Nhà báo Trần Ngọc Hà: "Trong mỗi người làm báo đều có chất văn"

(Sóng trẻ) - Tập ký sự nhân vật “Hào quang không lặng lẽ” phát hành gần đây đã để lại nhiều ấn tượng đậm nét trong lòng độc giả về cái tên Trần Ṇc Hà.

Tập ký sự nhân vật “Hào quang không lặng lẽ” phát hành gần đây đã để lại nhiều ấn tượng đậm nét trong lòng độc giả về cái tên Trần Ṇc Hà, tiếp nối thành công của nhiều tập thơ, truyện ngắn đã cho ra mắt trước đó. Kinh qua ǹi bút trên nhiều “mặt trận”, nhưng về danh xưng với công chúng – anh hài lòng hơn cả với hai từ: “nhà báo”.

Không muốn làm nhà chung cư

Xin chào nhà báo Trần Ṇc Hà. Bạn đọc biết đến anh không chỉ với tư cách là một nhà báo, mà còn là một nhà văn, nhà thơ. Anh có thể chia sẻ với bạn đọc về cảm xúc của mình khi cùng lúc cầm bút với nhiều danh xưng khác nhau?

Tôi đã từng phát biểu trên một tờ báo về quan điểm của mình đối với văn chương. Đó là một thánh đài thực sự thiêng liêng, và ở đó chỉ dung nạp những người thực tài. Tôi tìm đến với văn chương chỉ như một sự giãi bày tình cảm, cảm xúc. Vì thế, với văn học và giới văn nghệ sĩ thực tài, tôi chỉ là người nài cuộc.

Về chuyện danh xưng, bản thân tôi đã từng viết về những người làm nhiều “nhà” một lúc – nhà báo, nhà thơ, nhà văn, rồi vẽ tranh, sáng tác nhạc… là nhà “chung cư”. Thế nhưng tôi lại rất sợ phải rơi vào cái nhà chung cư đó, tôi thích mọi người ̣i tôi là nhà báo.
2312d8d66_tnh_01.jpg
TậpKý sự nhân vật gây nhiều tiếng vang của tác giả Trần Ṇc Hà.

Là người nài cuộc, nhưng các tác phẩm truyện ngắn và thơ của anh vẫn ít nhiều có chỗ đứng riêng trên văn đàn? Nếu như tiếp tục “dấn thân”, biết đâu danh xưng “nhà văn” lại gắn liền với tên tuổi của anh?

Nghề báo đối với tôi đã ăn sâu thành nghiệp, mà nghiệp thì sẽ theo mình trọn đời. Người ta có thể bỏ nghề, nhưng bỏ nghiệp thì khó lắm. Văn chương có thể quyến rũ mình ghê gớm, khi yêu thì cầm bút miệt mài viết, có khi viết chỉ để thỏa mãn chính mình, thậm chí viết xong rồi để đó. Vì như đã nói, cá nhân tôi chỉ xin là người đứng nài nhìn vào thôi.
231359533_tnh_02.jpg
“Nghềbáo với tôi đã ăn sâu thành nghiệp” – nhà báo Trần Ṇc Hà.

Liệu có bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay “trộn lẫn” hai mảng tư duy của báo chí và văn chương hay không, thưa anh?

Tôi đến với văn chương để giải bày và tìm đến những địa hạt mà báo chí không thể đề cập được. Báo chí thỏa mãn tư duy, văn chương thỏa mãn cảm xúc. Mà để dung hòa cả tư duy lẫn cảm xúc thì thể hiện trong thể loại Ký, Phóng sự, Tiểu phẩm… là các thể loại báo chí có mối giao thoa chặt chẽ với văn học.

Vậy điều đó cũng có nghĩa, nhiều “nhà” hội tụ trong một ǹi bút cũng là một lợi thế?

Tôi cho rằng bên trong mỗi người làm báo đều có chất văn. Một phần của tư duy báo chí là sự nhạy bén, nhưng cái chất văn tạo cho mình cảm xúc, hoặc cũng có thể ̣i là linh cảm mách bảo trực giác. Đó là yếu tố đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với những ai muốn khẳng định vị trí của mình trong nghề báo.

Cầm bút để trả nợ… chính mình

Là một nhà báo trẻ, nhưng anh đã sớm gặt hái được những thành công nhất định trong sự nghiệp của mình. Anh có thể chia sẻ với độc giả một kỷ niệm khó quên trong nghiệp viết báo của mình?

