Việt Nam nhiều thú vị, hấp dẫn, bổ ích.
Nhà báo phải hướng đến….“con tằm”
Quan niệm về nhà báo của anh như thế nào, thưa anh?
Có hai loại nhà báo, một là cái máy photocopy tức là copy cuộc sống và dán lên mặt báo. Loại nhà báo thứ hai là loại “con tằm”, ở đây là con tằm biết nhả tơ tri thức. Và đã là nhà báo thì phái hướng tới “con tằm”.
Hiện nay, một số báo thường rút tít giật gân câu khách, theo anh nguyên nhân đó xuất phát từ đâu?
Tôi luôn quan niệm: Nơi nào quá nhiều đất trồng cỏ, nơi đó không có đất cho hoa. Phóng viên là linh hồn của tòa soạn, những tòa soạn từng thời kỳ khác nhau có những phóng viên có đẳng cấp khác nhau. Khi phóng viên giỏi, có đẳng cấp đi, phóng viên kém thay thế thì sự giật gân bắt đầu. Hơn nữa, phóng viên kém mà lên làm lãnh đạo thì tờ báo đó sẽ là tờ báo giật gân.
Là một nhà báo trẻ nhưng thành đạt, chắc hẳn anh rất nổi tiếng và nhiều tiền?
Với tôi, xác định nghề báo không phải để nổi tiếng, nếu nổi tiếng thì tôi đã chọn nghề diễn viên (cười). Còn cuộc sống thì phải cần tiền, nhưng tôi không nghĩ đến tiền trước 30 tuổi.
Anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ sắp bước vào nghề báo, thưa anh?
Tôi nghĩ các bạn phải luôn học hỏi, tự học là chính, phải đặt cho mình một barie năng lực, phong độ thôi chưa được mà phải phấn đấu lên đẳng cấp. Hãy để tri thức dẫn đường, không để bản năng dẫn đường. Báo Sinh viên Việt Nam luôn chào đón những người có năng lực, chăm chỉ và không đặt tiền lên hàng đầu (cười).
Vâng xin cảm ơn anh!
Lê Ngọc Sơn quê ở Lộc Hà – Hà Tĩnh, từng tốt nghiệp ngành báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội. Hiện anh là phóng viên, BTV mảng thời sự nội chính báo Sinh viên Việt Nam, Hội viên CLB ảnh báo chí, hội nhà báo Việt Nam. Lê Ngọc Sơn từng cộng tác, làm việc tại báo: Hà Nội mới, Lao động, Tạp chí Tài chính. Sách đã in: WTO – Kinh doanh và Tự vệ (viết chung), Đối thoại Chính khách – NXB tri thức 2007.
Người làm báo là những người….“thợ”
Xin chào nhà báo Lê Ngọc Sơn, anh là nhà báo trẻ nhưng đã khá thành công trên con đường sự nghiệp với mảng đề tài “Đối thoại chính khách”, anh có thể chia sẻ vấn đề này, thưa anh?
Chính trị là vấn đề nhạy cảm. Người làm báo phải là những người “thợ” thực thụ. Trong xây dựng, tùy từng trường hợp mà người thợ có thể xây nhà, làm cầu, làm đường…Phỏng vấn chính trị gia thì phải chuyển tải được hơi thở chính trị của cuộc sống. Mảng thời sự nội chính của báo Sinh viên Việt Nam luôn xác định nội dung đăng là cái gì và đã là tuần báo thì chất lượng phải sâu hơn báo ngày, có thế thì tờ báo mới tồn tại được và tạo ra sự khác biệt. Đó là yếu tố sống còn của tờ báo.
Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm khi phỏng vấn chính khách, thưa anh?
Mình có thể gọi điện, gửi mail hẹn gặp. Nếu đối tượng phỏng vấn ok thì coi như mình đã thành công 60%. Cần tôn trọng người mình cần gặp, dù người đó là ai, người ta có thể chia sẻ khi mình biết lắng nghe và thực sự cầu thị.
Quá trình phỏng vấn quan chức cực kỳ vất vả, mình phải tạo mối quan hệ thân mật, ấm cúng như người thân trong gia đình. Khi đó, tuổi tác không còn là vấn đề quan trọng, mà vấn đề quan trọng là tri thức, mình phải thể hiện được sự hiểu biết ở nhiều góc cạnh đối tượng quan tâm, như vậy người ta mới tôn trọng mình hơn, dù tuổi tác chỉ hàng bậc cháu người ta.
Không ít người cho rằng một nhà báo trẻ như anh có được thành công sớm như vậy là do may mắn, anh nghĩ sao, thưa anh?
Đúng là may mắn thật (cười). Nhưng may mắn phải đi với sự cố gắng, mình phải luôn học hỏi, tự học là chính, học ở mỗi người một ít, cái này cái kia. Và khi anh ta có sự hiểu biết, cùng với thời gian, anh ta có thể nhìn thấy nhiều góc cạnh của cuộc sống. Một phóng viên không đủ tri thức, kinh nghiệm thì rất dễ bị cuốn vào “ma trận” của đối tượng phỏng vấn, dù phóng viên đó có “gian xảo”.
Tiếp xúc với nhiều chính khách cao cấp, vậy ai là người để lại ấn tượng nhất với anh, thưa anh?
……….(suy nghĩ), với tôi, ba giờ với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là những kỷ niệm, cảm xúc khó quên. Trong ba giờ đó tôi đã viết ba bài, mỗi bài 2000 từ, và sau này tôi cũng mới được biết mình là phóng viên trẻ nhất được phỏng vấn ông trong cuộc đời làm Thủ tướng của ông.
Anh có thể “bật mí” những dự định sắp tới của mình với độc giả của báo SVVN, thưa anh?
Những vấn đề thuộc về tương lai thì chưa thể nói trước, nhưng tôi cũng đã có những dự định cụ thể. Trước mắt, tôi và một số đồng nghiệp đang xúc tiến phỏng vấn những người đã từng đạt giả Nobel đang còn sống trên khắp thế giới, và muộn nhất là trong tháng 5 này sẽ ra mắt bạn đọc. Tôi nghĩ nó sẽ đem lại cho các bạn đọc yêu thích báo Sinh viên Việt Nam nhiều thú vị, hấp dẫn, bổ ích.
Nhà báo phải hướng đến….“con tằm”
Quan niệm về nhà báo của anh như thế nào, thưa anh?
Có hai loại nhà báo, một là cái máy photocopy tức là copy cuộc sống và dán lên mặt báo. Loại nhà báo thứ hai là loại “con tằm”, ở đây là con tằm biết nhả tơ tri thức. Và đã là nhà báo thì phái hướng tới “con tằm”.
Hiện nay, một số báo thường rút tít giật gân câu khách, theo anh nguyên nhân đó xuất phát từ đâu?
Tôi luôn quan niệm: Nơi nào quá nhiều đất trồng cỏ, nơi đó không có đất cho hoa. Phóng viên là linh hồn của tòa soạn, những tòa soạn từng thời kỳ khác nhau có những phóng viên có đẳng cấp khác nhau. Khi phóng viên giỏi, có đẳng cấp đi, phóng viên kém thay thế thì sự giật gân bắt đầu. Hơn nữa, phóng viên kém mà lên làm lãnh đạo thì tờ báo đó sẽ là tờ báo giật gân.
Là một nhà báo trẻ nhưng thành đạt, chắc hẳn anh rất nổi tiếng và nhiều tiền?
Với tôi, xác định nghề báo không phải để nổi tiếng, nếu nổi tiếng thì tôi đã chọn nghề diễn viên (cười). Còn cuộc sống thì phải cần tiền, nhưng tôi không nghĩ đến tiền trước 30 tuổi.
Anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ sắp bước vào nghề báo, thưa anh?
Tôi nghĩ các bạn phải luôn học hỏi, tự học là chính, phải đặt cho mình một barie năng lực, phong độ thôi chưa được mà phải phấn đấu lên đẳng cấp. Hãy để tri thức dẫn đường, không để bản năng dẫn đường. Báo Sinh viên Việt Nam luôn chào đón những người có năng lực, chăm chỉ và không đặt tiền lên hàng đầu (cười).
Vâng xin cảm ơn anh!
Lê Ngọc Sơn quê ở Lộc Hà – Hà Tĩnh, từng tốt nghiệp ngành báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội. Hiện anh là phóng viên, BTV mảng thời sự nội chính báo Sinh viên Việt Nam, Hội viên CLB ảnh báo chí, hội nhà báo Việt Nam. Lê Ngọc Sơn từng cộng tác, làm việc tại báo: Hà Nội mới, Lao động, Tạp chí Tài chính. Sách đã in: WTO – Kinh doanh và Tự vệ (viết chung), Đối thoại Chính khách – NXB tri thức 2007.
Xuân Hiền
Cùng chuyên mục
Bình luận