Một người làm báo nghiêm túc sẽ tự biết dấn thân, phải tự mình đi đến cùng một sự kiện, một cuộc đời con người nào đó. Quá trình sáng tạo tác phẩm có thể tính bằng đơn vị ngày, bằng tháng, nhưng cũng có thể tính bằng năm. Có những nhân vật ám ảnh mà nếu không viết về họ, mình sẽ cảm thấy mắc nợ với chữ nghĩa. Mà nếu chỉ viết như một sự trả nợ định kỳ của tòa soạn thì mình lại cảm thấy mắc nợ với nhân vật.

Có lần, tôi lên Cao Bằng, viết về chuyện tình của một cặp tình nhân đẹp như trong cổ tích. Chàng là con nghiện, còn nàng đã từng là gái mại dâm. Họ gặp nhau ở Trung tâm cai nghiện và phục hồi nhân phẩm. Bỏ lại quá khứ sau lưng, họ đã đến với nhau, sống một cuộc sống tuy đạm bạc mà hạnh phúc bên hồ Thang Hen ở Trà Lĩnh, Cao Bằng. Bài viết ra đời, lúc đó tôi mới vào nghề được đôi ba năm. Mãi về sau, khi có đồng nghiệp đến Cao Bằng công tác, tôi có giới thiệu “chuyện tình cổ tích” một thưở để họ tìm gặp và khai thác ở những ́c độ mới. Nhưng rồi tá hỏa khi đồng nghiệp báo tin, anh chồng đã nghiện lại, còn cô vợ bỏ đi biệt tăm, tan hoang cả rồi… Đó là cái nợ lớn nhất trong nghề mà tôi mắc phải - không sống trọn vẹn cùng với nhân vật.

Từng chia sẻ trên một diễn đàn sinh viên báo chí về vai trò của việc rèn luyện tư duy phản biện. Lý do gì khiến anh đặc biệt coi trọng vấn đề này đối với yêu cầu của một nhà báo tương lai?

Theo tôi, điều quan trọng đối với người làm báo, nhất là đối với các bạn trẻ là phải rèn luyện cho mình tư duy phản biện, hay nói cách khác là “nghi ngờ lành mạnh”. Có như vậy mới tìm ra được cái nhìn mới, ́c tiếp cận mới đối với vấn đề và phát hiện ra ́c khuất của sự kiện. Khi tiếp cận một vấn đề mới, hãy tự mình đặt ra những câu hỏi: “Tại sao nó thế này mà không phải thế kia?”.

Theo anh, điều khó khăn nhất đối với các bạn trẻ mới bước vào nghề là gì? Anh có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm của mình với các nhà báo tương lai, thưa anh?

Nghề làm báo là một trong những nghề nguy hiểm, con đường làm báo vốn nhiều chông gai, nhất là với những người đang bắt đầu bước đi trên con đường ấy. Cái khó đối với sinh viên Báo chí mới ra trường chính là thiếu những kiến thức chuyên môn hẹp và kiến thức pháp luật. Vì thế, khi mới vào nghề sẽ khó có những bài báo hay và sâu về một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ khi đi phỏng vấn vẫn còn rất lúng túng, do thiếu sự tự tin cùng kiến thức chuyên ngành. Đối với tôi, người làm báo cần phải luôn học hỏi mọi lúc, mọi nơi, học trên sách vở, học ở bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí học ở cả quán trà đá, lề đường.

Nhà báo Trần Ṇc Hà sinh năm 1978 tại Hương Thủy, Huế, là Thạc sỹ Báo chí, hiện nay anh đang là Phó trưởng ban kiêm TKTS báo Pháp luật Việt Nam Chủ nhật. Các tác phẩm đã xuất bản: Bão đêm (Tập phóng sự, Nxb Thanh niên), Tan chảy (thơ, Nxb Văn học), Hào quang không lặng lẽ (ký sự nhân vật, Nxb Văn hóa Thông tin); các cuốn sách viết chung: Triết gia lữ hành (Nxb Đại học Quốc gia HN), Tuyển tập các truyện ngắn hay 2009 (Nxb Văn học), Phận bướm đêm (tập truyện ngắn, Nxb Văn học)…

Ngô Mạnh Hà
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN